Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi.
Nhớ mang máng ngày xưa có lần được nghe thầy giảng Bồ đào mĩ tửu. Nghe như vịt nghe sấm. Chữ thầy trả thầy. Hôm nay xin vô phép hỏi thầy:
- Thưa thầy, rượu Bồ đào của Vương Hàn mặt mũi, mùi vị ra sao ạ?
Từ điển Génibrel, Gustave Hue, dịch bồ đào sang tiếng Pháp là vigne (cây nho), raisin (quả nho). Bồ đào tửu là vin (vanh, được Việt hoá thành rượu vang, còn được gọi là rượu nho hay rượu chát).
Tự vị Huỳnh Tịnh Của, tự điển Thiều Chửu, từ điển Đào Duy Anh cũng định nghĩa bồ đào là dây nho, trái nho.
Lương Châu từ được Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt:
Rượu nho kèo chén lưu li
Uống thì trên ngựa tiếng tì dục sôi
Say nằm bãi cát chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai đã về (1).
Hai câu thơ đầu được Nguyễn Hiến Lê dịch là:
Rượu bồ rót chén dạ quang
Trên yên, sắp uống, nghe vang đờn tì
(Nguyễn Hiến Lê chú thích rượu bồ đào là rượu nho, chỉ Tây vực mới có) (2).
Trần Quang Trân dịch là:
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly,
Toan nhắp, tỳ bà đã giục đi
(Trần Quang Trân cũng giải nghĩa bồ đào là rượu nho) (3).
Cả ba nhà nghiên cứu thơ Đường đều nói rằng bồ đào của Vương Hàn là rượu nho.
Tất cả các từ điển, các vị thâm nho đều nói bồ đào là rượu nho. Hiếm khi có sự đồng ý một trăm phần trăm như vậy.
Bồ đào mĩ tửu dứt khoát là rượu nho ngon tuyệt vời, hết xảy!
Mời các bạn cứ tiếp tục thoải mái cụng li, nâng chén. Thắc mắc vớ vẩn là chuyện của người khác.
***
Trước kia chỉ được nghe loáng thoáng tên bồ đào nên cứ đinh ninh là rượu đào, rượu làm bằng đào hay được ngâm đào. Bây giờ đọc sách, tra từ điển mới thấy được hai điều:
- Chữ đào của rượu bồ đào viết khác chữ đào là quả đào.
- Bồ đào viết giống tên nước Bồ Đào Nha. Trùng hợp này chỉ là ngẫu nhiên hay có lí do?
Ai cũng nói Bồ đào là rượu nho, cây nho, quả nho. Tại sao không chịu khó thử đi xem mặt mũi, gốc gác cây nho, quả nho. May ra tìm được một hai điều hay ho?
Ngành khảo cổ học cho biết cây nho có mặt trên trái đất từ thời khai thiên lập địa, cách ngày nay khoảng 25 triệu năm. Họ hàng nhà nho rất đông. Mọc hoang khắp nơi.
Có nhiều bằng chứng chắc chắn là con người sống tại nhiều khu vực khác nhau đã biết trồng nho để ăn quả từ thời thượng cổ (6000-3000 năm trước Công nguyên).
Không biết ai là tổ sư của nghề làm rượu nho. Sách vở chỉ nói rằng tổ tiên loài người đã từng có cái thú... say rượu!
Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa kể rằng "Nô-Ê khởi cày đất và trồng nho. Người uống rượu say, rồi loã thể ở giữa trại mình".
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười (Tản Đà, Lại say)
Say trần truồng cũng chả sao. Chả sợ ai cười.
Người Ai Cập biết làm rượu nho sớm nhất, khoảng 4500 năm trước Công nguyên. Họ truyền dạy cho các nước chư hầu, dân nô lệ xung quanh. Sau đế quốc Ai Cập, đế quốc La Mã tiếp tục khuếch trương nghề trồng nho, làm rượu ra khắp châu Âu.
