Wednesday, July 3, 2024

LỘC TRẠI - VƯƠNG DUY


Lộc trại - Vương Duy

Không sơn bất kiến nhân,
Đãn văn nhân ngữ hưởng.
Phản cảnh nhập thâm lâm,
Phục chiếu thanh đài thượng.

Chú thích: Chữ 柴 trong tên bài đọc là “trại”, thông với 寨, 砦, chỉ nơi được dùng cây quây lại làm hàng rào.


鹿柴 - 王維

空山不見人
但聞人語響
返景入深林
復照青苔上


Trại Hươu - (Dịch thơ: Nguyen Gia Dinh)

Núi không chẳng thấy bóng người,
Chỉ nghe văng vẳng tiếng người từ đâu.
Cảnh phong ngược tận rừng sâu,
Chiếu lên cả đám rêu màu xanh xanh.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Vương Duy 王維 (699-759) tự là Ma Cật 摩詰, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm nên Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Ông tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng. Năm 19 tuổi, Vương Duy đến Trường An, được Kỳ vương Lý Phạm mến tài, đỗ đầu kỳ thi của phủ Kinh Triệu. Năm 21 tuổi, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Ðại nhạc thừa rồi bị giáng làm Tham quân ở Tế Châu. Sau nhân Trương Cửu Linh làm Trung thư lệnh, ông được mời về làm Hữu thập di, Giám sát ngự sử, rồi thăng làm Lại bộ lang trung. Trong thời gian này, thanh danh của ông và em là Vương Tấn vang dậy Trường An. Sau đó đến lượt Trương Cửu Linh lại bị biếm, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu một thời gian.

Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề. Một hôm An Lộc Sơn mở đại yến tại ao Ngưng Bích, có các nhạc công của Lê viên tấu nhạc, khiến mọi người cảm xúc rơi lệ. Vương Duy nghe bài ấy cảm thương làm bài Ngưng Bích trì. Sau khi loạn yên, Vương Duy được tha tội và phục chức, chính nhờ bài thơ này, và nhờ có Vương Tấn, đang làm Hình bộ thượng lang, xin giải chức chuộc tội cho anh. Về sau, Vương Duy làm đến chức Thượng thư hữu thừa.

Ông giỏi văn nghệ, ưa tiêu dao, nên tuy làm việc với triều đình nhưng vẫn thích nơi có cảnh quan yên tĩnh. Ông được gần vua, các cận thần và được quý trọng vì am hiểu văn chương nghệ thuật. Song trong lòng đã sẵn hướng về thiên nhiên nên thơ ông tả nhiều thú điền viên sơn thuỷ. Ông có một trang viên riêng cho mình, ở đó ông gảy đàn, thổi sáo và làm thi phú. Ông để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ thời trẻ bộc lộ tâm trạng của lớp tri thức có tài có chí không được dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn công tử quý tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, truỵ lạc.


Những tháng năm ở biên cương, thơ ông có tình điệu khẳng khái, hiên ngang, đề cao lòng yêu nước, tinh thần hăng hái của những người lính canh giữ biên cương, sẵn lòng vì một triều đại đang mở mang, hướng tới thịnh vượng (Sứ chí tái thượng, Lũng đầu ngâm, Lão tướng hành,...). Thơ ông có một phần nổi bật quan trọng đó là thơ thiên nhiên. Do thú ưa thích một lối sống thanh tao, phong nhã, tâm hồn ông hoà nhập với cảnh sống thanh bình của làng quê yên ấm. Thơ ông miêu tả núi sông hùng vĩ, cảnh làm ruộng, gặt hái, lấy sự chất phác đôn hậu của đời sống dân chúng cần mẫn trên đồng ruộng làm nền. Thơ ông còn đắm trong tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật.

Thơ ông có chất hùng tráng và thâm trầm. Tài thơ của ông giàu có ở cách thể hiện những đề tài khác nhau, việc miêu tả thiên nhiên tinh tế và đầy sống động. Ngôn ngữ thơ cô đọng và điêu luyện, phù hợp với những ý tứ sâu sắc, truyền cảm. Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc, giỏi thư pháp và hội hoạ. Tranh sơn thuỷ của ông mở đầu cho lối hoạ Nam Tông. Người ta thường khen ông là: “Trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ” (Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi). Ðối với Phật giáo đương thời, Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái thiền tông. Người đời sau gọi ông là Thi Phật.

Nguồn: Thi Viện



Ả ĐÀO: "CUỘC CÁCH MẠNG TÌNH DỤC" VÀ NHỮNG GÓC KHUẤT ĐƯỢC SOI RỌI

Ả đào từng thịnh hành như nhạc pop, nhưng sau thời gian bị cấm đoán và các điều kiện xã hội thay đổi, nghệ thuật này dần rơi vào lãng quên. Cuốn sách của Bùi Trọng Hiền có cơ may lật ngược tình thế?

Ca trù là một loại hình nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Sự kiện ra mắt sách Ả đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật tại hội trường Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) ngày 6/4/2024 thu hút hơn 150 cử tọa, chú yếu là người trẻ.

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong tình trạng nghệ thuật ca hát cổ nhất của người Việt đang tiến dần đến nguy cơ thất truyền.

Ả đào bị coi là một loại hình ca hát khó nghe. Nhưng chừng một thế kỷ trước, tình hình không phải như vậy.

Những năm 1940, người Pháp thống kê chỉ riêng Hà Nội có khoảng 2.000 cô đầu (tức ả đào) hoạt động trong chừng 200 nhà hát.

Khác nào nhạc pop bây giờ nếu không nói là còn phổ biến hơn. Sự kỳ thị và thờ ơ của xã hội góp phần quan trọng đẩy các loại hình âm nhạc dân tộc, nhất là ả đào, dần thành xa lạ với chính dân tộc đã sản sinh ra nó.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền sinh năm 1966, từng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia trước khi về làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam từ 1996. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Cách mạng giới?

Ả đào (còn gọi cô đầu, ca trù) bị cấm ở miền Bắc sau 1954. Tất cả đào kép phải tìm công việc khác kiếm sống và tốt nhất là giấu nhẹm việc mình đã từng đàn hát cô đầu.

Tới những năm 1960, các nhà hát cô đầu ở Sài Gòn cũng bị chính quyền Ngô Đình Diệm đóng cửa. Nhưng các chầu hát ở tư gia vẫn được tổ chức thường xuyên nên đào kép vẫn giữ được nghề.

Bà Đinh Thị Bản (từng mở nhà hát ở Vạn Thái, Hà Nội; theo chồng là một nhà tư sản vào Nam) thậm chí còn được mời dạy ở Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Tuy chưa rõ bà dạy môn gì. Bùi Trọng Hiền phỏng đoán ngoài ả đào, có thể bà dạy ngâm thơ hoặc chèo.

Cô đầu bị hắt hủi vì bị coi là tàn dư của chế độ cũ và là còn là biểu hiện của tệ nạn. Khi các nhà hát cô đầu từ nơi biểu diễn nghệ thuật dần phải kiêm nhiệm chốn ăn chơi.

Theo Bùi Trọng Hiền, ban đầu các nhà hát sử dụng các đào rượu để phục vụ các thú ăn chơi như tiêm thuốc phiện, chia bài tổ tôm, làm chỗ tiếp khách... Nhưng về sau ở nhiều nơi, đào hát cũng kiêm luôn công việc này.

Tác giả Ả đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật giao lưu cùng độc giả. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

“Bây giờ rất nhiều người phỉ báng cô đầu rượu, cho là biến thái, đổ tội cho họ làm xấu hình ảnh cô đầu,” anh nói. “Tôi xin thưa, trong một xã hội thương mại phát triển chịu ảnh hưởng của Pháp, không có cô đầu rượu, chưa chắc người ta đã đến hát cô đầu đâu.

Đấy là một thành phần kinh tế phối thuộc, góp phần tạo nên một thú ăn chơi thành thị. Việc đánh giá đạo đức hoàn toàn phụ thuộc vào góc nhìn hiện đại.”

Có thể nói Bùi Trọng Hiền là nhà nghiên cứu đầu tiên nhìn thẳng vào “góc khuất” của nghệ thuật ả đào vào hồi thoái trào giữa thế kỷ XX.

Thậm chí anh còn bênh vực các ả đào, cho họ là những nữ lưu tiên phong trong trào lưu giải phóng phụ nữ. Họ là những phụ nữ đầu tiên mặc áo dài tân thời, đi guốc cao gót và giành lấy quyền tự do luyến ái thay vì chịu sự kìm kẹp của xã hội phụ hệ như trước đó.

