Có một câu chuyện thế này: Một người đàn ông từng đi săn đã nhặt được một chú chim nhỏ, và đưa chú chim nhỏ về nhà và cho đứa con trai của mình chơi, cậu con trai giữ chú chim nhỏ ở nhà nuôi chung với đàn gà con.
Từ từ, chú chim nhỏ lớn lên, và mọi người bất ngờ phát hiện ra chú chim nhỏ này hóa ra là một con đại bàng. Mặc dù con đại bàng này rất hòa thuận với lũ gà. Nhưng những người sống xung quanh luôn than phiền bị mất gà, và người ta nghi ngờ rằng con đại bàng của cậu đã ăn thịt gà của họ.
Nhiều người hàng xóm yêu cầu chủ nhân giết đại bàng, cậu bé miễn cưỡng nhưng trước sức ép của mọi người, cuối cùng cậu quyết định thả con đại bàng.
Thế nhưng, bất kể cậu đặt nó ở đâu, nó vẫn luôn có thể quay trở lại làng. Một người lớn tuổi trong làng mách với cậu rằng, hãy đưa đại bàng đến mép một vách đá rồi thả nó xuống.
Nghe vậy, cậu liền làm theo. Lúc đến đỉnh núi, cậu bé đứng bên mép đã ném đại bàng xuống, lúc đầu con đại bàng giống như một tảng đá rơi khỏi vách đá, nó rơi thẳng xuống. Tuy nhiên, khi thấy sắp chạm đến đáy vách đá, đại bàng đột nhiên sải cánh thần kỳ bay lên, và nó bay ngày càng cao. Bay ngày càng xa, và không bao giờ trở lại.
Thật ra bản chất của đại bàng là có cánh. Nó có thể bay rất cao và xa, nhưng sống trong thế giới của một bầy gà, nó đã bị đồng hóa. Không được huấn luyện, nhưng lại thèm cái chuồng gà ấm áp và tiện nghi, dần dà, đại bàng mất dũng khí và sự tự tin để bay lên trời xanh.
Nếu không ai ném nó khỏi vách đá, nó sẽ không bao giờ có thể bay lên trời và tìm thấy thế giới của riêng mình.
Trong cuộc sống, chúng ta người thường miễn cưỡng từ bỏ những gì mình đang có, và miễn cưỡng từ bỏ cuộc sống thoải mái và ổn định. Tuy nhiên, nếu một người khi có một áp lực từ bên ngoài nào đó, và khi họ dám đối diện với áp lực để bứt phá thì cuối cùng sẽ tìm được thành công và hạnh phúc thật sự.
Có một nhà soạn nhạc là George Gershwin ở Hoa Kỳ. Ông chưa từng viết một bản nhạc giao hưởng nào, nhưng vào thời điểm đó Skander là một nhạc trưởng nổi tiếng của Dàn nhạc Jazz Hoa Kỳ rất trân trọng tài năng của Gershwin.
Skander đã mời Gershwin viết bản giao hưởng cho dàn nhạc giao hưởng, nhưng Gershwin ngoan cố tuyên bố rằng ông không biết gì về giao hưởng và không chịu nhận lời mời.
Tuy nhiên, Skander đã thông báo cho ông biết, đã đăng một quảng cáo trên báo, nói rằng trong hai mươi ngày tới, bản giao hưởng “Rhapsody in Blue” của Gershwin sẽ được tổ chức tại phòng hòa nhạc. Gershwin đã rất sốc khi nhìn thấy quảng cáo, và hỏi người soát vé thì được biết số lượng vé bán ra đã nhiều.
Cuối cùng Gershwin không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhốt mình trong nhà, và mất hai tuần để hoàn thành công việc. Ai dè buổi biểu diễn đầu tiên đã thành công tốt đẹp. Danh tiếng của Gershwin nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ.
Trong cuộc sống, có những thời điểm chúng ta thực sự cần có lực ép để bứt phá. Sức ép từ người khác có thể làm cho chúng ta dồn động lực, và tập trung tối đa cho công việc mình đang làm, cuối cùng kết quả sẽ tốt đẹp.
Hãy có suy nghĩ tích cực rằng áp lực được tạo ra để tôi luyện ý chí vững vàng, là thử thách xem khả năng chúng ta giải quyết nó ra sao. Bạn đừng sợ hãi khi công việc, thời gian, ý tưởng, nhiệm vụ dồn lên cùng một lúc.
Trên thực tế những người thành công nổi tiếng đều đã từng chịu những áp lực lớn hơn gấp nhiều lần áp lực chúng ta đang phải gánh. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây là một tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 4,5 tỷ USD.
Thế nhưng bạn sẽ phải há miệng ngạc nhiên rằng cũng chính Donald Trump từng được ghi tên vào sách kỷ lục Guiness rằng là con nợ khủng nhất lịch sử tài chính với số nợ 1 tỷ USD.
Hay như Henry Ford – nhà sáng lập ra hãng ô tô thành công nhất nhì thời đại. Ông là một minh chứng cho việc thất bại nhiều lần và phải chịu những áp lực từ việc phá sản liên tục ở những năm 1899, 1901.
Đam mê về ô tô đã dẫn dắt và thôi thúc Henry Ford đạt tới đỉnh cao của thành công trong cuộc cách mạng ngành công nghiệp ô tô. Và còn rất nhiều tấm gương khác chúng ta cần học tập về cách họ lấy áp lực làm động lực để thành công.
Theo: Vandieuhay