Wednesday, November 13, 2024

KHẢO DỊ VÀ DIỄN NÔM BÀI THƠ HỒNG DIỆN

Bài thơ mà chúng ta muốn tìm hiểu một cách rốt ráo là bài không có tựa đề mà hầu như chúng ta ai cũng thuộc nên tạm gọi là Hồng diện


Bài này vì là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt truyền tụng từ lâu đời nên nhiều người chỉ đọc giống nhau ở câu 1 và câu 4 còn đọc hơi khác nhau ở câu 2 và câu 3 tuy rằng nội dung tổng quát đều giống nhau. Ví dụ như bài tôi trích sau từ cuốn Thơ tục cổ kim do một nhóm văn thi nhạc hải ngọai sưu tầm (Quê hương xuất bản 1992):

Hồng diện đa dâm thủy
Trường mi hộ tố mao
Triết yêu chân đại huyệt
Trường túc bất tri lao

紅面多淫水
眉長戶多毛
折腰真大穴
長足不知勞


Tôi thấy trong bài trên chữ “tố” trong câu 2 là sai, đúng là phải nói “đa” ( chữ “tố” là âm Hoa ngữ Quảng Đông).

Về phương diện khảo dị thì câu 2 có những biến dạng sau: Đa mi tức đa mao; Đa mi đa hậu mao…; còn câu 3 thì lại : Tế yêu ư đại huyệt;Tế yêu chân cự huyệt; Phong yêu âm hộ đại… Thành ra những biến dạng chỉ ở cách dùng những chữ khác nhau chẳng theo một tiêu chuẩn chính xác nào nhưng chỉ để diễn tả một nội dung tương tự.

Riêng tôi thì thích hình ảnh miêu tả rõ và hoa mỹ nên thích 2 chữ :phong yêu 蜂腰 ( eo lưng hay đáy lưng của ong) hay chữ Chiết yêu 折 腰( thay vì viết: Triết yêu - chỉ cái eo thắt như cái chén chiết yêu) hơn là tế yêu, hay tiểu yêu ( chỉ là nhỏ thôi). Việt Nam có câu ca dao: Những người thắt đáy lưng ong, Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.


Tôi mạo muội dịch bóng bảy cả bài như sau:

Má hồng chan chứa nước tình yêu,
Mày rậm cửa hang cỏ mọc nhiều!
Lưng ong rộng lối bồng lai động
Chân hạc mời ai mặc sức trèo!

Nhưng một điều thú vị nhất là trong cuốn Thơ tục cổ kim nói trên thì bài này đã được dịch một cách cực kỳ sống động “độc nhất vô nhị” bởi một ký giả tiền bối tên là Đoàn Bá Ninh vào năm 1947 trong trại giam CS vùng Thái Nguyên ( Bắc Việt) . Bài dịch như sau:


Những cô má đỏ hồng hồng,
Nước …tát bẩy gầu sòng chưa vơi!
Những cô mày rậm mi dài,
Lông …đốt được một vài thúng tro!
Những cô thắt đáy tò vò,
Cửa …rộng phải gọi đò sang ngang!
Những cô cẳng sếu chân giang,
Nứng …thách phét cả làng không thua.

Thi ngữ cùa bài dịch vừa “nói nguyên con, nguyên cái”, vừa nói phét một cách rất hài hước.”trên trời dưới đất nghe” trong tinh thần rất Việt Nam.. Sếu và giang là những lọai cò có chân dài. Cẳng sếu là cẳng dài. Đọc xong bài dịch nghe khá tục nhưng vô cùng thú vị !

Lê Văn Lân 
Theo: tucngucadao

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.