Anh gọi đó là một cuộc “cách mạng giới”- giải phóng phụ nữ khỏi lễ giáo phong kiến, thậm chí: “Có thể coi là một cuộc cách mạng tình dục sớm nhất trên thế giới”.

Thử thách và lực cản

Cuốn sách của Bùi Trọng Hiền là công trình khảo cứu về ả đào đồ sộ nhất từ xưa tới nay với gần 600 trang, phân tích kỹ lưỡng chưa từng thấy về âm nhạc - khía cạnh luôn bị các nhà nghiên cứu trước đây bỏ qua vì quá khó.

Bùi Trọng Hiền từng có những công trình nghiên cứu công phu về tài tử cải lương, nhạc cung đình Việt Nam và cồng chiêng Tây Nguyên (đã xuất bản).

Nhưng phải cách đây 10 năm anh mới đủ động lực chính thức bắt tay vào giải mật ả đào.

Câu chuyện bắt đầu từ lần ngồi cùng ban giám khảo với nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ chấm Liên hoan Ca trù Toàn quốc 2014, thấy cụ liên tục chê các thí sinh “đàn hát lung tung, chả có phách gì”, rồi “khổ quá chỗ này phải xuống cung Bắc, sao lại đàn cung Nam nhỉ”.

Đáng ngại là anh nghe thế nhưng chẳng hiểu gì. Anh nhận ra cụ chính là người cuối cùng và duy nhất có thể giải đáp cho mình những thắc mắc bấy lâu về ả đào.

Hồi tham gia xây dựng hồ sơ ca trù trình UNESCO để công nhận Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại năm 2005, Hiền cũng định bắt tay vào nghiên cứu chuyên sâu nhưng đành phải bỏ cuộc.

Sau “ba lần đến quỳ trước lều cỏ của một nghệ nhân” mà không được tiếp nhận, anh phát hiện ra giấu nghề đã được đưa vào lề luật, trở thành bản năng của hầu hết nghệ nhân ca trù.

“Người ở ngoài giáo phường phải nhận làm con nuôi của thầy, làm lễ đàng hoàng, ông trùm giáo phường mới cho phép dạy,” anh cho biết. “Nghiên cứu cải lương dễ dàng tiếp cận tư liệu hơn, băng đĩa nhiều, nghệ nhân tài danh luôn mở lòng, nhưng ca trù hầu như không có gì.

Năm 2005, khi xây dựng hồ sơ ca trù, băng đĩa chủ yếu chỉ có Thề non nước của bà Quách Thị Hồ. Sau khi bà được vinh danh là một trong 9 giọng hát hay nhất thế giới ở Bình Nhưỡng năm 1983 mới được Dihavina phát hành album đầu tiên và duy nhất này vào năm 1994.”

Phần nào cũng do một thời gian dài bị cấm đoán, hắt hủi nên các nghệ nhân lão thành rất cảnh giác khi có người hỏi về ca trù. Họ thà “sống để bụng, chết mang theo”.

Sau khi hạ quyết tâm giải mã ả đào cùng nghệ nhân đàn đáy cuối cùng, Bùi Trọng Hiền mới phát hiện ra cụ Đẹ còn nhớ toàn bộ thể thức hát thờ ở đình. Anh ngạc nhiên trong sung sướng: “Sao ông không nói sớm?” Ông Đẹ thủng thẳng: “Người ta có hỏi đâu mà tôi nói.”

Hiền lập tức kết nối với CLB Ca trù Hải Phòng- nơi đủ đội ngũ để dàn dựng lại thể thức hát này dưới sự hướng dẫn của cụ Đẹ. Rất kịp thời vì chỉ hơn một năm sau, cụ bắt đầu bị lẫn do tai biến mạch máu não.

Theo anh, chính ở thể thức hát thờ, đòi hỏi kép đàn phải đứng, đồng nghĩa với đeo đàn để đánh nên đàn mới được gọi là “đới”- tức “đeo”, cũng được gọi là “đái”. Trong băng ghi âm hồi năm 1959 của Viện Âm nhạc Việt Nam, khi giới thiệu đến kép đàn người ta vẫn dùng từ “đàn đái”.

Rồi lại một lần chệch nữa mới thành “đàn đáy” như bây giờ. Trong khi cây đàn này không có đáy, tức là được khoét rỗng phía sau. Từ đó nó còn một tên nữa là “vô đề cầm”.

Những tư liệu quý được các cán bộ Viện Âm nhạc thu thập từ thập niên 1930 đến 1979 đến với Hiền theo đường vòng, dưới dạng 10 băng cát-xét cũ mốc do GS Vũ Nhật Thăng chuyển giao.

Vào khoảng 1996, chúng được Viện đưa cho nhạc sĩ Vũ Nhật Tân (con trai GS Vũ Nhật Thăng) để ký âm. Người ta thử dùng một số bản ký âm này để dạy ca trù nhưng không thành công.

Hiền bỏ ra hai tuần, thức trắng đêm để lau mốc cho băng - số hóa và cứu được hơn 60 bản thu âm ca trù của các tên tuổi như Nguyễn Thị Cúc, Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Chu Thị Năm, Đào Thông, Đào Thanh, Châu Doanh, Ba Thịnh, Đinh Thị Bản, Đinh Thị Nghĩa… Anh khẳng định còn giữ lại được những tư liệu quan trọng này là một may mắn lớn.

Bên cạnh đó là những nguồn cung cấp từ nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan (nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc), GS Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu người Mỹ Jason Gibbs và một nhà sưu tập đĩa ở TP HCM… giúp Hiền đủ nguyên liệu để chiết xuất.

Anh nhấn mạnh. “Nếu không có tư liệu vang, không làm gì được. Cụ Đẹ khi đó quá yếu, trí nhớ và sức lực không đủ cho tôi khai thác. Toàn bộ các nghiên cứu chủ yếu căn cứ vào băng cũ của những danh ca, danh cầm đã khuất.”

Theo chính tác giả thì độc giả đại chúng sẽ lĩnh hội ít nhất được 2/6 phần của cuốn sách.

Đó là phần đầu “Không gian văn hóa - Chức năng xã hội và Những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ả đào” và phần cuối “Nhà hát cô đầu - Góc nhìn lịch sử văn hóa”.

Phần còn lại chủ yếu dành cho giới chuyên môn.

Những phát hiện

Ca trù là một loại hình nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Có những phát hiện làm cho chính tác giả cũng ngỡ ngàng. Trước nhất là về cấu trúc các khổ phách, khổ đàn lập thành bài bản. Trước giờ đây vẫn là một bí mật “bất thành văn”.

Học trò của các cô đầu chủ yếu tự nghe, tự ngấm. Nhưng đấy là chuyện của những thế kỷ trước, khi các đào nương được đào tạo từ tấm bé trong một môi trường đậm đặc nhà nghề.

Sớm lắm như bà Nguyễn Thị Phúc cũng phải mất 8 năm (bà Hồ 10 năm) mới thành nghề.

Đào kép ngày nay học ca trù khi đã ở tuổi thanh niên, trung niên và hiếm hoi lắm mới có cơ hội biểu diễn, nên mới dừng lại ở mức bắt chước nghệ nhân là chính.

Việc truyền dạy ca trù vì thế đi vào vô vọng, khi khoảng cách giữa nghệ nhân và truyền nhân không thể lấp đầy.

Bùi Trọng Hiền dựa trên hệ quy chiếu mới của âm nhạc học đã đưa ra những định nghĩa, quy chuẩn cho hệ âm luật phức tạp này. Chẳng hạn tiếng hát và tiếng phách nói chung phải đan xen chứ không được trùng lặp tiết tấu.

Cụ thể: “Tiếng đàn và tiếng hát phải xuất hiện đan xen với tiếng dùi ‘phách’ tay phải và trùng với tiếng dùi ‘rục’ tay trái của cỗ phách.”

Anh còn trực quan hóa nguyên tắc này thành sơ đồ để người học nhìn vào thấy ngay.

Bộ sơ đồ này đã bước đầu cho thấy có giá trị thực tiễn khi được anh đem ra bổ túc cho các đào kép đang hành nghề ở Hà Nội (2017) và Hải Phòng (2020).

Hiền cho biết, xưa nay nhiều tài liệu viết về ả đào đều nói loại nhạc này có đủ năm cung: Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao kèm theo những dẫn giải chung chung mơ hồ. Do mọi thứ không rõ ràng nên nhiều nhà nghiên cứu buộc phải dừng bước trước nan đề này. Nhưng khi hỏi hai nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và Nguyễn Thị Chúc thì anh đều được trả lời: Các cụ từ xưa vẫn chỉ truyền dạy hai cung Nam, Bắc.