Thế kỉ 16, các nước phương Tây nằm bên bờ biển Đại Tây Dương như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan v.v. thi nhau dùng tàu thuyền đi tìm thị trường buôn bán. Họ đến được Ấn Độ, Trung quốc... Những vùng đất mới xa xôi này thu hút sự chú ý của giáo hội La Mã. Giáo hội bèn sai các giáo sĩ đi theo tàu buôn, đi "khai hoá" các dân tộc "man rợ". Tiếp theo con buôn, giáo sĩ là lính tráng. Dưới chiêu bài để bảo vệ quyền lợi của thương gia, giáo sĩ, nhiều nước mang quân đội đi chiếm thuộc địa.
Lái buôn Bồ Đào Nha là những người phương Tây vượt biển đến Á Đông sớm nhất.
Năm 1516, Fernand Perez đến Đàng Trong nước ta, Rafael Perestrello đến Quảng Đông. Năm 1535, các thương gia Bồ Đào Nha đã thuê được Ma Cao (Áo Môn) làm cửa biển thông thương. Năm 1540, họ lập được quan hệ thương mại với Đàng Trong.
Năm 1581, giáo sĩ dòng Tên người Ý Mathieu Ricci đi theo tàu của thương gia Bồ Đào Nha đến Ma Cao. Sứ mạng đi rao giảng Kinh Thánh bắt đầu...
Kinh Thánh kể lại bữa ăn cuối cùng của Đức chúa Jêsus và mười hai sứ đồ :
"Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ (...)
Khi đương ăn, Đức chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng : Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng : Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta".
Cuối bữa ăn, Đức chúa Jêsus cho các sứ đồ ăn bánh (tượng trưng thân thể Chúa), uống (nước) trái nho (tượng trưng máu Chúa). Điều này luôn luôn được nhà thờ Thiên Chúa giáo nhắc nhở. Cuối mỗi buổi lễ, đức cha làm lễ tạ ơn, ăn bánh và uống rượu nho, rồi cho các tín đồ ăn bánh thánh (ít khi cho uống rượu).
Nghi lễ của nhà thờ phải có bánh thánh và rượu nho (nhiều nơi dùng rượu đỏ).
Đi rao giảng Kinh Thánh cho dân chúng địa phương, các giáo sĩ bắt buộc phải dịch Kinh Thánh sang tiếng địa phương. Từ nào tiếng địa phương không có thì phải sáng tạo ra từ mới.
Chẳng hạn như trường hợp của từ... bồ đào và nho!
Chẳng hạn như trường hợp của từ... bồ đào và nho!
***
Bồ đào của Tàu
Nước Portugal (Bồ Đào Nha) nằm về phía tây châu Âu, thủ đô ngày nay là Lisboa. Thành phố lớn thứ nhì của Portugal là Porto (Porto nghĩa là hải cảng).
Ngày xưa, đế quốc La Mã đã sớm nhận ra được vị trí quan trọng của một vùng đất có cửa sông đổ ra biển Đại Tây Dương. Rất thuận tiện cho tàu bè qua lại. Tại đây, năm 138, người La Mã khởi công xây dựng thành phố Portus Calle, buôn bán sầm uất.
Nước Portugal (Bồ Đào Nha) nằm về phía tây châu Âu, thủ đô ngày nay là Lisboa. Thành phố lớn thứ nhì của Portugal là Porto (Porto nghĩa là hải cảng).
Ngày xưa, đế quốc La Mã đã sớm nhận ra được vị trí quan trọng của một vùng đất có cửa sông đổ ra biển Đại Tây Dương. Rất thuận tiện cho tàu bè qua lại. Tại đây, năm 138, người La Mã khởi công xây dựng thành phố Portus Calle, buôn bán sầm uất.
Tên Portus Calle về sau được dùng để đặt tên nước Portugal. Portus trở thành thủ đô Porto.
Thành phố Porto và các vùng phụ cận, từ xưa đến nay,nổi tiếng nhờ... làm rượu nho.
Năm 1761, rượu nho làm tại Porto được phép gọi là rượu Porto. Lần đầu tiên trên thế giới, một sản phẩm được phép mang tên nơi sản xuất. Thương hiệu Rượu Porto có trước Rượu Champagne, Rượu Bordeaux v.v...
