Sunday, March 19, 2017

BÁN ĐỒ NHI PHẾ

BÁN ĐỒ NHI PHẾ (Bỏ cuộc nửa chừng)
半途而廢


Thành ngữ “Bỏ cuộc giữa chừng” (bán đồ nhi phế) (半途而廢), là thành ngữ nói về tình huống bỏ dở một cái gì đó khi chưa hoàn thành, bắt nguồn từ “Trung Dung”(1), một trong bốn bộ sách kinh điển của Nho giáo.



Câu chuyện như sau: Trong thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN), có một người đàn ông tên là Nhạc Dương Tử sống với vợ ở nước Việt.
Một ngày nọ, Nhạc Dương Tử nhìn thấy một miếng vàng trên đường và nhặt nó lên. Anh đem về nhà và đưa cho vợ.
Vợ anh nhìn vào miếng vàng và nói: “Thiếp nghe nói rằng một người có phẩm hạnh sẽ không uống nước của một tên trộm và một người đàn ông liêm chính sẽ từ chối chấp nhận của bố thí. Chàng nghĩ gì về việc nhặt lên một vật bị rơi mất của người khác và sở hữu nó cho riêng mình?”
Nghe điều này, Nhạc cảm thấy xấu hổ và đem nó trở lại nơi mà anh đã tìm thấy nó. Nhạc sau đó quyết định tìm kiếm các thầy dạy học để làm phong phú thêm kiến thức của mình. Nhận được sự ủng hộ từ vợ, Nhạc bắt đầu cuộc hành trình.
Một năm sau đó, Nhạc đột nhiên trở về nhà. Vợ anh, khi đó đang dệt vải lụa, quỳ xuống để chào đón anh ta và ngạc nhiên hỏi: “Chàng chỉ mới ra đi cầu học có một năm. Tại sao giờ lại trở về rồi? ”
Nhạc trả lời: “Ta trở về nhà để gặp nàng bởi vì ta nhớ nàng rất nhiều.”
Không nói thêm một lời nào, người vợ nhặt một cây kéo và đi đến khung cửi nơi cô đang làm công việc.
Chỉ vào tấm thổ cẩm thêu còn đang dang dở, cô nhẹ nhàng nói: “Đây thổ cẩm được dệt từ tơ tằm tốt nhất. Thiếp đã đan từng sợi nối tiếp nhau để dệt ra nó. Bây giờ nếu thiếp cắt nó, tất cả các công việc nãy giờ của thiếp sẽ trở thành vô ích. Đó cũng tương tự như sự học hành của chàng. Chàng chỉ có thể tiếp thu kiến thức thông qua sự cần mẫn. Bây giờ, chàng đã dừng lại nửa chừng. Không phải là nó cũng giống như cắt vải trên khung cửi này sao? ”
Nhạc đã xúc động sâu sắc bởi những gì người vợ nói. Anh rời khỏi nhà một lần nữa; lần này với quyết tâm rằng sẽ không bỏ cuộc giữa chừng trong việc học hành của mình. Vài năm sau đó, Nhạc đã trở thành một người đàn ông rất uyên bác.
Thành ngữ này được dùng để chỉ một hành động mà bỏ dở ở giữa quá trình. Nó nhắc nhở rằng những nỗ lực của một ai đó, tất cả sẽ trở thành vô ích nếu người ta không thể cố gắng theo đuổi làm mọi thứ từ đầu đến cuối.
Chú thích:
(1) Người ta cho rằng “Trung Dung” được viết vào khoảng năm 450 trước Công nguyên bởi cháu nội của Khổng Tử. “Trung Dung” (中庸) ban đầu được coi là một thiên trong tác phẩm “Kinh Lễ” của Khổng Tử. Sau đó, nó được coi là một trong bốn bộ sách kinh điển Nho giáo. ” Trung Dung” cũng còn được dịch là “Lý thuyết của thế cân bằng”, “Trung Đạo” và “Lý thuyết của sự hài hòa.”
(Sưu tầm trên mạng)

半途而废[词语释义] - 典故
战国时期,魏国有一个叫乐羊子的人。他的妻子是一个非常贤慧的女子。
有一天,乐羊子在回家的路上捡到一块金子,心里很高兴。
回到家里,他就把这件事情告诉了妻子,并把金子拿给妻子看。他的妻子看了看金子,又看看乐羊子,然后温和地对他说 :“我从前听人说‘壮士不饮盗泉之水;廉洁的人不食嗟来之食'。路上捡来的金子,怎么可以拿回家来呢?”乐羊子听了妻子的话,很受感动,就把那块金子又扔到原来的地方。
第二年,乐羊子离开家到了一个很远的地方,去拜师求学.
有一天,他的妻子正在家中织布 ,乐羊子突然回到家中,他的妻子很惊讶地问:“你的学业这么快就完成了?”乐羊子喃喃地说 :“学业还没有完成,可是我在外面,天天想念你,所以回来看看。”他的妻子听了以后,转身拿起织机上的一把剪刀,嚓嚓几下把织布机上已经织好了的布剪成了两段,乐羊子忙上前阻挡,他的妻子就对他说:“这织布机上的布,是一丝丝地累积成尺、成丈、成匹,是长期辛劳的结果,现在我把它剪断了,就等于前功尽弃,白白浪费了时间。你读书求学,不是也和我纺线织布一个道理吗?”


乐羊子被妻子的话所感动,于是立刻离开家,继续拜师求学。
几年后,乐羊子终于完成学业,才返乡回家看望妻子。他的妻子高兴地迎接满载而归的丈夫。
(互动百科)