Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 – 1063).
Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển vượt bậc. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt là Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự. Bao Thanh Thiên có khuôn mặt đen và vầng trăng trên trán là hình ảnh thường thấy trên phim. Nhưng thực tế không phải vậy.
Bức họa Bao Công từ đời Tống cho thấy ông không phải mặt đen, trán có vết trăng khuyết như thường thấy. |
Ông thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử.
Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm ty. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Được xếp trên cùng là “Long đầu trảm”, tiếp đến là “Hổ đầu trảm” và “Cẩu đầu trảm”.
“Cẩu đầu trảm” là hình phạt dành cho người phạm tội là thứ dân. “Hổ đầu trảm” dành cho các bậc quan lại và “Long đầu trảm” là kết quả cho họ hàng, thân thích với vua chúa nhưng không chịu tu thân tích đức.
Phủ Khai Phong nhìn từ bên ngoài.
Phía cuối phủ Khai Phong là nhà lao để giam giữ phạm nhân chờ ngày xét xử, hành hình. Nhà lao được chia làm 2 khu, khu nam và khu nữ. Bên ngoài nhà lao, Ban quản lý đã cho giữ lại gông đeo cổ, xe tù… để du khách thấy được toàn bộ cách làm việc, sinh hoạt, xét xử, giam giữ tù nhân… của phủ Khai Phong ngày xưa.
Theo V.Đ (VoThuat.vn)