Trở lại thời thương gia Bồ Đào Nha và các giáo sĩ đến Ma Cao...
Rao giảng Kinh Thánh cần phải có... rượu nho. Nếu được rượu nho màu đỏ thì càng tốt vì đúng màu máu Chúa!
Thế kỉ 16, rượu làm tại Porto, đã được lái buôn người Bồ Đào Nha mang vào nước Tàu, đã được các nhà truyền giáo dùng trong các buổi lễ của nhà thờ.
Người Trung quốc có thể mua rượu nho ngoài phố. Giáo dân biết rượu nho qua bài giảng Kinh Thánh. Nhiều người được thấy rượu nho trong nhà thờ.
Người Trung quốc gọi rượu nho là rượu Porto hay rượu của Portugal.
Porto, Portugal được ghi âm và được đọc theo âm Hán Việt là Bồ đào, Bồ Đào Nha.
Hai cặp Bồ Đào, tên rượu nho và tên nước, viết giống nhau vì cùng từ một gốc (porto, portu) mà ra. Không phải ngẫu nhiên mà Bồ đào (rượu nho, quả nho) viết giống Bồ Đào Nha.
***
Nhưng...
- Nói rằng Bồ Đào là Porto, Portugal... là sai bét nhè!
Ai có say xỉn, ngất ngư không xem trời đất ra cái thá gì, cũng phải công nhận là... thời Vương Hàn (687-726) nước Tàu đã có bồ đào mĩ tửu rồi. Nghĩa là nước Tàu đã có rượu nho từ 8, 9 thế kỉ trước khi người Bồ Đào Nha đến buôn bán, lập thương điếm tại Ma Cao!
Lưu Linh tái thế cũng cứng họng, chịu thua. Ăn làm sao uống làm sao đây?
- Trời đánh còn tránh... cụng li. Cứ uống. Mặc cho đất trời ngả nghiêng. Hạ hồi sẽ biết ai tỉnh, ai... sai?
Đúng hay sai, xin nhờ một người sống cùng thời với Vương Hàn là bác Đỗ Phủ (712-770) phân xử giùm.
Đỗ Phủ sống rất vất vả vì phải chạy loạn An Lộc Sơn. Nay đây mai đó. Đỗ Phủ được chứng kiến nhiều thay đổi, xáo trộn của xã hội.
Bài Tẩy binh mã (Rửa khí giới) của Đỗ Phủ có câu:
Kinh sư giai kỵ hãn huyết mã,
Hồi Ngột ổi nhục Bồ Đào cung.
Nghĩa là:
Nơi Kinh sư toàn dùng giống ngựa "mồ hôi máu",
Quân Hồi Ngột no thịt ở cung Bồ Đào.
- Ngựa "mồ hôi máu" là giống ngựa hay ở phương Bắc, khi chạy đường trường, mồ hôi đổ ra đỏ như máu.
- Hồi Ngột là tên một dân tộc ở phương Bắc, sang giúp nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn.
Hai câu thơ trên được N. T. dịch là:
Hồi Ngột đưa thêm quân trợ thuận
Kinh sư đều cưỡi ngựa truy phong (4).
Thơ dịch thiếu, không có cung Bồ Đào. Ổi (bộ Hoả) nghĩa là nướng (Thiều Chửu). Ổi nhục nên dịch là nướng thịt, đúng hơn là no thịt.
Tẩy binh mã của Đỗ Phủ gián tiếp giúp chúng ta hiểu được câu thơ của Vương Hàn:
Bồ Đào mĩ tửu dạ quang bôi nghĩa là Tại cung Bồ Đào, uống rượu ngon bằng chén dạ quang.
Cung Bồ Đào ở Trường An, thời bình là nơi khách dừng ngựa, vào uống rượu nghe đàn hát (thơ Vương Hàn), thời loạn bị quân Hồi Ngột chiếm đóng, biến thành "cung ẩm thực", ăn uống xô bồ (thơ Đỗ Phủ).
Bồ Đào của Vương Hàn là tên một cung đời Đường, không phải là rượu nho của Bồ Đào Nha. Đời Đường, Trung Quốc chưa có thứ rượu này. Ngẫu nhiên tên cung đồng âm với tên rượu.
