(ảnh minh họa Ziseviolet)
Quan niệm của người xưa về ngọc
Người xưa rất coi trọng ngọc, vàng có giá trị nhưng ngọc lại là vô giá. Ví như ngọc mỡ cừu được thế giới công nhận là chất liệu ngọc tinh xảo, là loại ‘dương chi bạch ngọc’ quý nhất trong số các loại bạch ngọc, có danh tiếng lâu đời trong lịch sử và đã được truyền lại hơn 2.000 năm. Giá của nó rất đắt, có thể gấp mấy lần, thậm chí gấp mấy chục lần vàng. Chất liệu của nó rất tinh xảo, là hội tụ tinh hoa của trời đất, thu thập linh khí của núi sông, từ xưa đến nay mọi người đều nói rằng ngọc có tác dụng thần kỳ, có thể gặp dữ hóa lành và bảo vệ con người được bình an.
Ngọc đã bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn, hàng trăm triệu năm, trong ngọc có rất nhiều nguyên tố khoáng chất. Cho nên, mọi người thường nói người dưỡng ngọc, ngọc dưỡng người. Người có sức khỏe tốt, đeo ngọc lâu ngày có thể dưỡng ngọc, thủy đầu (tức là độ trong suốt) của ngọc sẽ ngày càng tốt hơn và sáng hơn. Nếu một người sức khỏe không tốt đeo ngọc trong thời gian dài, các nguyên tố khoáng chất trong ngọc sẽ dần dần được cơ thể con người hấp thụ để đạt được tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Ví dụ, phụ nữ thường đeo vòng ngọc ở tay trái vì nó tốt cho tim mạch. Ngọc dùng làm gối sẽ tốt cho não, các hoàng đế sống lâu thời xưa rất thích dùng gối ngọc. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” cũng giới thiệu tác dụng bảo vệ sức khỏe của ngọc.
Quy tắc khi đeo ngọc
1. Nếu không phải ngọc của mình thì đừng mang theo bên mình, chỉ có ngọc của chính mình mới có thể bảo vệ được mình.
2. Có người gặp phải một số tai nạn, tuy không sao nhưng ngọc đã bị vỡ, đây chính là ngọc giúp bạn tránh được tai họa.
3. Tốt nhất không nên đeo ngọc cổ, đặc biệt nếu trên ngọc có vết máu. Ngọc cổ có ký ức, có thể ghi lại nhiều bất bình, oán hận, có người đeo ngọc cổ bị bệnh kéo dài, thậm chí gặp ác mộng. Vì vậy, nói chung không nên đeo ngọc cổ, đây là quy tắc, khi đeo ngọc cổ có quá nhiều chuyện phiền phức có thể xảy ra.
4. Khi đeo ngọc không đeo loại có vết máu. Ngọc tự nhiên rất ít có vết máu, phần lớn trong số đó được tạo ra bởi những thương nhân vô lương tâm, họ đã đặt ngọc vào khoang bụng của chó mèo còn sống, sau đó chôn sống trong lòng đất trong một khoảng thời gian.
5. Mối quan hệ giữa ngọc và người phụ thuộc vào duyên phận, nếu có duyên thì ngọc có thể dưỡng con người, nhưng nếu không có duyên thì ngọc sẽ mang lại tai họa cho con người.
6. Ngọc mới rất kén chọn chủ nhân và sẽ không dễ dàng trở thành ngọc của bất kỳ ai. Vì vậy, khi mới bắt đầu đeo ngọc mới, bạn sẽ gặp một số trắc trở khó khăn và thường sẽ không thuận lợi. Nhưng nếu bạn vẫn không rời xa ngọc khi mọi chuyện không như ý muốn, thì sau một thời gian ngọc sẽ chấp nhận bạn, sau đó sẽ bắt đầu bảo vệ bạn.
7. Ngọc tiếp xúc với con người lâu ngày sẽ dần dần bị con người ảnh hưởng, con người cũng sẽ bị ngọc ảnh hưởng. Nếu người đeo ngọc là người lương thiện thì ngọc đeo trên người sẽ có đầy đủ năng lượng chính diện và bảo vệ cho con người được bình an. Nếu người đeo ngọc là một kẻ xấu thì ngọc sẽ rất hung bạo và sẽ mang đến tai họa.