“Cuối cùng tôi phát hiện ra Bắc, Nam không phải cung điệu mà là quy ước về âm khu,” anh nói với tôi. “Âm khu cao gọi là cung Bắc, những điệu đánh ở phía trên cần đàn, thấp hơn gọi là cung Nam. Còn năm cung kia là các nhà nho nghĩ ra.”

Làm nên sự khác biệt của ca trù so với các thể loại khác như anh chỉ ra chính là sự tiết kiệm chất liệu cung bậc. Trong loại nhạc này, có hẳn một hệ âm điệu chỉ dùng ba nốt nhạc xây dựng giai điệu lời ca - gọi là hệ năm cung thiếu. Đặc biệt, nghệ thuật chuyển điệu trong ả đào được xây dựng ở tầng bậc cao, có tới hơn 60% bài bản có sử dụng thủ pháp chuyển điệu.

Ả đào là loại hình duy nhất mà Bùi Trọng Hiền chỉ ra sử dụng cấu trúc lắp ghép, tức là sắp xếp các mô-đun khổ phách/khổ đàn liên tục tạo thành bài, chứ không phải kiểu cấu trúc ca khúc như chèo, quan họ; hay làn điệu như chầu văn; lòng bản như tuồng, tài tử cải lương, thính phòng cung đình Huế.

Đây là một khám phá quan trọng giúp định hình thể loại âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên và riêng biệt của người Việt. Giờ thì anh đã xác định được mạch ngầm “ADN” âm điệu thuần Việt của ả đào trải dọc theo chiều dài đất nước, theo bước chân di cư của người Việt. Từ chầu văn, tuồng, xẩm cho tới cải lương, cung đình thính phòng Huế… đều có những bài bản ít nhiều in đậm hơi hướng ả đào.

Tuy nhiên, tác giả xác nhận, vẫn chưa hoàn tất nghiên cứu về ả đào. Chẳng hạn kỹ thuật trình tấu đàn đáy anh chưa động tới. Biết thế nhưng anh phải tạm ngừng nghỉ vì đã quá lao tâm khổ tứ cho công trình này.

Vì mỗi khi lao vào nghiên cứu anh sẽ rơi vào một trạng thái thăng hoa, bất chấp sức khỏe của một bệnh nhân đau dạ dày và rối loạn thần kinh thực vật kinh niên. Ả đào/ca trù lấy của anh chín năm cuộc đời nhưng biết đâu còn hơn thế…

Thì cũng giống như người du hành ngược thời gian - thay vì xuôi chiều như chúng ta, tất anh ta phải chịu nhiều lực cản hơn và phải trả giá bằng sinh lực của chính mình. Vì thế tôi hay ước giá chúng ta có thêm vài nhà nghiên cứu tầm vóc như anh.

Sẽ tốt cho lịch sử văn hóa dân tộc và cũng đỡ mệt cho chính anh.

Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan:

Nhà nghiên cứu tâm huyết với ca trù Đặng Hoành Loan. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Công trình Ả đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật có đóng góp vô cùng lớn.

Trong cuốn sách này, Bùi Trọng Hiền đã làm rõ được cấu trúc của nhạc ả đào. Nghiên cứu kỹ lưỡng được khổ phách, khổ đàn, khổ trống, khổ thơ rồi kết hợp lại.

Phải nói rất rõ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu đến thế, toàn diện về âm nhạc ả đào như thế.

Tôi đánh giá rất cao công lao, tư duy và thành quả nghiên cứu của tác giả. Anh đã mất rất nhiều công sức để đưa ra một thành quả có thể nói là khổng lồ.

Có lẽ về sau cũng ít có người nào dám xông vào mặt trận khó như thế này. Các nghệ sĩ, các vùng ca trù không giống nhau, làm sao thâu tóm vào một nguyên tắc, định nghĩa.

Trong cuốn sách này, Bùi Trọng Hiền đã làm được công việc đấy. Tôi cho đây là cơ sở rất quan trọng để các nhà nghiên cứu, đào tạo và giáo dục âm nhạc sử dụng cho nhiều công việc khác nhau, mở ra nhiều khía cạnh khác trong âm nhạc ca trù.


Đào nương Đỗ Quyên (Chủ nhiệm CLB Ca trù Hải Phòng):

Đào nương Đỗ Quyên sẵn sàng đi vay tiền để kịp thời tổ chức lớp học phục dựng hát cửa đình kéo dài 4 tháng cuối năm 2014. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Đã theo ca trù trên 30 năm, tôi thấy công trình này rất bổ ích với những người làm nghề như chúng tôi.

Chúng tôi đọc từng trang, hiểu rõ về vai trò lịch sử của bộ môn này như thế nào đối với văn hóa Việt.

Đây là công trình quá đẹp, quá ý nghĩa để lại cho hậu thế. Tôi tin sau này cũng không thể có người thứ hai nghiên cứu được như Bùi Trọng Hiền. Quá phức tạp, chín năm giời, chặng đường quá mệt mỏi. Tôi rất khâm phục Hiền - mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng làm tốt công việc nghiên cứu.

Tham gia dự án hiệu chỉnh khuôn thước của ả đào của Hiền, chúng tôi quay lại đi ngược dòng với cái cũ mình đã làm. Có cái chúng tôi bị thừa, có cái bị thiếu.

Tôi nhận định làm đúng theo những gi trong sách có thể được 50% là nhiều.

Tôi nói với Hiền ngay từ đầu chị không thể theo hiệu chỉnh của em được đâu vì chị đi lệch thành đường mòn rồi; chị học được chỗ nào chị học, còn thì chị tổ chức cho các thế hệ sau này theo đúng chuẩn mực.


Nguyễn Mạnh Hà
Vai trò,Gửi tới BBC từ Hà Nội
Theo: BBC News Tiếng Việt (08/05/2024)



LỜI TRĂNG TRỐI CỦA "CHA ĐẺ" BOM A VÀ BOM H TRUNG QUỐC: 9 CHỮ VÔ CÙNG QUÝ GIÁ

Đặng Giá Tiên (鄧稼先), người phát triển quả bom nguyên tử (bom A) đầu tiên của Trung Quốc, là một người vô cùng giản dị, kín tiếng.


Khi ánh sáng trắng chói lóa quét qua sa mạc tĩnh lặng và khói bụi cuộn thành đám mây hình nấm màu nâu đỏ, Đặng Giá Tiên úp mặt vào đôi tay, nước mắt chảy dài trên gương mặt, nín thinh.

Dự án do ông chỉ đạo đã thành công.


Vợ ông, Hứa Lộc Hy, sau này kể lại rằng, sáu năm trước khi lần đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này, ông không thể nói cho gia đình biết mình sẽ làm gì hoặc sẽ ở đâu trong những năm tới.

Năm 1958, Đặng Giá Tiên chụp ảnh cùng gia đình sau khi nhận nhiệm vụ phát triển bom nguyên tử.

Ông thậm chí còn không được phép đến thăm người mẹ đang bị bệnh nặng của mình trong thời gian đang thực hiện dự án và chỉ được nhìn mặt mẹ lần cuối sau khi cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công vào tháng 10/1964.

Thứ Ba ngày 25/6/2024 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đặng Giá Tiên, nhà vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bom nguyên tử (bom A) và bom hydro (bom H) của Trung Quốc và hiện đã trở thành tượng đài lớn trong sự nghiệp phát triển công nghệ quân sự của nước này. Ông được người trong giới tôn tụng là "cha đẻ" của hai quả bom A và bom H.

Trong khi người đồng cấp Mỹ Robert Oppenheimer trở nên nổi tiếng khắp thế giới – và là chủ đề của một bộ phim tiểu sử lớn cùng tên năm 2023 và gặt hái được 7 giải Oscar – thì tên tuổi của Đặng Giá Tiên chỉ được tiết lộ cho công chúng một tháng trước khi ông qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1986.

Nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc Dương Chấn Ninh, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957, vốn biết rõ về cả hai người, nói rằng Robert Oppenheimer và Đặng Giá Tiên có "những tính cách hoàn toàn trái ngược nhau".

Nếu như Robert Oppenheimer là một “thiên tài không ngừng nghỉ, không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện sự vượt trội của mình” thì Đặng Giá Tiên “luôn chân thành và khiêm tốn, và không bao giờ cố gắng thể hiện bản thân”.

Ông Dương Chấn Ninh viết vào năm 1993 rằng: "Trong tất cả những trí thức mà tôi từng biết, Đặng Giá Tiên là người có sự giản dị chân thực nhất".

28 năm âm thầm cống hiến

Đặng Giá Tiên sinh năm 1924 tại An Huy trong một gia đình trí thức và lớn lên với nguyên tắc “có ích cho nước” đặt lên hàng đầu.

