Tào tháo (155 – 220) tự Mạnh Đức, ông là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Hình ảnh của ông thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá và vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa hay Tào Tháo thánh nhân đê tiện, nhưng không thể phủ nhận tài năng của con người này.
Cho đến ngày nay, những lời nói của Tào Tháo được ghi chép lại, có những câu nói thô lỗ, nhưng cũng có những câu nói rất thâm thuý, cho thấy một con người tuy đa nghi nhưng tài năng lỗi lạc, những câu nói ấy, vẫn còn giá trị đến ngày nay khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Điển hình với câu nói “Thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ đừng để người trong thiên hạ phụ ta” – Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của Tào tháo trong Tam quốc diễn nghĩa, và cũng có thể nói rằng đây là triết lý sống của Tào Tháo. Chính sự đa nghi của bản thân khiến ông không thể tin vào ai khác ngoài chính mình.
Với Tào Tháo, bất cứ ai bên cạnh cũng có thể trở mặt, quay lưng với mình, nên con người này chọn cách sống ngờ vực và luôn nắm thế chủ động chứ không bao giờ để bản thân bị đâm sau lưng.
Với tính đa nghi của mình, Tào Tháo đã từng hỏi Tư Mã Ý một câu hỏi thâm thuý, đâm trúng vào tim đen khiến Tư Mã Ý sợ hãi, lúng túng không biết trả lời ra sao.
Cụ thể Tào Tháo hỏi, ngươi hãy nói đi: “Tại sao chân con người lại trắng hơn tay và mặt”?.
Khi Tào Tháo hỏi câu này, Tư Mã Ý lúng túng không biết, chỉ nói “tại hạ không biết”,
Tháo đáp lời: “Bởi vì nó được che đậy”
Tư Mã Ý nghe xong tái người hoảng hốt, chỉ biết bò người xuống đất dùng tay phủi sạch cát bụi trên đường cho Tào Tháo đi lên xe ngựa. Có lẽ câu hỏi và câu trả lời của Tào Tháo đã đánh trúng vào dã tâm của mà Tư Mã Ý đang nung nấu bấy lâu.
Tại sao Tào Tháo lại hỏi như vậy?. Bởi vì lòng bàn chân của ai cũng lõm vào và có thể giấu diễm được cái gì đó, ý Tào Tháo muốn nói ở đời cái mà ta nhìn thấy chưa hẳn là đã rõ hết ruột gan. Tháo đang ám chỉ Tư Mã Ý có dã tâm và tham vọng riêng, Tào Tháo nói ra để Tư Mã Ý hiểu rằng tuy ông đa nghi nhưng sự nghi ngờ của ông đều có căn cứ và không thừa.
Tư Mã Ý từng khiến cả đời Tào Tháo vừa kính trọng vừa đề phòng. (Ảnh internet)
Ai cũng đều biết chân trắng hơn mặt và tay đơn giản bởi vì bàn chân thường xuyên đi giày, dép, hiếm khi nào phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bàn chân lõm vào nên cũng không phải bộ phận tiếp xúc nhiều với mặt sàn, mặt đất khi chúng ta đi chân đất.
Tuy nhiên sở dĩ Tào Tháo hỏi như vậy, dụng ý của Tào Tháo là muốn cảnh cáo lòng trung thành của Tư Mã ý. Ý Tào Tháo rằng Tư Mã Ý quy phục ông, sống bên cạnh ông có vị trí không khác gì “bàn chân” cả và Tào Tháo chính là đôi giày cho bàn chân ấy xỏ vào.
Nếu Tào Tháo tước bỏ đi đôi giày, Tư Mã Ý cũng trở về con số 0. Đây là hành động răn đe nhắc cho Tư Mã Ý biết ai là người đang cưu mang mình, để Ý biết cách mà sống, từ bỏ dã tâm, bằng không việc loại bỏ Ý với Tào Tháo là điều vô cùng đơn giản.
Tại sao bàn chân trắng hơn tay và mặt. Với câu nói này, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết ruột gan của mình cho người khác biết cũng như để họ thấu rõ tâm can của mình, và người thông minh là người biết giấu những điều cần giấu.
Con người Tư Mã Ý mang tham vọng to lớn nhưng ẩn thân và nhẫn nại suốt 3 đời chúa Tào thị nên tào tháo rất cẩn trọng sử dụng con người này. Mặc dù biết vậy nhưng Tào tháo vẫn sử dụng con người này, vì Tào Tháo biết rằng chỉ có Tư Mã ý mới giúp Tào đánh và chống lại được Gia Cát Lượng của quân Thục.
Tuy nhiên sau khi Tào Tháo chết, sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, Tư Mã Ý đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Ngụy chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.
Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Khải Minh biên tập
Theo: vandieuhay
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.