8. Người xưa nói: “Cổ chi quân tử tất bội ngọc, quân tử vô cố, ngọc bất ly thân”, có nghĩa là bậc quân tử khi xưa ai cũng đeo ngọc, và đó là vật bất ly thân của họ. Đối với những người tự mình mang theo ngọc, đặc biệt là những người đã mang theo từ khi còn nhỏ, tốt nhất đừng dễ dàng tháo nó ra, nếu không có nguyên nhân gì đặc biệt.
Khi đeo ngọc cũng phải cẩn trọng một số nguyên tắc (ảnh minh họa Reusellcvs)
9. Người xưa nói, ngọc cổ có trí nhớ và linh khí, nên khi đeo ngọc nên đeo ngọc Tân khanh, còn ngọc Lão khanh thì ai biết ngày xưa người như thế nào đã từng đeo nó. Ngọc thường chỉ trung thành với một người, vì vậy bạn không thể mang theo ngọc đã được người khác đeo, đặc biệt là ngọc cổ, phần lớn được chôn cùng với người.
10. Nếu ngọc bị vỡ thì chắc chắn nó đã giúp bạn tránh khỏi tai nạn. Nhưng bạn cần phải bọc nó trong giấy (hoặc vải) rồi đem chôn, đây chính là nguồn gốc của việc “chôn ngọc”. Sau đó, tốt nhất là hãy tự mua cho mình một miếng ngọc khác.
11. Ngọc có linh tính, đeo bên thân 3 tháng cũng đừng tùy tiện tháo ra, tặng cho người khác thì càng không được.
Đeo ngọc có lợi ích gì?
Người xưa coi ngọc như báu vật và đeo nó hàng ngày. Sách y học cổ viết rằng “ngọc là vẻ đẹp của đá, có vị ngọt, tính bình ổn, không độc”. Người ta cũng cho rằng, ngọc là vật chất dồi dào nhất để cơ thể con người dự trữ nuôi dưỡng nguyên khí.
Người ta tin rằng ngậm ngọc, với sự trợ giúp của nước bọt và tác dụng hiệp đồng của nó, giúp sinh nước bọt, chống khát, loại bỏ nhiệt trong dạ dày, làm dịu sự phiền muộn, nuôi dưỡng tim và phổi, làm ẩm cổ họng, nuôi dưỡng tóc. Vì vậy, ngọc không chỉ được sử dụng làm đồ trang sức, đồ trang trí, mà còn được sử dụng cho dưỡng sinh khỏe thân.
Từ xa xưa, các hoàng đế và phi tần của các triều đại đều dựa vào ngọc để dưỡng sinh, như Hoàng đế Tống Huy Tông rất thích ngọc, Dương quý phi thì ngậm ngọc để hạ nhiệt.
Cơ chế dưỡng sinh của ngọc đã được khoa học hiện đại chứng thực. Theo phân tích hóa học, ngọc chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể con người. Chẳng hạn như kẽm, magie, sắt, đồng, selen, crom, mangan, coban, v.v. Đeo ngọc có thể giúp da người hấp thụ các nguyên tố vi lượng, kích hoạt các mô tế bào và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, bác sĩ Trung y nói rằng: “Có một số bệnh không thể dùng thuốc chữa khỏi, nhưng đeo ngọc thường xuyên lại có thể chữa khỏi bệnh”. Đạo lý chính là như vậy. Đeo vòng ngọc có tác dụng massage lành tính lâu dài, không chỉ có tác dụng loại bỏ tình trạng mờ mắt một cách thụ động, mà còn tích lũy nguyên khí, nuôi dưỡng tinh thần.
Dưới đây là tác dụng của một số loại ngọc được các chuyên gia xác định:
Bạch ngọc: Có tác dụng an thần, tĩnh tâm.
Ngọc bích: Tránh tà ác, làm cho con người tràn đầy tinh thần và thể lực.
Phỉ thúy: Có thể làm giảm đau của hệ hô hấp và giúp con người vượt qua trầm cảm.
Ngọc độc sơn: Nhuận tim phổi, thanh nhiệt dạ dày, sáng mắt và dưỡng nhan.
Mã não: Thanh nhiệt và sáng mắt.
Theo: Vision Times