Ăn xong thôi thì sẵn tiện cùng đường nên quyết định đi Garden World vì lâu lắm chưa vào. Bây giờ là cuối mùa lan như vẫn còn rất nhiều, trong khu vực trưng bày lan, có rất nhiều lan bướm (lan hồ điệp) mà người ta thường gọi là Phalaenopsis. Chụp rất nhiều vì có nhiều loại cho hoa thật to. Xem xong nên đi qua khu bán hoa và kiểng, thật tình cờ phát hiện được một loại hoa ăn hoài, châm trà uống hoài mà bây giờ mới thấy hoa đó là hoa Atisô.
Chắc chắn là ai cũng biết và đã ăn hoa Atisô mà tại sao lại nói chưa thấy hoa Atisô. Ở Việt Nam lúc trước cây Atisô trông rất nhiều ở Đà Lạt cũng như lúc trên đường từ Lào Cai lên Sa Pa có rất nhiều vườn trồng Atisô ngay cả những căn nhà thường cũng trồng ở ven đường.
Hoa Atisô được cắt ra bán lúc nó còn non, còn búp, tôi có thể chắc chắn không bao nhiêu người thấy được Atisô nở hoa trừ khi đó là những nhà vườn muốn lấy hạt làm giống.
Vậy mà hôm nay tôi may mắn thấy được hoa Atisô nở trong Garden World, bạn nào ở Melbourne muốn xem cho biết thì nên vào gấp vì hoa sắp tàn rôi, tôi có chụp và post lên đấy. Sẵn đây, giới thiệu cho các bạn biết một số chi tiết về loại cây này.(LKH)
ATISÔ (ARTICHOKE)
Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
ATISÔ (ARTICHOKE)
Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut, tiếng Anh Artichoke, tiếng Hoa 菜蓟, 食托菜蓟, 洋薊, 朝鮮薊 cón người Hoa gốc Quảng thì gọi là 雅枝竹.
Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.
Atisô là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
theo Wikipedia
(Sưu tầm trên mạng)