Mu Us (毛烏素沙漠) là một trong bốn sa mạc lớn ở Trung Quốc, với diện tích lên tới 42.200 km2. Trước kia, nơi này hoàn toàn không có cây cối và đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, với tầm nhìn của chính quyền địa phương, kể từ năm 1959 tới nay, người dân bắt đầu tiến hành trồng cây để hạn chế hậu quả khi những trận bão cát sa mạc tràn tới. Suốt hàng chục năm nỗ lực, diện tích phủ xanh cây cối đã mở rộng thêm 400 km về phía bắc.
Ngày nay, sa mạc Mu Us gần như biến mất khỏi bản đồ nhờ sự nỗ lực trồng cây của người dân. Khoảng 93 % diện tích đất bị sa mạc hóa đến nay đã phủ xanh.
Đây không phải là sa mạc duy nhất ở Trung Quốc được "xanh hóa". Trước đó, nước này từng biến sa mạc khô cằn Taklimakan trở thành cánh rừng rộng 890.000 ha. Được biết, đó là nỗ lực suốt hơn 3 thập kỷ khi người dân Aksu ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương trồng hơn 13 triệu cây phủ khắp sa mạc.
Theo hình ảnh từ vệ tinh, hơn 30 năm trước, sa mạc Taklimakan trông rất khác. Vào khoảng thập niêm 1980, thành phố Aksu không phải là nơi để sinh sống bởi nằm cạnh sa mạc khô cằn và nhiều cát nhất Trung Quốc. Thành phố bị cát bao phủ tới hơn 100 ngày trong một năm. Nơi đây gần như không có mưa, cùng với lượng kiềm cao trong đất khiến việc trồng cây trở nên khó khăn.
Từ thời điểm năm 1986, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra dự án trồng cây đầy tham vọng nhằm biến sa mạc thành rừng cây. Tất cả người dân đều hợp sức để biến điều không tưởng thành hiện thực.
Từ thời điểm năm 1986, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra dự án trồng cây đầy tham vọng nhằm biến sa mạc thành rừng cây. Tất cả người dân đều hợp sức để biến điều không tưởng thành hiện thực.
Trong giai đoạn từ 1986 đến 2018, ước tính khoảng 3,4 triệu người tham gia vào dự án, trồng tổng cộng hơn 13 triệu cây. Hiện thời gian cát bao phủ xuống thành phố giảm xuống trung bình 20 ngày/năm. Từ nơi có khí hậu khô nóng, giờ đây, thời tiết ở thành phố Aksu trở nên có lợi hơn. Thành phố cũng thu hút du khách nhờ nhiều sản vật địa phương như giống táo giòn ngọt, quả chà là và trái óc chó.
Huy Hoàng
Theo CGTN/ News