ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 1. Sáng ngày 29/04/2013 (nhằm ngày 20/04 năm Quý Tỵ), nhân khóa tu Phật thất 73, chùa Hoằng Pháp đã thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời 1 - chủ đề "Đến Để Mà Thấy" - nhân vật chính là Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Đây là chương trình mới với nhiều thay đổi về nội dung vàhình thức nhằm thay thế cho chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu đã có trước đó.
Mang những ý nghĩa như chính tên gọi của nó, chương trình Hoa Mặt Trời mang ý nghĩa tôn vinh những con người luôn hướng đến ánh sáng chân lý của đức Phật – như những bông hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Và bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một trong những con người như thế. Ông sinh năm 1940 tại Phan Thiết - Bình Thuận, tốt nghiệp chuyên khoa Nhi Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, có thời gian tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard - Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe lại CFES – Paris, đã từng giữ các chức vụ: Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe TP.HCM và hiện nay là Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Ông được độc giả yêu mến bởi phong cách gần gũi, giản dị và cũng không kém phần dí dỏm qua những tác phẩm viết cho tuổi mới lớn. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều tác phẩm nghiên cứuPhật giáo như: Gươm báu trao tay, Như thị, Thấp thoáng lời kinh, Nghĩ về trái tim...
Chương trình được thực hiện dưới hình thức một cuộc trò chuyện thân mật giữa bác sĩ và các Phật tử tham dự thông qua những câu hỏi gợi mở của thầy Thích Tâm Nguyên. Chủ đề “Đến Để Mà Thấy” là câu nói quen thuộc trong kinh A Hàm và kinh Nikaya và cũng là thông điệp mà chương trình Hoa Mặt Trời 1 muốn nhấn mạnh đến quý Phật tử. Người học Phật hãy giáp mặt với sự thật, tự mình chứng nghiệm chân lý, bởi Phật pháp là pháp giác ngộ lẽ thật và sự giác ngộ đó ở trong tâm người chứ không phải trong lý luận, chữ nghĩa. Và “đến” ở đây là đến bằng con đường trí tuệ chứ không phải bằng con đường mê tín. Nghĩa là “đến để mà thấy” và thực hành theo. Theo ý nghĩa đó, dưới góc nhìn của một người làm khoa học, bác sĩ đã chia sẻ về những trải nghiệm về con đường đến với đạo Phật, về y học và thiền, về mối liên hệ giữa thân và tâm trong phương pháp chữa bệnh.
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 1. Sáng ngày 29/04/2013 (nhằm ngày 20/04 năm Quý Tỵ), nhân khóa tu Phật thất 73, chùa Hoằng Pháp đã thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời 1 - chủ đề "Đến Để Mà Thấy" - nhân vật chính là Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Đây là chương trình mới với nhiều thay đổi về nội dung vàhình thức nhằm thay thế cho chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu đã có trước đó.
Mang những ý nghĩa như chính tên gọi của nó, chương trình Hoa Mặt Trời mang ý nghĩa tôn vinh những con người luôn hướng đến ánh sáng chân lý của đức Phật – như những bông hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Và bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một trong những con người như thế. Ông sinh năm 1940 tại Phan Thiết - Bình Thuận, tốt nghiệp chuyên khoa Nhi Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, có thời gian tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard - Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe lại CFES – Paris, đã từng giữ các chức vụ: Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe TP.HCM và hiện nay là Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Ông được độc giả yêu mến bởi phong cách gần gũi, giản dị và cũng không kém phần dí dỏm qua những tác phẩm viết cho tuổi mới lớn. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều tác phẩm nghiên cứuPhật giáo như: Gươm báu trao tay, Như thị, Thấp thoáng lời kinh, Nghĩ về trái tim...
Chương trình được thực hiện dưới hình thức một cuộc trò chuyện thân mật giữa bác sĩ và các Phật tử tham dự thông qua những câu hỏi gợi mở của thầy Thích Tâm Nguyên. Chủ đề “Đến Để Mà Thấy” là câu nói quen thuộc trong kinh A Hàm và kinh Nikaya và cũng là thông điệp mà chương trình Hoa Mặt Trời 1 muốn nhấn mạnh đến quý Phật tử. Người học Phật hãy giáp mặt với sự thật, tự mình chứng nghiệm chân lý, bởi Phật pháp là pháp giác ngộ lẽ thật và sự giác ngộ đó ở trong tâm người chứ không phải trong lý luận, chữ nghĩa. Và “đến” ở đây là đến bằng con đường trí tuệ chứ không phải bằng con đường mê tín. Nghĩa là “đến để mà thấy” và thực hành theo. Theo ý nghĩa đó, dưới góc nhìn của một người làm khoa học, bác sĩ đã chia sẻ về những trải nghiệm về con đường đến với đạo Phật, về y học và thiền, về mối liên hệ giữa thân và tâm trong phương pháp chữa bệnh.
Thích Chân Tín
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen