Overrated là thuật ngữ không còn quá xa lạ với fan K-pop. Đôi khi, chúng ta có thể bắt gặp một bài báo, một người nói về việc idol đó được overrated, “kỹ năng nhảy bị overrated”, “khả năng ca hát bị overrated”,… Tuy nhiên thuật ngữ overrated cũng được dùng cho cuộc sống hàng ngày, nói về một người được đánh giá quá cao hơn khả năng mà họ có. Vậy bạn có từng nghĩ mình đang bị overrated không? Nếu có, thì điều đó khiến bạn hài lòng hay cảm thấy khó khăn?
Bạn hiểu thế nào về thuật ngữ overrated?
Overrated là kết hợp của Over (quá mức, vượt mức) và Rate (đánh giá, xếp hạng), nghĩa là đánh giá quá cao mức mà họ đạt được.
Trái nghĩa với overrated là underrated, nghĩa là bạn bị đánh giá thấp hơn khả năng thật sự của mình.
Overrated nghĩa là bị đánh giá quá cao hơn so với khả năng. (Ảnh: Internet)
Bạn có nghĩ mình bị đánh giá quá cao không?
Bạn cố gắng một chút, chăm chỉ một chút để đạt được những thành tựu đáng quý. Mọi người cho rằng bạn thật giỏi, thật đáng ngưỡng mộ.
Bạn là người có chí cầu tiến, luôn muốn làm tốt công việc của mình và thậm chí là giúp đỡ người khác khi họ cần. Sau những lần như vậy, họ sẽ biết ơn và nghĩ rằng bạn thật giỏi, ít nhất là tốt hơn họ, và có thể một vài lần sau, họ sẽ lại đến với bạn. Vì những gì bạn đã thể hiện, sự nhiệt tình của bạn và những gì bạn đã đạt được, họ tin rằng bạn thông minh và tài năng.
Nhưng họ không biết rằng đằng sau những vinh quang đó là mồ hôi nước mắt, những đêm dài mất ngủ và bao thất bại mà bạn cố gắng che giấu. Rồi họ vô tình gán ghép bạn là “con nhà người ta” như một hình mẫu để người khác noi theo, một hình ảnh tuyệt vời. Từ đó sẽ có người ghen tị và muốn hạ bệ bạn. Tại sao? Vì họ cho rằng bạn không cần phải nỗ lực để đạt điểm cao, có thể là do bạn thông minh, may mắn và giỏi “bẩm sinh”.
Sống dưới “tiêu chuẩn” của người khác là điều không hề dễ dàng. (Ảnh: internet.)
Bạn biết mình không giỏi như người ta nghĩ, bạn cho rằng mình vẫn còn nhiều thiếu sót. Đây không phải là tự ti mà là bạn đang tự nhận định thôi. Bạn biết rằng những thành quả đó không tự nhiên mà có, bạn nỗ lực ngày đêm, có thể đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí nhiều hơn nữa. Nhưng họ có thể không nhận ra những điều đó và cho rằng bạn thông minh, giỏi giang một cách tự nhiên.
Thật may mắt nếu bạn giỏi thật, còn không, năng lực của bạn cũng thuộc dạng bình thường thôi, nhưng lúc nào cũng được người khác nâng lên một bậc chỉ vì bạn mang phong thái của một người có năng lực. Điều đó đã dính chặt vào tư tưởng của họ và họ khó có thể thay đổi suy nghĩ đó.
Thế rồi, bạn cũng vì cái tư tưởng đó mà khiến bản thân trở nên áp lực, sợ rằng nếu mình làm không tốt thì mọi người sẽ nghĩ gì về mình.
Bạn không thể biến thành vô hình, cũng không thể làm người khác ngừng phán xét. Vậy bạn nên làm gì?
