Tạc dạ hàn cung bất trú minh.
Kinh hồi thiên lý mộng,
Dĩ tam canh.
Khởi lai độc tự nhiễu giai hành,
Nhân tiễu tiễu,
Liêm ngoại nguyệt lung minh.
Bạch thủ vị công danh.
Cựu sơn tùng trúc lão,
Trở quy trình.
Dục tương tâm sự phó dao tranh.
Tri âm thiểu,
Huyền đoạn hữu thuỳ thinh.
小重山 - 岳飛
昨夜寒蛩不住鳴。
驚回千里夢,
已三更。
起來獨自繞階行。
人悄悄,
簾外月朧明。
白首為功名。
舊山松竹老,
阻歸程。
欲將心事付瑤箏。
知音少,
弦斷有誰聽。
Tiểu trùng sơn
(Dịch thơ: Chi Nguyen)
Nỉ non tiếng dế đêm qua.
Canh ba tỉnh mộng, xót xa trong lòng.
Bóng nguyệt còn sáng bên song.
Trước hiên quanh quẩn, sầu đong càng đầy.
Công danh biết tình sao đây ?.
Tuổi già tóc bạc, vui vầy rừng thông.
Tiếng đàn ai có nghe không.
Lấy ai tri kỷ, tơ đồng cùng ta ?.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Nhạc Phi 岳飛, Nhạc Vũ Mục 岳武穆 (1103 - 27/1/1142) tự Bằng Cử 鵬舉, người ở Thang Âm, Tương Châu (nay là huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 2 lần bắc phạt nước Liêu trong năm 1122, 6 lần bắc phạt nước Đại Tề (quốc gia vùng đệm giữa Tống và Kim do Kim hậu thuẫn) và nước Kim vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141. Tổng cộng 126 trận chiến mà ông đã đánh với quân Liêu, Đại Tề, Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái.
Người Trung Hoa đời sau luôn lấy Nhạc Phi làm tấm gương, xem ông là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Cùng với Triệu Đỉnh, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, ông là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại.
Do Tần Cối ngày trước đó đã xóa bỏ mọi chiến công của Nhạc Phi, thiêu hủy mọi tài liệu về Nhạc Phi liệu. Bởi vậy, thông tin về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay đều do con trai Nhạc Lâm và cháu nội Nhạc Kha của Nhạc Phi tìm lại và biên soạn rồi trình vua Tống Ninh Tông vào năm 1203. (Theo: wikipedia)
Nguồn: Thi Viện