Thời thanh niên, Đặng Giá Tiên đến Mỹ học tại Đại học Purdue (bang Indiana), nơi ông hoàn thành bằng tiến sĩ trong vòng chưa đầy hai năm vào năm 1950, khi mới 26 tuổi.

Đặng Giá Tiên - "Cha đẻ" bom A và bom H của Trung Quốc Ảnh: Weibo

Chín ngày sau khi tốt nghiệp, chàng trai 26 tuổi lên tàu trở về nước và trở thành nghiên cứu viên của Viện Vật lý Hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) dưới sự lãnh đạo của Tiền Tam Cường - "Cha đẻ" của chương trình hạt nhân Trung Quốc.

Năm 1958, Đặng Giá Tiên được chọn phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, sau này được gọi là Dự án 596, đứng đầu một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp với độ tuổi trung bình là 23, sau đó được bổ sung thêm một số nhà khoa học và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hơn.

Đến tháng 9/1963, họ đã thiết kế được một quả bom nguyên tử sử dụng nhiên liệu theo một lộ trình công nghệ hoàn toàn khác so với các cường quốc hạt nhân khi đó, rồi cho nổ thành công thiết bị nguyên tử này chỉ hơn một năm sau đó trong cuộc thử nghiệm Lop Nur tại sa mạc ở Tân Cương.

Sau thành công của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, Đặng Giá Tiên chuyển sự chú ý sang phát triển bom hydro (bom H, bom nhiệt hạch). Ông hợp tác chặt chẽ cùng nhà thiết kế chính Vu Mẫn - chuyên gia vật lý hạt nhân nổi tiếng Trung Quốc - để chế tạo loại bom có sức công phá lớn hơn bom nguyên tử mà lại đảm bảo rút ngắn đáng kể thời gian và cắt giảm chi phí cho dự án.

Kế hoạch của họ đã được đền đáp khi vào tháng 6/1967 Trung Quốc thử nghiệm thành công thiết bị nhiệt hạch đầu tiên trong vòng chưa đầy ba năm sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm.

Để đạt được thành tựu to lớn này, người Mỹ phải mất hơn 7 năm, người Liên Xô mất 4 năm, người Anh mất gần 5 năm, còn người Pháp mất tới 8 năm 6 tháng. Điều này cho thấy nỗ lực của Đặng Giá Tiên và nhóm của ông lớn đến mức nào.

Các kỹ sư, nhà khoa học Trung Quốc ăn mừng vụ thử bom nguyên tử thành công lần đầu tiên. Ảnh: Handout

Vào thời điểm quả bom H thử nghiệm thành công, Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đang diễn ra, mang lại sự hỗn loạn và xung đột phe phái cho viện nghiên cứu hạt nhân.

Gia đình ông gặp rất nhiều sóng gió. Em gái ông bị suy sụp và qua đời ít lâu sau đó; vợ ông bị tấn công tại nơi làm việc còn con gái ông bị đưa về nước ở tuổi 14, trong khi bản thân Đặng Giá Tiên là mục tiêu bị dư luận chỉ trích dữ dội.

“Những đòn giáng vào Đặng Giá Tiên và gia đình không thể coi là nhỏ. Nhưng anh ấy là một người rất kiên cường. Ngay khi mọi chuyện được cải thiện một chút, anh ấy cố hết sức để hoàn thành kế hoạch và hướng tới những mục tiêu đã đặt ra" - Người vợ của Đặng Giá Tiên chia sẻ về sau.

Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ Robert Oppenheimer, "cha đẻ" của bom nguyên tử, từng giữ chức Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos của Dự án Manhattan trong Thế chiến II. Ảnh: AP

Động lực này đã thúc đẩy Đặng Giá Tiên tiếp tục nghiên cứu vũ khí neutron (loại bom H nhỏ) cho đến những năm 1980 và ngay cả khi sắp qua đời vì bệnh ung thư, ông vẫn tiếp tục làm việc với Vu Mẫn về kế hoạch đẩy nhanh các vụ thử hạt nhân.

"Đừng để người ta đi trước mình quá xa"

Căn bệnh ung thư của Đặng Giá Tiên xuất hiện có lẽ là do ông tiếp xúc gần với plutonium sau một cuộc thử nghiệm thất bại vào năm 1979.

Để tìm hiểu nguyên nhân thất bại, ông kiên quyết tự tay tìm kiếm các mảnh vỡ phát nổ từ quả bom, khiến bản thân phải chịu bức xạ nặng trong quá trình này.

"Đặng Giá Tiên ấy xứng đáng được mệnh danh là "Cha đẻ" của Bom nguyên tử và Bom H của Trung Quốc". Ảnh: Henry Wong/SCMP

Khi đi khám, gan và tủy xương của ông đều bị tổn hại nghiêm trọng do nhiễm phóng xạ liều cao. Dù bệnh tật, Đặng Giá Tiên vẫn hết lòng vì công việc. Một năm sau ngày phát hiện bệnh ung thư, ông suy lão rất nhanh, sức khỏe yếu dần. Giữa năm 1986, cơ thể Đặng Giá Tiên bắt đầu xuất huyết nhiều chỗ, không cầm máu được.

Đến ngày 29/7/1986, Đặng Giá Tiên qua đời ở tuổi 62. Câu nói cuối cùng trước khi mất của ông vẫn mang một nỗi niềm đau đáu cho đất nước: "Đừng để người ta đi trước mình quá xa".
(不要讓人家把我們落得太遠.)

Vào ngày 29/7/1996 - kỷ niệm 10 năm ngày mất của Đặng Gia Tiên - Trung Quốc thực hiện vụ thử bom hạt nhân cuối cùng của nước họ rồi tuyên bố trước thế giới tạm chấm dứt các vụ thử nghiệm hạt nhân.

Nhiều năm sau ngày "cha đẻ" 2 quả bom của Trung Quốc qua đời, người ta mới biết nhiều câu chuyện xoay quanh ông qua lời kể của vợ ông, bà Hứa Lộc Hy. Một tháng trước khi ông qua đời, đông đảo công chúng mới biết đến tên tuổi và thành tựu của ông trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.

Suốt 28 năm (kể từ năm 1958 đến khi qua đời năm 1986), Đặng Giá Tiên đã âm thầm cống hiến công sức và trí tuệ cho đất nước mà không đòi hỏi được người đời ca tụng, biết ơn. Mục tiêu lớn nhất đời ông chính là "tập trung hoàn toàn vào việc theo kịp các siêu cường hạt nhân trên thế giới" theo như lời bà Hứa Lộc Hy kể lại.

Sau ngày Đặng Giá Tiên mất, ông Dương Chấn Ninh đã viết một bài báo để tang, có đoạn: "Đặng Giá Tiên là người thúc đẩy sự nghiệp vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Ông ấy xứng đáng được mệnh danh là "cha đẻ" của Bom nguyên tử và Bom H của Trung Quốc".

Tham khảo: SCMP, China, Nuclear Museum
Trang Ly / Theo: ĐSPL


Click để xem bộ phim về cuộc đời Đặng Giá Tiên


Tuesday, July 2, 2024

TRUYỀN THUYẾT VỀ VUA CÁ CHÉP

Vào thời Gia Tĩnh của triều đại nhà Minh, có một người đánh cá Trương Đức Viêm ở Giang Tây, suốt ngày đánh cá trên bãi cá chép, nhưng do chính quyền địa phương đánh thuế cá quá nhiều nên anh ta hầu như không đủ sống. Một đêm nọ, trong giấc mơ anh đã gặp “vua cá chép’…


Vào ngày 15 tháng 4 năm đó, Trương Đức Viêm dựng hàng rào tre trên bãi cá chép và đặt bẫy cá để bắt thêm cá trong trận lũ cá vào buổi tối. Sau khi mọi thứ chuẩn bị xong, Trương Đức Viêm thấy trời còn sớm nên chợp mắt trên thuyền.

Ngay sau khi nhắm mắt, Trương Đức Viêm nằm mơ thấy một ông già có hai chòm râu dài buông thõng, đứng dưới nước nói chuyện với mình: “Ta là vua cá chép , đêm nay ta sẽ dẫn con cháu đến hồ Poyang để đẻ trứng. Nếu ngươi muốn đi qua đây, hãy rút khỏi mảng câu cá”.

Trương Đức Viêm nghe xong liền trả lời: “Cá Vương, tôi cũng muốn hứa với ngài, nhưng đầu tháng sau chính phủ sẽ đến thu thuế cá, nếu không nộp được thuế cá, chính phủ sẽ lấy của tôi, thuyền đánh cá và kế sinh nhai của tôi sẽ mất.”

