1. Năm 1956: Máy bay B-47 mất tích cùng hai đầu đạn hạt nhân
Theo tờ Business Insider, sự cố mất vũ khí hạt nhân đầu tiên của quân đội Mỹ cũng là một trong những vụ án bí ẩn nhất. Ngày 10/3/1956, một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-47 Stratojet mang theo hai đầu đạn hạt nhân cất cánh từ Căn cứ không quân MacDill, Florida đến Maroc.
Theo kế hoạch, nó được tiếp liệu trên không hai lần. Tuy nhiên, oanh tạc cơ này lại biến mất, không tiếp liệu lần hai. Đội chuyên gia quốc tế đã không thể tìm ra bất kỳ dấu vết nào của chiếc B-47, dù là mảnh vỡ, vũ khí hay phi hành đoàn. Cuối cùng, quân đội Mỹ đã quyết định ngừng tìm kiếm.
2. Năm 1958: Máy bay bị hư hại, trút bom xuống biển
Ngày 2/5/1958, các máy bay ném bom B-47 trang bị vũ khí hạt nhân rời Florida để tham gia diễn tập tấn công giả định một thành phố của Liên Xô và đối phó với các máy bay đánh chặn của đối phương.
Trên bầu trời ngoài khơi bang Georgia, một máy bay B-47 không may va chạm với một máy bay đánh chặn và chịu hư hại nhất định. Phi công máy bay đánh chặn bật dù nhảy ra ngoài, trong khi người lái B-47 muốn hạ cánh cùng với quả bom mà không thể. Họ trút quả bom xuống vùng biển gần đảo Tyree rồi hạ cánh an toàn.
Vì các kỹ sư đã thay đổi chất plutonium thành chì để dùng cho mục đích huấn luyện nên quả bom bị mất tích này có khối lượng uranium-235 dưới tới hạn và không thể gây nổ hạt nhân.
3. Năm 1961: Hai quả bom hạt nhân suýt biến Bắc Carolina thành “vùng vịnh”
Ngày 24/1/1961, một máy bay B-2 chở theo hai quả bom Mark 39 thì bị bão tấn công và làm rơi cả hai quả bom. Mỗi quả này mạnh gấp 253 lần so với quả Little Boy mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Viên phi công, một người sống sót trong vụ tai nạn, đã kịp cảnh báo với Không quân Mỹ về sự cố đáng sợ này. Quả bom đầu tiên được tìm thấy trong tình trạng bị mắc dây dù, treo lơ lửng trên cây, mũi chúc thẳng xuống đất. Nó đã trải qua 6 trên 7 bước cần thiết để phát nổ. May thay, công tác an toàn của nó đã ở đúng vị trí và quả Mark 39 hạ cánh an toàn.
“Giờ đây bạn sẽ có vùng Vịnh Bắc Carolina rất rộng lớn nếu quả bom đó nổ”, ông Jack Revelle, người phụ trách định vị và dỡ bỏ vũ khí nhận xét. Trong khi công tắc an toàn của quả bom còn lại không chuyển về đúng vị trí, không ai có thể hiểu vì sao nó lại không nổ, cứu sống hàng chục ngàn sinh mạng.
4. Năm 1965: Máy bay xấu số rơi xuống biển
Ngày 5/12/1965, một cường kích ném bom A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ đang di chuyển lên tàu USS Ticonderoga để chuẩn bị tập trận thì xảy ra sự cố. Nó chệch khỏi thang kéo cùng với một phi công và một vũ khí hạt nhân B43 đã được nạp sẵn.
Chiếc máy bay nhanh chóng chìm sâu 5km dưới mặt nước biển. Tình trạng của thứ vũ khí này vẫn chưa được xác định. Áp suất ở độ sâu đó có thể đủ mạnh để kích nổ quả bom B43, trong khi thật khó để tìm ra vị trí của nó. Nếu quả bom vẫn còn nguyên vẹn, khả năng tìm thấy nó là hiếm hoi vì rất ít tàu có thể lặn xuống độ sâu đến vậy.
5. Năm 1966: B-52 đâm trúng KC-135, 4 quả bom nhiệt hạch bật tung trên trời Tây Ban Nha
Ngày 17/1/16, một “pháo đài bay” B-52 đang tiếp cận một máy bay chở nhiên liệu KC-135 để thực hiện tiếp liệu trên không thì xảy ra va chạm. Sự cố đã làm bùng lên một quả cầu lửa, khiến phi hành đoàn của KC-135 và ba người trên B-52 thiệt mạng.
Chiếc B-52 cùng bốn quả bom nhiệt hạch B28 đã rơi xuống một ngôi nhà đánh cá nhỏ tại Palomares, Tây Ban Nha. Ba quả bom được tìm thấy trong 24 giờ đầu sau tai nạn. Một quả tiếp đất an toàn trong khi hai quả bị phát nổ phần chất nổ thông thường. Các vụ nổ đã đốt cháy và phân tán chất plutonium trong các tên lửa, làm nhiễm độc không khí trong phạm vi hai km vuông.
Quả bom thứ tư được một người đánh cá trông thấy rơi xuống biển. Mặc dù có lời kể của nhân chứng, Hải quân Mỹ vẫn phải mất gần 100 ngày mới có thể định vị và lấy lại được vũ khí này.
6. Năm 1968: Rơi máy bay B-52, vũ khí biến mất dưới băng
Giống vụ tai nạn ở Palomares, ngày 21/1/1968, một chiếc B-52 bị rơi đã thả tung 4 quả bom B28 từ trên không. Lần này, nó bị rơi bom ở Greenland. Ít nhất ba quả đã vỡ tan. Với phần lớn mảnh vỡ thu thập được, các nhà điều tra phát hiện họ không tìm thấy bất kỳ mảnh nào của quả bom thứ 4.
Sau đó, họ phát hiện một mảnh băng có vật thể màu đen, được xác định phần dây dù của quả bom. Họ suy đoán rằng trong giai đoạn đầu hoặc thứ cấp, quả B28 bắt đầu bốc cháy sau vụ va chạm và làm tan băng. Phần còn lại của quả bom sau đó lao xuyên qua vùng nước Bắc Cực và chìm xuống. Thứ vũ khí này vẫn mất tích, được cho là không thể thu hồi được.
7. Năm 1968: Vụ chìm tàu USS Scorpion
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Scorpion được tuyên bố là mất tích vào ngày 5/6/1968. Tổn thất này đặc biệt gây khó khăn cho Hải quân Mỹ vì con tàu đã theo chân một nhóm nghiên cứu của Nga ngay trước khi nó biến mất.
Vào thời điểm nó mất tích, Scorpion đang mang theo hai ngư lôi chống tàu ngầm Mark 45 (ASTOR). Các mảnh vỡ mãi không được tìm thấy cho đến tận 4 tháng sau đó.
Scorpion vẫn nằm dưới đáy Đại Tây Dương ở độ sâu 3.000 mét. Nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu vẫn chưa được xác định. Khoang chứa ngư lôi của nó dường như vẫn còn nguyên vẹn cùng với hai quả ngư lôi hạt nhân ở đúng vị trí.
Việc thu hồi ngư lôi sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy, Hải quân Mỹ sẽ cần giám sát mức độ bức xạ trong khu vực. Cho đến nay, không có dấu hiệu rò rỉ từ ngư lôi hay lò phản ứng của tàu ngầm.
MA / Theo: Dân Việt
Link tham khảo: