Cây vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.
Loài cây đặc biệt này có tên là cây Vẹt đen. Không chỉ có khả năng kỳ lạ bậc nhất thế giới và Việt Nam bởi có thể “sinh con”, loài cây này còn được biết đến với công dụng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh lý hay có giá trị đáng kể trong sản xuất, kinh doanh.
Cây vẹt (vẹt dù, vẹt rễ lồi), với dạng phổ biến nhất là vẹt đen, tên khoa học là Bruguiera sexangula, là một dạng cây bụi ngập mặn được tìm thấy nhiều ở những nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều hoặc vùng đất phù sa đang bồi tụ. Ở Việt Nam, vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.
Loài cây đặc biệt này có khả năng kỳ lạ bậc nhất thế giới và Việt Nam bởi có thể “sinh con”.
Vẹt đen là cây thân gỗ có rễ thở hình trụ nón khá phát triển, cao 30 - 25m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt. Cây có lá dài bầu dục, dai, hoa màu vàng mọc đơn độc, quả có các lá đài cong, gốc hình chuông. Vẹt đen thường ra hoa tầm tháng 3-4, có quả tháng 5-6, có khi ra hoa và quả gần như quanh năm. Loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh.
Điều khiến vẹt đen trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng “sinh con” thần kỳ của mình. Về cơ bản, giống như các loài cây cỏ thực vật khác, cây vẹt đen cũng sinh sản, duy trì nòi giống bằng cách ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống. Tuy nhiên, trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ, rơi xuống đất, từ trong lòng đất tự hấp thụ chất dinh dưỡng và bén rễ, nảy mầm thành cây con thì hạt giống của cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân của cây mẹ.
Vẹt đen sinh trưởng và phát triển nhanh ở vùng đất phù sa đang bồi tụ, khu rừng ngập mặn,đâm chồi mạnh, có khi ra hoa, quả quanh năm.
Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, phát triển đến một mức độ nhất định và có khả năng tự sinh sống độc lập thì lúc này vẹt đen con mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân. Nói cách khác, cách “sinh con” và “nuôi con” kỳ lạ này của cây vẹt đen cũng tương tự như hiện tượng sinh sản của các loài động vật: sau khi mang thai, sinh con, những “bà mẹ” sẽ nuôi nấng, chăm sóc những đứa con của mình cho đến khi chúng “đủ lông đủ cánh”, đủ khả năng sinh sống độc lập mới để chúng rời đi.
Cách “sinh con” và “nuôi con” kỳ lạ này của cây vẹt đen cũng tương tự như hiện tượng sinh sản của các loài động vật.
Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp ở các loài thực vật trên thế giới và ở Việt Nam, và cây vẹt đen hiện nay là loài cây duy nhất có khả năng kỳ lạ đến vậy. Sở dĩ cây có đặc tính này cũng là để thích nghi với môi trường sinh sống ở vùng ngập mặn, nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ và phát triển.
Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, phát triển đếnmức độcó khả năng tự sinh sống độc lập thì lúc này vẹt đen con mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân.
Vẹt đen cũng là cây gỗ có giá trị kinh tế cao, gỗ vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ…
Người ta còn trồng vẹt đen lấy gỗ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Có những gia đình mua cành vẹt đen về trồng làm cảnh trong vườn nhưng cây khó sống vì đòi hỏi môi trường ngập mặn.Khi cây vẹt trưởng thành, vẹt đẹcũng là cây gỗ có giá trị kinh tế cao, gỗ vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ,…
Ngọc Quỳnh / Theo: Khám phá