Vua Cá Chép nghe xong nói: “Anh nói đúng, vậy tôi sẽ cho anh một con cá chép bạc làm tiền đường của chúng ta”. Nói xong, ông ta lấy từ trên tay ra một con cá chép bạc và đưa cho Trương Đức Viêm. Anh chàng vội vàng đưa tay ra lấy nhưng chẳng may con cá chép bạc rơi xuống sông.


Trương Đức Viêm giật mình tỉnh dậy, mở mắt ra thấy đã gần hết giờ nên đốt đuốc soi thuyền xem có con cá nào trong dàn câu cá không; kết quả là có không một con cá nào trong dàn câu cá cách đó hàng chục mét; chỉ được con cá Chép trang trí bằng bạc hình con cá chép.

Trương Đức Viêm cầm con cá chép bạc nhìn kỹ thì thấy vảy của con cá chép bạc rất tỉ mỉ và đôi mắt của nó giống như thật; như thể nó được biến đổi từ một con cá sống. Anh nhớ lại cảnh trong mơ, thầm kinh ngạc: “Xem ra ông vua cá chép này mua đường thật”. Lại nhìn lên mặt trăng đã tới gần trung tâm bầu trời, thời gian không còn xa, Trương Đức Viêm nhanh chóng rút ra khỏi nơi đó.

Sau khi thu dọn xong, Trương Đức Viêm ngồi trên mũi tàu để xem chuyện gì đã xảy ra. Một lúc sau, nước bắn tung tóe khắp bãi sông, dẫn theo một con cá chép lớn, hàng nghìn con cá chép trôi xuống sông,Trương Đức Viêm sợ hãi khi nhìn thấy cảnh này, vội quỳ xuống mũi thuyền vái lạy sông.


Ngay khi tờ mờ sáng ngày hôm sau, Trương Đức Viêm quấn con cá chép bạc, chạy tới quận lỵ, tìm một tiệm cầm đồ. Chủ tiệm cầm đồ tên là Triệu Hưng, cầm con cá chép bằng bạc, thấy tay nghề rất tinh xảo, ước tính trị giá cả trăm lượng bạc, khi nhìn thấy quần áo rách nát của Trương Đức Viêm, ông chợt có ý kiến ​​nói: “Ta xem con cá chép bạc này, tay nghề cẩu thả, chất lượng bạc cũng kém hơn một chút, đáng giá mười lượng bạc.”

Trương Đức Viêm quả nhiên không hiểu giá vàng bạc châu báu, vừa nghe nói có giá trị mười lượng bạc, hắn đã vui mừng khôn xiết, vội vàng đáp: “Được rồi, chính là số lượng.”

Triệu Hưng vội vàng hướng dẫn chủ tiệm lấy những miếng bạc đưa cho Trương Đức Viêm. Sau khi Trương Đức Viêm rời đi, Triệu Hưng đã cẩn thận chơi với con cá chép bạc, cảm thấy vật này chỉ có nhà giàu mới có, không hiểu sao lại rơi vào tay một kẻ nghèo khó như Trương Đức Viêm. Nhưng từ tò mò lại biến thành thôi suy ngẫm, hắn thấy con cá chép bạc này không phải bảo vật quý hiếm nên cũng không nghĩ nhiều nữa.

Bên cạnh đó, Trương Đức Viêm đã sử dụng số bạc còn lại để chi tiêu hàng ngày sau khi trả thuế cá, và cuộc sống của anh cuối cùng đã tốt hơn rất nhiều. Trong nháy mắt, vào ngày 15 tháng 4 năm sau, Vua cá chép đến mượn đường khác và lại cho Trương Đức Viêm một con cá chép bằng bạc, Trương Đức Viêm đến hiệu cầm đồ của Triệu Hưng đổi lấy bạc.

Khi Triệu Hưng thấy Trương Đức Viêm lại có thêm con cá chép bạc, anh ta suy nghĩ nhân cơ hội mời Trương Đức Viêm đến nhà hàng uống rượu, và hỏi nguồn gốc của con cá chép bạc. Trương Đức Viêm vốn là người chất phác, thật thà, lại ham nhậu nhẹt, ông kể về nguồn gốc của con cá chép bạc khi đến và đi.


Khi Triệu Hưng nghe đến nguồn gốc của con cá chép bạc, anh ta nảy ra ý tưởng xấu. Ngày hôm sau, anh ta cầm tiền và tìm một ngư dân địa phương để chăm sóc anh ta, và yêu cầu anh ta đuổi Trương Đức Viêm đi, trong khi anh ta mua một chiếc thuyền đánh cá và chiếm bãi cá chép.

Ngày 15 tháng 4 năm sau, Triệu Hưng thuê người sắp cá trên bãi biển từ sớm, thấy trời đã gần tối, ông ta ngủ trên mũi thuyền theo lời Trương Đức Viêm nói. Triệu Hưng thật sự nhìn thấy vua cá chép trong giấc mơ đến mua ven đường, hắn cao hứng nói với vua cá chép: “Bây giờ bãi sông thuộc về ta, ngươi phải cho ta cá chép vàng thì ta mới nhường đường cho ngươi.”

Vua cá chép suy nghĩ một lúc rồi nói: “Được rồi, lần này tôi sẽ cho cậu một con cá chép vàng, và nó còn sống.” Khi Triệu Hưng nghe vậy, anh ta vui mừng khôn xiết và ngay lập tức đồng ý nhường đường cho Vua cá chép.

Lúc này, cá chép vương nói tiếp: “Chỉ là con cá chép vàng này cần phải cho ăn vụn vàng, nếu không sẽ chết đói.” Triệu Hưng không coi trọng câu này, chỉ thúc giục muốn có cá chép vàng.

Sau khi tỉnh lại, Triệu Hưng vội vàng cầm đuốc đi kiểm tra mảng Câu, thấy quả nhiên có một con cá chép vàng đang bơi trong đó. Triệu Hưng tìm thấy một cái lọ để đựng nước, và mang theo con cá chép vàng trở về nhà. Anh cũng mua một chiếc bể cá tinh xảo và giữ con cá chép vàng trong đó.

Nhìn những chú cá chép vàng tung tăng bơi lội trong bể cá, Triệu Hưng nảy ra sáng kiến. Hóa ra vào thời Gia Kinh, vì Diêm Vương nắm quyền, buôn bán quan chức và hối lộ rất phổ biến, nên Triệu Hưng muốn dùng con cá chép vàng này để lấy lòng quan lại địa phương và lấy được một viên quan nhỏ cho mình.

Nghĩ đến đây, Triệu Hưng không khỏi cảm thấy cao hứng. Nhưng bất ngờ, anh phát hiện con cá trắm vàng hếch bụng và chìm xuống đáy bể cá, trông như sắp chết.

Triệu Hưng nhất thời không biết làm sao, liền lo lắng đi một vòng quanh bể cá. Chợt nhớ ra lời vua cá chép nói về việc kiếm ăn bằng vàng vụn, nên vội tìm thỏi vàng, dùng dao cạo sạch những mảnh vụn vàng rồi ném xuống nước.

Kể cũng lạ, ngay khi cho dăm vàng vào bể cá, con cá chép vàng đang hấp hối lập tức lật lại và ăn luôn cả dăm vàng.


Triệu Hưng thở phào nhẹ nhõm khi thấy tác dụng của việc cho dăm vàng ăn, nhưng một lúc sau, anh thấy cá chép vàng lại bắt đầu sống dở chết dở, chỉ sau khi cho dăm vàng ăn thì nó mới trở lại bình thường. Bằng cách này, Triệu Hưng tiếp tục cho ăn, và đến cuối ngày, anh ta cho ăn tất cả các thỏi vàng.

Triệu Hưng muốn nuôi cá chép vàng ở nhà trước, sau này có cơ hội gửi lên đỉnh, nhưng thấy tình hình này, mỗi ngày một thỏi vàng cũng không giữ nổi, cho nên ngày hôm sau liền mang cá chép vàng cho một vị quan địa phương.

Viên quan nhìn thấy con cá chép vàng có thể bơi và cử động, nghĩ rằng trong 3 tháng nữa, vua sẽ đi ngang qua địa phận của mình, khi đưa nó dâng lên vua nhất định sẽ được sủng ái. Vị quan này càng nghĩ càng tốt nên khen Triệu Hưng có công, muốn nuôi cá chép vàng.

Triệu Hưng sợ cá chép vàng chết đói nên đã nói với cá chép vàng rằng cá chép vàng phải được cho ăn một thỏi vàng và vàng vụn mỗi ngày. Viên quan nghe vậy liền trợn tròn mắt nói với Triệu Hưng: “Con cá chép vàng này là do ông nuôi, 3 tháng nữa tôi sẽ quay lại lấy. Trong thời gian này, ông nên chăm sóc nó, nếu ông xảy ra vấn đề gì, tôi sẽ chăm sóc ông”.