** Chấp nhận **
Chấp nhận rằng mọi người đánh giá cao bạn là có lý do. Có lẽ chính vì sự chăm chỉ và cầu tiến của bạn mà những thành tích bạn đạt được năm này qua năm khác rất ấn tượng đối với người ngoài. Nhưng dù sao thì cũng có lời ra tiếng vào, và ngay cả những người luôn chờ đợi sơ hở của bạn để kéo bạn xuống cũng sẽ phải ghen tị. Hãy chấp nhận rằng bạn cũng có khả năng và một chút may mắn. Không phải ai làm việc chăm chỉ cũng sẽ có kết quả, và không phải ai xuất sắc cũng sẽ được ghi nhận. Hãy chấp nhận sự thật rằng kỳ vọng cao là để làm tốt và làm việc chăm chỉ, nếu không bạn sẽ thất vọng không chỉ bởi người khác mà còn với chính bản thân bạn.
** Thoát khỏi nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo **
Bạn nên biết rằng trên đời này không ai là hoàn hảo cả, đều có điểm mạnh và điểm yếu. Sẽ có lúc bạn mắc sai lầm, nhưng sau những lần như vậy bạn sẽ trưởng thành hơn. Đừng phủ nhận những khuyết điểm của mình và đừng trưng ra dáng vẻ hoàn hảo, nó chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và căng thẳng hơn thôi.
** Tự đánh giá thấp bản thân **
Nếu mọi người đã đánh giá quá cao bạn, thì bạn hãy tự đánh giá thấp bản thân mình. Đây là sự cân bằng. Đánh giá thấp ở đây không phải là tự ti, tự coi thường mình mà là nhìn nhận bản thân một cách khiêm tốn và khách quan hơn. Thừa nhận những điểm yếu và khiếm khuyết của mình, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không hoàn hảo, bạn chỉ là một người bình thường, có những lúc thất bại và đôi khi làm không tốt. Sự khen ngợi, sự mong đợi đó cũng đến từ những gì họ nhìn thấy, vì khoác lên mình bộ áo giáp tuyệt vời đó sẽ khiến họ quên đi những điểm yếu của bạn. Nhưng đừng để điều đó làm theo ý họ và hãy tự hào về bản thân vì bạn không biết mình sẽ gặp rắc rối bất cứ lúc nào.
** Luôn cố gắng **
Đôi khi, những đánh giá tốt về bạn có thể khiến bạn cảm thấy tự tin đến mức tự mãn. Điều này thực sự không tốt chút nào. Bạn nên xem những kỳ vọng và lời khen này như động lực cho những nỗ lực của mình, cho phép bạn nâng cao điểm mạnh bên trong và khắc phục điểm yếu của mình. Đó mới là hay.
Những đánh giá cao đó sẽ là lý do để bạn nỗ lực hơn nữa. Ảnh: internet.
Điều bạn cần là sự công nhận, ghi nhận những gì bạn đạt được là do nỗ lực của bản thân, từ thất bại đến thành công chứ không phải ngày một ngày hai, sinh ra là đã xuất chúng rồi. Bởi vì bạn có hoàn hảo đâu.
Tôi nghĩ rằng cuộc sống không thể tránh khỏi việc bị đánh giá và phán xét. Rất ít người có thể ngồi xuống và lắng nghe bạn, và rất ít người có thể hiểu những gì bạn đang trải qua. Hầu hết chúng sẽ được đánh giá qua cách bạn nhìn, những gì bạn thể hiện, thành tích của bạn. Người khác có thể đánh giá cao bạn, nhưng đối với bạn, bạn có thể tự tin nhưng đừng đánh giá quá cao bản thân, đó là ngu ngốc. Bởi lẽ, nhà tâm lý học người Nga Vladimir Kirillovich đã từng nói: “Sống trong mắt người khác còn tệ hơn sống trong lòng chính mình. Khi bạn đánh giá quá cao vị trí của mình trong lòng người khác, thậm chí đánh giá quá cao mối quan hệ của bạn với người khác, điều chờ đợi sẽ là nỗi thất vọng lớn.”
chaulam01 / Theo: bloganchoi