Lý Bạch (701-762), bạn của Đỗ Phủ, cũng có hai câu thơ tương tự như thơ Vương Hàn:
Lan Lăng mĩ tửu uất kim hương
Ngọc uyển thinh lai hổ phách quang (Khách trung tác)
Nghĩa là:
Lan Lăng là một địa danh. Lan Lăng mĩ tửu không phải là rượu Lan Lăng ngon.
Bạch Cư Dị (772-846) có câu:
Bất tuý Tầm Dương tửu
Yên ba sầu sát nhân
Tản Đà dịch:
Tầm Dương là một địa danh. Nơi ông Tư mã Giang Châu Bạch Cư Dị sau khi được nghe một cô lái đò đàn hát, đã sáng tác bài Tì bà hành nổi tiếng.
Nói tóm lại:
- Các từ điển (từ thế kỉ 16 trở về sau) định nghĩa bồ đào là rượu nho là đúng.
- Ba dịch giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Hiến Lê, Trần Quang Trân đã dịch sai thơ của Vương Hàn. Ba ông nhầm cung Bồ Đào thành rượu bồ đào, rượu nho.
Bồ Đào mĩ tửu! Rượu vào lời ra. Chữ say liền với chữ sai một vần.
***
Quả nho của ta
Tên nho (quả nho, rượu nho) của tiếng Việt không có liên hệ ngữ âm với bồ đào. Chỉ vì quả nho được dùng làm rượu bồ đào, nên dịch bồ đào là nho ... cho tiện.
Tên nho có nguồn gốc khác bồ đào.
Đầu thế kỉ 17 Cristophoro Borri, người Ý, đã sống một thời gian tại Xứ Đàng Trong. Ông ghi chép được nhiều điều mắt thấy tai nghe về phong tục và đời sống của dân ta (7).
Borri cho biết là năm 1621 Đàng Trong không có nho. Dân ta chỉ uống thứ rượu làm từ gạo. Dân ta không biết rượu nho là gì.
Phải chờ 30 năm sau, Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) mới có blái (trái) nho và nước blái (trái) nho.
Tuy rằng từ điển Alexandre de Rhodes có nho nhưng thực tế thì chưa chắc là năm 1651 nước ta đã có nho, có rượu nho.
- Nói gì kì cục vậy?
Dám nói như vậy, vì... Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo...
Trái nho được Kinh Thánh viết bằng tiếng Pháp chép là fruit de la vigne (trái của cây nho).
Cây nho, tiếng Pháp là vigne. Trái nho là raisin. Nước trái nho là vin (rượu vang). Raisin, vigne hay vin không giải thích được nguồn gốc của từ nho.
Từ điển Alexandre de Rhodes dùng tiếng Việt, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La Tinh.
Cây nho tiếng Bồ Đào Nha là vinha (vi-nha). Rượu nho là vinho (vi-nhu). Âm nha, âm nhu đã được Việt hoá thành nho. (Tương tự, nước Tây Ban Nha có khi là Y Pha Nho, đạo Nho có người gọi là đạo Nhu).
Tên nho cho thấy sự đóng góp của các giáo sĩ người Bồ Đào Nha vào việc sáng tạo chữ quốc ngữ mà mục đích ban đầu là để truyền bá đạo Thiên Chúa. Trái nho chứng tỏ Alexandre de Rhodes đã từng sống tại Đàng Trong trước khi ra Đàng Ngoài.
Vì nhu cầu giảng đạo, truyền bá Kinh Thánh, các giáo sĩ đã sáng tạo nhiều từ mới cho tiếng Việt. Trái nho và nước trái nho (rượu nho) là một thí dụ.
Rất có thể các giáo dân người Việt, sống vào nửa đầu thế kỉ 17 chỉ biết tên chứ chưa được thấy mặt quả nho của Âu châu.
Bằng chứng đâu?
- Báo cáo của Phòng Nông Nghiệp và Kĩ Nghệ Nam Kì cho biết: Năm 1878, Nam Kì chỉ có một loại nho dại, mọc hoang rất nhiều, quả chua. Người Pháp có mang một giống từ Pháp sang trồng, một năm thu hoạch được 3 lần!(8).
Nho trồng tại Pháp, mỗi năm chỉ thu hoạch một lần. Trồng tại Nam Kì thu hoạch 3 lần. Mùi vị ra sao? Bản báo cáo không cho biết.
- Bác sĩ Hocquard kể rằng năm 1884 ông tới thăm linh mục Girod tại địa phận truyền giáo Nam Định. Thời đó, Bắc kì không có rượu nho. Nho thì chỉ có nho mọc hoang, quả chua, mùi vị không ra gì. Hàng năm, có người gửi rượu vang từ Hồng Kông sang để linh mục dùng làm rượu lễ (vin de messe). Tại Kẻ Sở, giám mục Puginier có cho trồng thử lúa mì và nho mang giống từ Âu châu sang. Lúa mì mọc khá tốt nhưng nho thì chỉ cho ra toàn quả tồi (9).
Có thể nói rằng trước kia nước ta chỉ có nho dại, mọc hoang. Năm 1878, người Pháp mang một giống nho ăn quả sang trồng thử tại Nam kì. Năm 1884, giám mục Puginier cũng trồng thử nho tại Nam Định nhưng không thành công.
Đi hành quân, bình định Bắc kì, nhiều sĩ quan Pháp vẫn giữ thói quen uống rượu vang, ăn đồ hộp gửi từ Pháp sang.
***
Rượu bồ của ta
Tửu đồ nước ta quen ca tụng (sai) rượu bồ đào của Vương Hàn, ít người biết rằng ta cũng có rượu bồ.
Thơ văn xưa của Sài Gòn Gia Định có bài Mắc cúm từ của Hai Đức, trong đó có câu:
Trương Vĩnh Ký chú thích bồ tửu là rượu ngâm thạch xuyên bồ (Huỳnh Tịnh Của, Génibrel gọi là thạch xương bồ), một loại cỏ thơm, dược thảo (10).
***
Ngày nay, các nước trên thế giới trồng khoảng năm mươi giống nho để ăn và làm rượu. Trong số này có vài giống nổi tiếng như chardonnay, pinot, cabernet sauvignon, merlot v.v.. Rượu nho của châu Âu, châu Mĩ, châu Úc bày bán khắp nơi. Trắng, vàng, hồng, đỏ. Khách phân vân tự hỏi trong cả trăm thứ bồ đào, bồ Úc, bồ Tây, bồ Mĩ, bồ nào hấp dẫn hơn bồ nào?
Phải cho mân mê, ngửi, nếm, mới biết được.
Phải cho mân mê, ngửi, nếm, mới biết được.
Nguyễn Dư
(Lyon, 6/2017)
(1)- Trần Trọng Kim, Đường thi, Văn Hoá Thông Tin, 1955, tr. 413.
(2)- Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, t. 2, Nguyễn Hiến Lê, 1955, tr. 208.
(3)- Thơ Đường, tập 1, Văn Hoá, 1987, tr. 128.
(4), (5), (6)- Thơ Đường, tập 2, Văn Hoá, 1987, tr.176, 75, 277-278.
(7)- Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Tổng Hợp TPHCM, 2014, tr. 62.
(8)- Cochinchine française en 1878, Challamel, 1878, tr. 122.
(9)- Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr.316, 358.
(10)- Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ biên, Sài Gòn Gia Định xưa qua thơ văn, nxb TPHCM, 1987, tr. 394.
(2)- Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, t. 2, Nguyễn Hiến Lê, 1955, tr. 208.
(3)- Thơ Đường, tập 1, Văn Hoá, 1987, tr. 128.
(4), (5), (6)- Thơ Đường, tập 2, Văn Hoá, 1987, tr.176, 75, 277-278.
(7)- Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Tổng Hợp TPHCM, 2014, tr. 62.
(8)- Cochinchine française en 1878, Challamel, 1878, tr. 122.
(9)- Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr.316, 358.
(10)- Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ biên, Sài Gòn Gia Định xưa qua thơ văn, nxb TPHCM, 1987, tr. 394.