Triệu Hưng nghe vậy sững sờ, “Phốc phốc” quỳ xuống nói: “Thưa quan, nhà ta buôn bán nhỏ, không có khả năng nuôi con cá chép vàng này!”

Viên quan nghe vậy không khỏi xúc động nói: “Mặc dù tốn kém tiền bạc để giữ lại con cá chép vàng này, nhưng tôi sẽ gửi nó dâng lên nhà Vua và tôi nhất định sẽ làm hài lòng ngài ấy. Khi tôi thăng chức, tôi có thể đối xử tốt hơn với anh. Nếu có thể yên tâm nuôi con cá chép vàng này cho ta, ta nhất định sẽ bồi thường thật tốt cho ngươi! “

Triệu Hưng còn muốn nói gì đó nữa, nhưng vừa nhìn thấy sắc mặt của vị quan tổng có vẻ muốn ra lệnh đuổi khách, chỉ có thể cùng cá chép vàng trở về.

Gia đình của Triệu Hưng để có vàng nuôi cá chép vàng, hôm nay anh chỉ có thể bán nhà, ngày mai cửa hàng, tất cả vật dụng có giá trị trong nhà đều bán sạch hết.

Sau khi nuôi cá chép vàng được 3 tháng, Triệu Hưng đã phá sản. Cuối cùng, khi nhà Vua đến Giang Tây vi hành, Triệu Hưng vội vàng làm theo lời dặn của viên quan, cẩn thận gửi cá chép vàng đến tay vị quan huyện. Vị quan cuối cùng đã gửi cá chép vàng cho vua.


Khi nghe tin rằng con cá chép vàng có thể bơi và di chuyển mặc dù toàn thân nó màu vàng kim, trong lòng vua cảm thấy kinh ngạc, liền cho người đến xem. Khi mở nắp bể cá ra, thấy không có cá chép vàng tung tăng bơi lội, chỉ thấy một con cá chép tạc từ đá nằm bất động dưới đáy bể, nhà vua cảm thấy phẫn nộ và vô cùng tức giận, cho rằng vị quan huyện nói sai lời, cố ý trêu chọc bản thân, bèn gọi cho viên tổng quan và hướng dẫn ông ta cách giải quyết. Tổng quan làm sao dám lơ ​​là, hôm đó đành sai người đến đọc lệnh bắt giữ viên quan kia, bắt viên quan trấn thủ và tống vào ngục.

Triệu Hưng đáng thương, quần áo rách nát, đói khát, háo hức chờ đợi quan trưởng gọi, có thể bù đắp cho bản thân, không ngờ nhân được tin vị quan đã bị bắt vào tù. Anh không còn gì và rất tuyệt vọng, anh phải ăn xin dọc đường để kiếm sống.

Sự việc của Triệu Hưng và vị quan huyện đã lan truyền đến những ngư dân địa phương. Sau khi Trương Đức Viêm nghe tin, anh ta quay trở lại bãi cá chép để câu cá. Ngư dân địa phương nghe câu chuyện về vua cá chép và cảm thấy rằng Trương Đức Viêm đã được bảo vệ bởi các vị thần và quái vật, vì vậy sẽ không còn dám bắt nạt ông nữa.

Chỉ là từ đó Trương Đức Viêm không bao giờ mơ thấy vua cá chép nữa, nhưng cứ vào ngày 15 tháng 4, anh sẽ tự động rút khỏi bãi biển. Theo thời gian, một phong tục địa phương đã hình thành, cứ đến ngày rằm tháng 4 âm lịch, ngư dân sẽ không ra sông đánh cá vào ngày này nữa.

Mộng Đình biên dịch
An Nhiên / Theo: vandieuhay

XUẤT TÁI KỲ I - VƯƠNG XƯƠNG LINH


Xuất tái kỳ 1 - Vương Xương Linh

Tần thời minh nguyệt Hán thời quan,
Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn.
Đãn sử Long Thành phi tướng tại,
Bất giao Hồ mã độ Âm san.


出塞其一 - 王昌齡

秦時明月漢時關,
萬里長征人未還。
但使龍城飛將在,
不教胡馬渡陰山。


Ra cửa ải kỳ 1 (Dịch thơ: Đào Hùng)

Ải Hán, trăng Tần ngời tỏa sáng
Chinh nhân nghìn dặm mãi xa xăm
Long Thành ví giả còn phi tướng
Chẳng để ngựa Hồ vượt núi Âm.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Vương Xương Linh 王昌齡 (khoảng 698-756) tự Thiếu Bá 少伯, người đất Giang Ninh (tỉnh Giang Tô), năm 727 (đời Ðường Huyền Tông), thi đậu tiến sĩ, được bổ làm chức hiệu thư lang. Sau vì sơ suất về hành vi, bị biếm ra làm chức úy tại Long Tiêu, ở phía Tây sông Tương. Khi trở về quê nhà, gặp lúc loạn lạc, bị Thứ sử Lư Khâu Hiển giết chết vì tư thù.
Vương Xương Linh được người đương thời xưng là Thi thiên tử. Có bạn thân là Vương Chi Hoán và Tân Tiệm.

Nguồn: Thi Viện



10 MÓN ĂN ARGENTINA ĐƯỢC CNN CA NGỢI

Nền ẩm thực Argentina khá đặc biệt vì chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ý, Tây Ban Nha và Pháp nên rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là danh sách 10 món ăn hàng đầu được CNN gợi ý khi ghé thăm Argentina.

LOCRO


Món ăn truyền thống thường này được phục vụ vào ngày Cách mạng tháng Năm 25/5 của Cộng hòa Argentina. Thực đơn thịnh soạn được làm từ cháo ngô nấu với thịt bò hoặc thịt lợn, dạ dày, xúc xích, ớt và nhiều loại rau khác nhau.

ASADO


Asado là tập hợp các đồ nướng trên than đặc trưng của Argentina. Thịt bò, cừu, xúc xích... được tẩm ướp gia vị vài giờ trước khi nướng trên than hồng. Món khai vị gồm dồi, gan, cật…

HUMITA


Một bữa ăn ngon được gói trọn trong một chiếc lá. Món ăn được làm từ ngô ngọt, sữa, hành tây trộn cùng các gia vị và một chút phô mai. Tất cả gói trong lá ngô rồi mang hấp hoặc luộc chín.

PROVOLETA


Được nướng chín trên một chiếc chảo hoặc đĩa tròn, món ăn được làm từ sữa bò lên men, thêm phụ gia để gắn kết lại với nhau, nướng với dầu oregano khiến bề ngoài giòn tan nhưng lại tan chảy khi đưa vào trong miệng.

EMPANADAS


Những chiếc bánh bao bột mì được nướng hoặc rán chín, với nhân bánh gồm thịt và rau. Nhân bánh gồm thịt gà hoặc thịt lợn, thịt bò, cá… trộn với một chút phô mai, thịt muối, ngô, ớt…

MILANESA


Món ăn thường được làm từ thịt bò hoặc thịt gà. Thịt được ép chặt để cắt mỏng trước khi ngâm trong vụn bánh mì sau đó rán hoặc nướng. Trên cùng có thể dùng một quả trứng, pho mát và nước sốt cà chua hoặc chút bơ chiên.

CHORIPÁN


Choripán thường được phục vụ giống món bánh mì thịt nướng. Trong khi xúc xích thường được làm từ lợn thì lạp xường thịt lợn rừng cũng có thể được phục vụ trong một vài nhà hàng.

LLAMA


Trong khi hương vị bít tết lạc đà là mộc mạc hơn và ít đỏ hơn thịt bò, hàm lượng chất béo thấp, khiến món ăn trở thành sự thay thế lành mạnh. Bạn có thể rán, hầm hoặc chỉ ăn riêng bít tết lạc đà.

PIZZA


Lớp đế dày của pizza Argentina trở nên sáng hơn với màu của sốt cà chua trải quanh rìa bánh, món ăn được phủ phô mai mozzarella theo kiểu Argentina nhiều đến nỗi chúng chảy tràn xuống cạnh bánh khi lấy ăn. Phần nhân cũng gồm có ô liu xanh, rau thơm, chút ớt khô.

DULCE DE LECHE


Kem Argentina to và nhiều kem hơn khiến cho các thực khách của kem Ý cũng phải thòm thèm, món kem này thậm chí còn ngon hơn khi phủ lên chút sữa và nước đường cô đặc.

Ha Giang Nguyen / Theo: Wiki Travel

Monday, July 1, 2024

VÌ SAO CHƯA THỂ KHAI QUẬT HẾT LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG?

