Thần Nông làm ra cổ cầm
Theo truyền thuyết, sau khi Thần Nông kế thừa thiên hạ, ông đã dùng gỗ cây ngô đồng để làm thân đàn, dùng dây tơ làm dây đàn để chế tác ra cây cổ cầm đầu tiên.
Cấu tạo đàn: Thân đàn dài 3 thước 6 tấc 5 phân, đại biểu cho 365 ngày trong 1 năm; Mặt ngoài hình vòm cung, tượng trưng cho “Trời tròn”; Dưới đế bằng phẳng hình vuông, tượng trưng cho “Đất vuông”; Phần mặt của đàn có 13 Cầm Huy hình tròn ký hiệu vị trí của phiếm âm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và 1 tháng nhuận.
Cổ cầm ban đầu chỉ có 5 dây, tượng trưng cho “Ngũ hành” kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Sau đó, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây, gọi là Võ Huyền, trở thành đàn 7 dây, gọi là Thất Huyền Cầm như hiện nay.
Theo truyền thuyết, sau khi Thần Nông kế thừa thiên hạ, ông đã dùng gỗ cây ngô đồng để làm thân đàn, dùng dây tơ làm dây đàn để chế tác ra cây cổ cầm đầu tiên.
Cấu tạo đàn: Thân đàn dài 3 thước 6 tấc 5 phân, đại biểu cho 365 ngày trong 1 năm; Mặt ngoài hình vòm cung, tượng trưng cho “Trời tròn”; Dưới đế bằng phẳng hình vuông, tượng trưng cho “Đất vuông”; Phần mặt của đàn có 13 Cầm Huy hình tròn ký hiệu vị trí của phiếm âm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và 1 tháng nhuận.
Cổ cầm ban đầu chỉ có 5 dây, tượng trưng cho “Ngũ hành” kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Sau đó, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây, gọi là Võ Huyền, trở thành đàn 7 dây, gọi là Thất Huyền Cầm như hiện nay.
Nhạc khí thanh lọc tâm trí con người
Trong “Lễ ký . khúc lễ hạ” có viết: “Sĩ vô cố bất triệt cầm sắt”, nghĩa là kẻ sĩ sẽ không vô cớ mà rời xa đàn sắt, đàn cầm. Ở Trung Quốc cổ đại, ngay cả một quý tộc thấp nhất cũng phải biết gảy cổ cầm. Nó không chỉ là nhạc khí đệm cho những văn nhân ngâm xướng, mà còn là nhạc khí bắt buộc phải có. Nó lại không giống một nhạc khí bình thường dùng để thổ lộ tình cảm, mà hoàn toàn ngược lại, cổ cầm được sử dụng để thanh lọc cảm xúc và loại bỏ ác niệm của con người.
Ngay cả những người đang lắng nghe tiếng đàn cũng có thể đạt được sự bình yên, tĩnh tâm và quên hết những lo lắng, muộn phiền nơi thế gian. Hoàng Đế đã từng gảy khúc đàn “Thanh giác” để triệu tập quỷ thần trên núi Thái Sơn; Đại Thuấn đã gảy Ngũ huyền cầm, hát khúc “Nam Phong” mà cảm hóa thiên hạ.
Vào thời Xuân Thu, khi nhạc công vĩ đại Bá Nha gảy cổ cầm, những con ngựa dừng lại gặm cỏ, ngẩng đầu lên để thưởng thức tiếng đàn. Khi Khổng Tử bị bao vây ở Trần Thái, ông chỉ làm một việc, đó là không ngừng ca hát, gảy đàn và dạy học để xoa dịu nội tâm của bản thân. Vào thời Ngụy Tấn, Kê Khang bị vu oan, vào ngày bị hành quyết, ông đã xin huynh trưởng một cây cổ cầm và bình tĩnh gảy khúc “Quảng Lăng tán”.
Cổ cầm là nhạc khí mà Kê Khang tin rằng có đủ “phẩm đức” nhất. Ông cũng dùng tiếng đàn để thổ lộ tiếng lòng và phẩm đức.
Cổ cầm là thần khí kết nối thiên địa nhân
Cổ cầm chưa bao giờ là một công cụ dùng để biểu diễn, mà là trực tiếp trở thành lễ khí hoặc thần khí; Người quân tử gảy đàn không phải vì để lấy lòng người khác, mà là để lắng nghe chính mình. Trong quá trình diễn tấu, có thể trò chuyện với tâm linh của chính mình để đạt được trạng thái hư tĩnh nhất.
Cổ cầm kỳ thực là một công cụ giúp câu thông thiên, địa, nhân, thông qua âm nhạc giúp con người kết nối với vũ trụ. Cổ cầm có thể nói chính là thần khí dẫn con người kết nối với thiên giới.
Theo: Sound of hope