Monday, April 22, 2024

VÌ SAO TIỀN TÀI KHÔNG THEO NGƯỜI MÀ CHỈ ĐẾN THEO PHÚC BÁO?

Hạnh phúc của một người, giống như việc gửi tiết kiệm trong ngân hàng, nếu như chỉ rút mà không gửi, thì cũng sẽ có lúc hết sạch…


Nói đến chữ ‘Phúc’ 福, theo thuyết văn giải tự: ‘Phúc, hựu dã’, chữ Phúc có nghĩa là: được Thần phù hộ, Thần giúp.

Chữ Phúc gồm: bộ kỳ礻, nghĩa là Thần đất, bày tỏ tế Thần; chữ Nhất 一 biểu thị Dương, Trời; chữ Khẩu 口 biểu thị nhân khẩu, người; chữ điền 田 biểu thị ruộng đất, đất đai.

Bởi vậy, ‘Phúc’ nghĩa là được Thần, Trời phù hộ cho có người, có tài sản đất đai. Do đó người có Phúc khí là người luôn gặp may mắn về tài sản và con người.

Người ta hay nói có phúc khí, có phúc tướng, đều là may mắn, là đặc biệt vui mừng.

Như vậy, rốt cuộc phải sống như thế nào mới có phúc khí?

Ở đây, giống như việc so sánh với một cái cốc đựng nước. Người mà bụng dạ hẹp hòi, thì vĩnh viễn không có phúc khí, phúc báo, bởi vì họ chỉ giống như cái cốc nhỏ, chứa được một chút nước mà thôi.

Nói đến phúc báo, nếu đến quá nhanh, thì đi cũng rất nhanh. Bởi vậy, tiền tài không cần đến quá nhanh, không cần đến quá nhiều, cũng không cần quá dễ dàng.

Nếu như quá nhanh, quá nhiều rồi, người ta sẽ dễ trở nên đắc ý. Tiền nhiều rồi, thì dẫn đến xem nhẹ đồng tiền mà vung tay quá trán. Phúc báo một khi đã lãng phí mất rồi, thì việc bạn tiếp tục kiếm tiền sẽ gặp phải nhiều khó nạn.

Có rất nhiều người cho rằng, tiền là tự bản thân kiếm ra. Kỳ thực, 3 phần là nỗ lực, 7 phần do phúc báo mà có. Bạn có phúc báo, thì làm gì đều kiếm được tiền. Cũng có một số người, rất nỗ lực, nhưng lại chỉ có một chút tiền, là bởi phúc báo của họ không có.

Cổ nhân vẫn nói, tiền có đến 8 chân, mà người chỉ có 2 chân. Tiền có thể đến từ bốn phương tám hướng đông, tây, nam, bắc, cho nên nói tiền có 8 chân. Con người chỉ có 2 chân, bởi vậy nếu cứ mãi truy cầu tiền, thì khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Khi bạn có phúc báo, thì tiền tự tìm đến bạn, đó mới là điều tự nhiên nhất.

Đến khi có tiền rồi, cần nghĩ đến lúc không có tiền. Người có đức lớn luôn biết trân quý phúc báo; đã qua tay bạn, hay mất đi từ đó, đều là phúc báo của bạn. Vậy nên bao gồm từ việc nhỏ hàng ngày: dùng điện, dùng nước, ăn uống chi tiêu… họ đều đặc biệt biết trân quý và tiết kiệm.

Có nhiều người kinh tế tốt rồi, thì bắt đầu lãng phí đồ vật, hơn nữa lãng phí rất thường xuyên. Họ không biết rằng, họ chính là đang lãng phí phúc báo của mình. Cổ ngữ có câu:

"Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng?".

Con người khi kiếm tiền, thông thường sẽ mê muội, đều cảm thấy dựa vào khả năng của bản thân mình là được rồi. Điều này khiến họ trở nên kiêu ngạo, và cũng dễ dàng đánh mất đi phúc báo.

Mọi người đều mong muốn đạt được điều cao quý, viên mãn nhất. Nhưng giống như một cái cây, bắt đầu từ từ lớn lên, tách khỏi hình dáng của cái hạt ban đầu, diện mạo càng ngày càng khác, nhưng cuối cùng họ lại dần dần trở về cát bụi; lại giống như cái cây kia: trổ hạt rồi vẫn thuộc về đất cát.


Một triều đại cũng giống như vậy, đời người càng không ngoại lệ.

Thời điểm tuổi trẻ của một người khi đạt đến đỉnh cao phong độ nhất, thì cũng bắt đầu sắp sửa già đi.

Bao khổ nạn tại thế gian này, đều là khổ vì truy cầu những danh, những lợi và những tình. Có người ngay lập tức phát tài, thì lại ngay tức khắc phá sản. Truy cầu cả một đời, mệt mỏi, khổ đau… cuối cùng khi nhắm mắt xuôi tay nào có mang theo được thứ gì.

Đại sư Lý Thúc Đồng trước khi xuất gia, ông là một nhạc gia nổi tiếng, đồng thời là một người rất giỏi về thơ văn, từ phú, là một tay thư pháp có hạng, còn là chuyên gia giáo dục trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình. Ông từng nói, ông làm việc không sợ gặp thất bại, bởi thất bại mới biết được bản thân có nghiệp chướng. Vậy nên cả đời của đại sư, đều sống rất giản dị.

Phúc báo là tích lũy mà đến, tích thiện thì ắt sẽ tích phúc, tích ác tất gặp nạn. Người sống vì lẽ thiện, phúc sẽ đến trong tương lai, họa ngày càng rời xa; người vì ác, phúc chưa đến họa đã lại gần.

An Nhiên / Theo: ĐKN