Trải qua hơn 2.000 năm, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn ẩn chứa nhiều bí mật mà hậu thế có thể mất hàng trăm năm nữa mới có thể khai quật và giải mã.


Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế lập ra nhà Tần, triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Để chuẩn bị trước cho cuộc sống ở bên kia thế giới, Tần đế đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ cho mình vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành. Thực tế, lăng mộ được xây dựng ngay từ khi Tần Thủy Hoàng mới 13 tuổi, nhưng được đẩy mạnh sau khi ông lên ngôi hoàng đế và công trình chỉ hoàn thành sau khi Tần đế qua đời.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974 sau khi một nhóm nông dân ở đây đào được chiến binh đất nung đầu tiên có kích thước tương đương người thật.

Khảo sát gần đây chỉ ra, lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ bắc sang nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.

Khu vực lăng mộ trung tâm được cho là giống như một cung điện và là nơi đặt thi hài của hoàng đế nhà Tần cùng nhiều kho báu. Nơi đây chiếm đến 2/3 tổng diện tích, lăng mộ còn có chỗ chôn cho các phi tử của Tần đế với 48 ngôi mộ nhỏ được tìm thấy. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra 98 căn phòng ngay bên cạnh khu vực của đội quân đất nung.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Đồ họa: DM).

Qua hơn 2.200 năm, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn gần như "bất khả xâm phạm". Phát hiện lớn nhất về lăng mộ này là đội quân gồm khoảng hơn 2.000 chiến binh đất nung cùng với các cỗ xe ngựa và cung nỏ. Bốn hố chôn đã được khai quật với tổng diện tích hơn 25.000m2. Tuy nhiên, đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ. Các nhà khảo cổ dự đoán có tới 8.000 tượng đất nung bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế nhà Tần.

Đến cuối thế kỷ XX, cộng đồng khảo cổ quốc tế đều ủng hộ việc ngừng khai quật sâu vào lăng mộ. Do vậy, kết cấu của phần lăng mộ trung tâm vẫn nguyên vẹn. Các chuyên gia đã đưa ra 3 nguyên nhân chính khiến Trung Quốc đến nay vẫn quyết định chưa khai quật công trình đồ sộ này.

NHỮNG CẠM BẪY NGHÌN NĂM

Quanh phần trung tâm lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là có dòng sông thủy ngân (Ảnh minh họa: LATimes).

Theo ghi chép của nhà sử học Tư Mã Thiên sống ở thời Hán viết vào thế kỷ II trước Công nguyên, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng tồn tại "hàng trăm con sông được mô phỏng bằng thủy ngân".

Vào những năm 1980, sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Đức đã phát hiện ra rằng, đất trong ngọn đồi chôn cất phía trên lăng mộ có nồng độ thủy ngân cao hơn nhiều so với những nơi khác. Họ ước tính, nồng độ thủy ngân ở trong lăng mộ cao gấp 280 lần mức bình thường. Lượng thủy ngân bên trong có thể lên tới 100 tấn. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bí ẩn trong lăng mộ Tần đế.

Hiện một số nhà khảo cổ học làm việc tại khu vực này tin rằng thi thể của Tần đế có thể nằm giữa những con sông thủy ngân kịch độc. Tương truyền, Tần Thủy Hoàng đã nuốt thủy ngân với niềm tin nó có thể mang lại trường sinh bất tử, song lại bị ngộ độc vì uống quá nhiều dẫn đến tử vong. Sau khi ông qua đời, những dòng sông thủy ngân lại được tạo ra bên trong lăng mộ nhằm bảo quản thi hài của Tần đế.

Mặt khác, có những ý kiến cho rằng, người xưa sử dụng độc tính của thủy ngân trong lăng mộ để ngăn chặn những kẻ trộm mộ. Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, dễ dàng tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng, đặc biệt là tốc độ bay hơi của thủy ngân sẽ tăng nhanh khi nhiệt độ và tốc độ gió tăng. Một câu hỏi đặt ra là, khai quật một nơi có thể chứa đầy thủy ngân như lăng Tần Thủy Hoàng sẽ tác động thế nào đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.

Nhiều người tin dòng sông thủy ngân là lý do khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng bất khả xâm phạm, song đó dường như chỉ là một trong rất nhiều cạm bẫy khiến lăng mộ "bất khả xâm phạm".

Theo "Sử ký", để bảo vệ khu lăng mộ hoàng đế, những người thợ thời nhà Tần được cho là đã xây dựng hàng loạt cạm bẫy bên trong bao gồm cung nỏ, máy bắn tên tự động… Việc bố trí bẫy nỏ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cụ thể ra sao, cho tới ngày nay vẫn chưa có cách nào xác định. Tuy nhiên thông qua khai quật đường hầm binh mã (đội quân đất nung bên ngoài lăng mộ Tần Thủy Hoàng), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra loại nỏ làm từ chất liệu gỗ dâu. Loại vũ khí này là "kình nỏ" (siêu nỏ), sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh. Theo ước tính của các học giả, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn hơn 800m, sức căng lên tới hơn 350kg và tự động vận hành.

Ngoài ra, khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng có một vách đá sâu khoảng 7m được xây dựng bên trong lăng mộ và có rất nhiều cát lún trên vách đá. Những kẻ trộm mộ khi đột nhập có thể bị nhấn chìm bởi cát lún.

Không loại trừ khả năng những cạm bẫy này vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm. Đó là lý do khiến việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở thời điểm này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

HẠN CHẾ CỦA KHOA HỌC

Khai quật hết lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thể mất hàng trăm năm nữa khi có đủ tiến bộ về khoa học kỹ thuật để bảo toàn cổ vật và kết cấu bên trong (Ảnh minh họa: Sharjah).

Theo tính toán và ước tính của các nhà khảo cổ, dựa vào trình độ khoa học kĩ thuật của con người hiện tại, để khai quật một công trình có quy mô lớn như lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hậu thế sẽ phải mất hàng trăm năm nữa. Khoảng thời gian này cũng chỉ là ước tính bởi vì trong quá trình khai quật không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống không thể lường trước, khiến quá trình khai quật kéo dài và phức tạp hơn nữa.

Giới khảo cổ cũng cảnh báo, kể cả khi khai quật thành công, Trung Quốc cũng khó lòng đảm bảo những cổ vật bên trong lăng mộ còn nguyên vẹn khi đưa lên khỏi mặt đất.
Minh chứng rõ ràng nhất là đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Những pho tượng đất nung hình chiến binh vốn khoác những tấm áo giáp và chiến bào sơn màu tím, nhưng sau một thời gian được khai quật và đưa lên khỏi mặt đất, chúng đã biến thành màu nâu hoàn toàn vì bị ô-xy hóa khi tiếp xúc với không khí bên ngoài. Kĩ thuật bảo quản hiện vật văn hóa khảo cổ hiện nay vẫn chưa thể xử lý tốt được vấn đề này.

"Hiện tại, công việc khảo cổ của chúng tôi đang tập trung vào bố cục cơ bản của lăng mộ", ông Qingbo Duan thuộc Đại học Tây Bắc ở Tây An, Trung Quốc, người dẫn đầu cuộc khai quật lăng mộ từ năm 1998 đến năm 2008, nói. Bởi vì nếu nước hoặc không khí lọt vào có thể làm hỏng bất cứ cổ vật nào bên trong, ngay cả việc đưa robot vào cũng bị loại trừ.

Yinglan Zhang, nhà khảo cổ học ở Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây tại Tây An (Trung Quốc) cảnh báo, nếu cố mở lăng mộ, kể cả bằng cách sử dụng robot hoặc khoan, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ và những vật thể bên trong sẽ bị phá hủy nhanh chóng.

Để bảo toàn kết cấu của lăng mộ cũng như những cổ vật bên trong, thay vào đào xới, các nhà khoa học Trung Quốc đang xét đến phương án dùng máy dò tia vũ trụ. Theo một nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ, các tia vũ trụ có khả năng giúp các nhà khảo cổ xác định chính xác nơi đặt thi hài và bảo vật của hoàng đế nhà Tần.

Các nhà khảo cổ có thể cần ít nhất hai thiết bị dò tia vũ trụ đặt ở các vị trí khác nhau dưới bề mặt mộ khoảng 100m. Những thiết bị này có thể phát hiện các hạt nguyên tử có nguồn gốc vũ trụ xuyên qua mặt đất, từ đó cho phép các nhà khoa học xác định những cấu trúc ẩn không nhìn thấy.

YẾU TỐ PHONG THỦY

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là có sự hài hòa về phong thủy với sông núi bao quanh (Ảnh đồ họa: Sina).

