Những câu nói, tục ngữ của cổ nhân đều được đúc kết từ những trải nghiệm sống quý giá của người xưa. Theo quan niệm của cổ nhân, người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo, những ai suy nghĩ tích cực thì vận khí sẽ ngày càng tốt. Thực tế, thái độ sống tốt sẽ mang tới cho bạn những vận may bất ngờ. Càng ít bi quan thì may mắn sẽ càng nhiều.
Khi nói về quy tắc đối nhân xử thế, người xưa có câu rằng: “Đừng hứa khi vui, đừng tranh khi giận, đừng than khi buồn”. Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì? Tại sao người xưa lại khẳng định như thế?
Đừng hứa khi vui
Thông thường, khi tâm trạng thay đổi thất thường cũng sẽ dẫn đến những quyết định, lựa chọn mang tính bốc đồng. Những người có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân cũng sẽ kiểm soát tốt được cả cuộc đời.
Nói lời mà không giữ lời chẳng khác gì “hứa lèo”; miệng thì đồng ý làm theo yêu cầu của người khác nhưng thực tế lại chẳng làm được gì. Ảnh minh họa
Nếu quá phấn khích và vui mừng, đừng vội vàng nói ra những lời hứa hẹn. Thay vào đó, hãy để lại cho bản thân một khoảng hòa hoãn. Khi bản thân đang đắc chí và cao hứng, họ sẵn sàng khoe khoang, tâng bốc bản thân, tùy tiện nói ra những lời hứa hẹn. Nếu hứa hẹn mà không thực hiện được, bạn sẽ trở thành người thất hứa; rồi có một ngày bạn sẽ tự chuốc rắc rối vào mình.
Nói lời mà không giữ lời chẳng khác gì “hứa lèo”; miệng thì đồng ý làm theo yêu cầu của người khác nhưng thực tế lại chẳng làm được gì. “Một lần thất tín, vạn lần thất tin”, nếu không có khả năng thực hiện được thì đừng có đồng ý hay hứa hẹn, đừng chỉ vì sướng mồm mà làm hại cái thân.
Vì thế, nếu người khác yêu cầu và mong muốn bạn làm một điều gì đó, nếu ngoài tầm khả năng thì bạn nên thẳng thắn từ chối. Thà mất lòng trước, được lòng sau còn hơn sau này khiến danh dự của bản thân bị hủy hoại.
Đừng tranh khi giận
Câu nói này có liên quan đến một câu chuyện thuở xưa. Vào thời nhà Tống, có một tể tướng tên là Phú Bật. Vị tể tướng này nổi tiếng với tài tranh luận. Một ngày nọ, có một học giả nghèo bỗng dưng chặn đường, đứng trước mặt Phú Bật nói rằng: “Nghe nói ông là người rất hoạt ngôn và giỏi tranh luận, vậy tôi hỏi ông một câu, liệu ông có trả lời được không?”
Tranh luận với người đang tức giận sẽ không thể cải thiện tâm trạng hay thay đổi tình thế. Ảnh minh họa
Phú Bật thừa biết người học giả nghèo này không có ý tốt. Tuy nhiên, Phú Bật không thể ngăn ông ta nói nên đành phải lắng nghe. Vị học giả nói rằng: “Nếu có người mắng chửi ông thì ông sẽ làm như thế nào?” Phú Bật liền đáp lại: “Lúc đó tôi sẽ giả như không nghe thấy gì”. Nghe xong, vị học giả đem ánh mắt khinh bỉ nhìn ông: “Tưởng rằng ông đã tinh thông đọc “Tứ thư ngũ kinh”, hóa ra ông cũng chỉ là một con rùa rụt cổ”.
Phú Bật nghe vị học giả nói vậy cũng không hề tức giận, cũng không để tâm những lời nói khinh miệt đó. Cảm thấy Phú Bật vừa vô vị vừa nhàm chán, vị học giả cuối cùng đã bỏ đi. Chứng kiến cảnh tượng này, người hầu bên cạnh Phú Bật vô cùng phẫn nộ và bất bình: “Một người vô lễ như thế, sao Ngài không trổ tài tranh luận và phản bác ông ta?”
Thấy vậy, Phú Bật thản nhiên trả lời: “Người này rõ ràng đang tức giận. Nếu như ta tranh luận với ông ta thì khẳng định sẽ mặt đỏ tía tai. Nếu ta thắng thì cũng kiểu “khẩu phục nhưng tâm không phục”. Vì thế, khi đối phương nóng giận, họ thường đánh mất lý trí. Ta hà cớ gì phải tranh luận với một người như thế?”
Trong cuộc sống, nếu ai đó cố tình chọc tức bạn, bạn có thể phớt lờ và làm lơ đi. Tranh luận với người đang tức giận sẽ không thể cải thiện tâm trạng hay thay đổi tình thế. Chỉ không tranh giành, không cãi vã, không so đo tính toán thì bạn mới có thể “bất khả chiến bại”.
Đừng than khi buồn
Trong cuộc sống, nhiều người có xu hướng tìm người để chia sẻ, than vãn, tâm sự lúc buồn khổ, khó khăn. Tuy nhiên, trưởng thành thực sự là khi trong lòng thống khổ nhưng miệng lại không thể nói ra. Ai cũng có nỗi niềm của riêng mình, cũng có những khoảng trời cần giấu kín. Những lúc cảm thấy bi thương và buồn chán, người trưởng thành sẽ học cách im lặng để dần làm dịu những vết thương.
Trên thế gian này, không có sự đồng cảm nào là tuyệt đối, cảm xúc như thế nào thì lòng người tự biết. Ai cũng có cuộc sống riêng. Nếu bạn khóc, người ta cũng không quan tâm đặc biệt gì; nếu bạn mỗi ngày chỉ biết phàn nàn, cuộc sống cũng không thương xót bạn. Nếu đã như thế, tại sao cứ phải kể lể, than khóc làm gì cho mệt?
Muốn có được cuộc sống như mong muốn, đạt được mục tiêu mình đề ra, thay vì dùng thời gian để phàn nàn, oán hận thì hãy nghĩ cách để khắc phục nó. Ảnh minh họa
Thông thường khi buồn, trong tâm chứa đựng điều gì thì miệng sẽ nói ra điều đó. Vì thế, khi khó khăn hay nghèo khổ thì đừng nên than vãn bởi đây là một hành vi thiếu khôn ngoan. Hãy tự mình nuôi dưỡng một cái miệng phú quý, giàu có, nói ra vàng ra ngọc, cố gắng chăm chỉ và nỗ lực hết mình, rồi có một ngày cuộc sống của bạn sẽ đổi khác.
Muốn có được cuộc sống như mong muốn, đạt được mục tiêu mình đề ra, thay vì dùng thời gian để phàn nàn, oán hận thì hãy nghĩ cách để khắc phục nó. Ngôn ngữ và tâm trạng thật sự có thể cải biến vận mệnh của đời người. Muốn thay đổi vận mệnh, trước hết phải lạc quan, nói ra những lời hay ý đẹp, tích cực và may mắn.
Người hay nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo, người suy nghĩ tích cực sẽ thu hút vận khí. Thái độ sống của mỗi người sẽ mang tới những vận may bất ngờ; sống càng lạc quan, vận may càng nhiều. Vì thế, dù có buồn đến mấy cũng không nên than vãn quá nhiều.
Theo:vandieuhay