Ngay từ thời xa xưa, người ta thường rất đầu tư trong việc chọn vị trí để xây dựng lăng mộ. Theo phong thủy, vị trí đắc địa phải có núi và có sông bao quanh. Khi xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chỉ riêng việc chọn vị trí đã vắt kiệt sức lực của nhiều bậc thầy phong thủy lúc bấy giờ.

Lăng mộ nằm dưới một gò đất cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Dù ở cách xa kinh thành Hàm Dương khi đó, nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn quyết lựa chọn và đầu tư nhiều tiền của, công sức và thời gian để xây dựng lăng mộ tại đây. Ở góc độ phong thủy, một số nhà nghiên cứu cho rằng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là hình mẫu, kho tàng về địa lý được coi là lý tưởng. Nguyên tắc dựa lưng vào núi, có nguồn nước xung quanh, chính là tiền đề để xây dựng lăng mộ của vị hoàng đế Trung Quốc này. Đặc điểm phong thủy của lăng mộ Tần Thủy Hoàng là phía nam dựa vào núi, 3 mặt bắc, đông, tây đều được bao quanh bởi nước.

Khi quan sát ảnh vệ tinh, các chuyên gia nhận thấy dãy núi Ly Sơn, nơi có lăng mộ Tần Thủy Hoàng được ví như một con rồng khổng lồ. Theo phong thủy, dãy núi kéo dài không đứt là "long mạch". Hình và thế của long mạch khác nhau sẽ đại biểu cho ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang tới những điều tích cực, may mắn. Đặc biệt, khu vực trung tâm, nơi đặt lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lại nằm đúng ở vị trí "mắt rồng", được coi là rất linh thiêng. Do đó, các chuyên gia không muốn phá vỡ bố cục kỳ diệu này nên đã từ bỏ ý định đào xới lăng mộ của hoàng đế nhà Tần.

Ngoài những yếu tố kể trên, nguy cơ tác động đến môi trường và chi phí khai quật cũng là vấn đề lớn khiến hoạt động khám phá bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng bị hạn chế. Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa Trung Quốc, độ dày lên 76m của lớp đất bao phủ lăng khiến chi phí khai quật sau này có thể lên tới 60 tỷ nhân dân tệ (gần 9 tỷ USD).

Minh Phương
Theo Chemistryworld, Quora, LiveScience



GIẢI MÃ ĐẤT PHÁT VƯƠNG CỦA NHÀ TRẦN: CỤ TẢ AO VIẾT GÌ?

Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu bởi vị hoàng đế xuất thân từ vùng địa linh Cổ Pháp (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa, về phía đông của thượng nguồn sông Phổ Đà.

Nền móng hoàng thành Thăng Long nơi phát hiện dấu tích xây dựng thời Trần. Ảnh: Duyên Dáng Việt Nam

Một cuộc "tầm long"

Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa Cao Biền di cảo (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để "tầm long" ráo riết. Vậy "tầm long" là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: Chẳng qua ra đến ngoài đồng. Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây: Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ). Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

Tả Ao địa lý toàn thư ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn) Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc "tầm long" trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu gia – (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).

Phát vương trên đất kết

Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm (và Lưu Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Những tòa tháp ở Yên Tử nơi vua Trần Nhân Tông khởi phát thiền phài Trúc Lâm. Ảnh: Duyên Dáng Việt Nam

Đó là dòng thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì "đất kết" mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi "thầy phùng". Ông là người biết rõ kiểu đất "hậu sinh phát đế" ở thôn Lưu gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam khá thuyết phục như sau: "Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng đông bắc tây nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác. rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. gò ấy, phía trước có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở (…) đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế".

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy phùng, và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được. Vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Thầy phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết :

- Vào ngày lập thu vừa rồi, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính hợi.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết. Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ) – rồi cưới Dung – đây là sự kiện mở đầu một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần như thế nào?

PV (Theo Duyên Dáng Việt Nam)

TÂN DI Ổ - VƯƠNG DUY


Tân di ổ - Vương Duy

Mộc mạt phù dung hoa,
Sơn trung phát hồng ngạc.
Giản hộ tịch vô nhân,
Phân phân khai thả lạc.


辛夷塢 - 王維

木末芙蓉花,
山中發紅萼。
澗戶寂無人,
紛紛開且落。


Thung lũng mộc lan (Người dịch: Thái)

Đầu cành tựa búp hoa sen
Giữa núi non bỗng đỏ chen cánh đài
Bên khe nhà chẳng bóng người
Nở rồi lại rụng tơi bời muôn hoa


Tân di 辛夷 là hoa mộc lan, còn ổ 塢 là vùng đất trũng thấp, bốn phía xung quanh cao. Như vậy tân di ổ 辛夷塢 nên dịch là "thung lũng mộc lan". Các sách chú giải Vương Duy, chẳng hạn như Vương Duy tập hiệu chú 王維集校注 của Trần Thiết Dân, Trung Hoa thư cục 1997 (trang 423) cũng đều hiểu như vậy, và thung lũng hoa này đương thời là một cảnh đẹp ở nơi Vương Duy ẩn cư, biệt thự Võng Xuyên 輞川 đất Lam Điền 藍田 (ở tỉnh Thiểm Tây ngày nay).


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Vương Duy 王維 (699-759), tự là Ma Cật 摩詰, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm. Do đó, Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Vương Duy tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng. Năm 19 tuổi, Vương Duy đến Trường An, được Kỳ Vương Lý Phạm mến tài; đỗ đầu kỳ thi của phủ Kinh Triệu. Năm 21 tuổi, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Ðại Nhạc thừa rồi bị giáng làm tham quân ở Tế Châu. Sau nhân Trương Cửu Linh làm Trung Thư lệnh, ông được mời về làm Hữu Thập di, Giám sát ngự sử, rồi thăng làm Lại bộ lang trung. Trong thời gian này, thanh danh của ông và em là Vương Tấn vang dậy Trường An. Sau đó đến lượt Trương Cửu Linh lại bị biếm, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu một thời gian. Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề. Một hôm An Lộc Sơn mở đại yến tại ao Ngưng Bích, có các nhạc công của Lê viên tấu nhạc, khiến mọi người cảm xúc rơi lệ. Vương Duy nghe bài ấy cảm thương làm bài "Ngưng Bích trì".
 
Sau khi loạn yên, Vương Duy được tha tội và phục chức, chính nhờ bài thơ này, và nhờ có Vương Tấn, đang làm hình bộ thượng lang, xin giải chức chuộc tội cho anh. Về sau, Vương Duy làm đến chức Thượng thư hữu thừa.


Ông giỏi văn nghệ, ưa tiêu dao, nên tuy làm việc với triều đình nhưng vẫn thích nơi có cảnh quan yên tĩnh. Ông được gần vua, các cận thần và được quý trọng vì am hiểu văn chương nghệ thuật. Song trong lòng đã sẵn hướng về thiên nhiên nên thơ ông tả nhiều thú điền viên sơn thủy. Ông có một trang viên riêng cho mình, ở đó ông gảy đàn, thổi sáo và làm thi phú.
Ông để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ thời trẻ, bộc lộ tâm trạng của lớp tri thức có tài có chí không được dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn công tử quý tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, trụy lạc.
 
Những tháng năm ở biên cương, thơ ông có tình điệu khẳng khái, hiên ngang, đề cao lòng yêu nước, tinh thần hăng hái của những người lính canh giữ biên cương, sẵn lòng vì một triều đại đang mở mang, hướng tới thịnh vượng (Sứ chí tái thượng, Lũng đầu ngâm, Lão tướng hành,...)
 
Thơ Vương Duy có một phần nổi bật quan trọng đó là thơ thiên nhiên. Do thú ưa thích một lối sống thanh tao, phong nhã, tâm hồn ông hoà nhập với cảnh sống thanh bình của làng quê yên ấm. Thơ ông miêu tả núi sông hùng vĩ, cảnh làm ruộng, gặt hái, lấy sự chất phác đôn hậu của đời sống dân chúng cần mẫn trên đồng ruộng làm nền. Thơ ông còn đắm trong tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật.


Thơ Vương Duy có phong cách riêng, có chất hùng tráng và thâm trầm. Tài thơ của ông giàu có ở cách thể hiện những đề tài khác nhau, việc miêu tả thiên nhiên tinh tế và đầy sống động. Ngôn ngữ thơ cô đọng và điêu luyện, phù hợp với những ý tứ sâu sắc, truyền cảm.
Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc, giỏi thư pháp và hội họa. Tranh sơn thủy của ông mở đầu cho lối họa Nam Tông. Người ta thường khen ông là: "Trong thơ có họa, trong họa có thơ" (Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi).
 
Ðối với Phật giáo đương thời, Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái thiền tông. Người đời sau gọi ông là Thi Phật.

Nguồn: Thi Viện