Bạn có bao giờ nghe giai thoại giải thích đại phong là lọ tương chưa ? – Chuyện thế này : hai anh hề trên sân khấu tuồng ngoài Bắc, trong lúc diễu giúp vui, anh này đố anh kia : đại phong là gì ?
- Thì đại là lớn, còn phong là gió, đại phong là gió lớn, anh kia giải thích.
Anh này bảo đại phong là lọ tương kìa : đại phong là gió lớn, gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thì tượng (Phật) lo, tượng lo là lọ tương.
Một giai thoại khác, ở trong Nam. Lúc ấy, vào buổi tàn thời của nho học, người ta bỏ bút lông, giắt bút chì; một số chạy theo thực dân Pháp. Trong số ấy có Nguyễn Văn Tâm, một lòng cúc cung với mẫu quốc, được người Pháp cất nhắc làm quan lớn; trên dưới trong ngoài, ai cũng biết nhờ bợ đỡ quan thầy mà làm quan to.
Tâm lấy làm tự đắc lắm. Phú quí sinh lễ nghĩa, quan lớn nhà ta cũng muốn tỏ ra mình phong lưu, muốn có những bức hoành, trướng để trang trí. Có người dâng lên quan bốn chữ đại tự Đại Điểm Quần Thần, viết chân phương, rất đẹp và giải thích Quần thần là người bề tôi, Đại điểm là điểm lớn, ý nói quan lớn là người bề tôi có vị trí to lớn, quan trọng trong triều.
Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách; ai đến thăm quan cũng đem khoe và giải thích như trên. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy xin đừng bắt tội, đuổi hết tả hữu rồi giải thích : người viết liễn đã cố ý bỡn quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ : Đại điểm là chấm to; Quần thần là bề tôi, nói theo kiểu trong Nam là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng nghe chuyện kể nói quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay vì không muốn làm vỡ chuyện mà ỉm luôn.
Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách; ai đến thăm quan cũng đem khoe và giải thích như trên. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy xin đừng bắt tội, đuổi hết tả hữu rồi giải thích : người viết liễn đã cố ý bỡn quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ : Đại điểm là chấm to; Quần thần là bề tôi, nói theo kiểu trong Nam là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng nghe chuyện kể nói quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay vì không muốn làm vỡ chuyện mà ỉm luôn.
Trong đời sống hàng ngày, chẳng hiếm khi chúng ta gặp những câu nói lái, đôi khi chỉ để bỡn cợt, châm biếm hay tránh những tiếng thô tục.
Ở Nam Bộ, có câu :
Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
anh mà đối được, dẫu nghèo em cũng ưng
Người Việt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hay sinh hoạt ở Bắc, Trung hay Nam mà cách nói lái có khác nhau; nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe, vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra như trong giai thoại Đại Điểm Quần Thần kể trên.
Đi sâu hơn vào chi tiết : một chữ gồm hai phần : phụ âm và âm. Chữ tranh chẳng hạn gồm phụ âm tr và âm anh. Chúng ta lại có thêm sáu thanh : sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau : tranh, tránh, trành (trong tròng trành) trạnh (trạnh lòng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát.
Cũng có chữ không có phụ âm mà chỉ có âm, như trong ảnh ương hay ảo ảnh…
1.Nói Lái theo cách ngoài Bắc
Trở lại câu chuyện đại phong là lọ tương nói trên. Tượng lo nói lái lại là lọ tương, người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc) : lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương. Ta lấy vài thí dụ khác:
đấu tranh nói lái lại là tránh đâu : tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấuthành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh (không dấu) thành đâu.
hải phòng nói lái lại là phỏng hài : hải đổi chỗ cho phòng lấy dấu huyền của phòng thành hài, phòng đổi chỗ cho hải lấy dấu hỏi của hải thành phỏng
Cứ theo cách ấy thì : Sầm Sơn = sờn sâm – Thái Bình = bính thài – Hà Nội = nồi hạ vv.. và vv..
Như vậy thì hai chữ có cùng dấu không nói lái được, như nhân dân, anh em, Sài Gòn, thánh thót, thực vật…. Cũng vậy, những tiếng láy như xanh xanh, hơ hớ, đo đỏ, lăng xăng…. không thể nói lái được và nếu chúng ta cố tình theo qui luật trên thì cũng chỉ đổi vị trí cho nhau thôi.
2. Nói lái theo kiểu trong Nam
Trong Nam người ta nói lái theo cách khác : cá đối nói lái lại thành cối đá. Ta nhận thấy theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí, phụ âm c ghép với âm ối của đốithành cối, và phụ âm đ ghép với âm á thành đá. Như vậy : Sài gòn = sòn gài – Cần thơ = cờ thân – Cầy tơ = cờ tây – Cửu long = cỏng lưu (dân nam kỳ phát âm giống như cỏng lu) – Thủ Đức = thức đủ v.v… và v.v…
Bút hiệu Thế Lữ (trong Tự Lực Văn Đoàn) chính là chữ nói lái của tên thật của ông : Nguyễn Thứ Lễ. Ngày trước đã có vế đối :
Ngày Tết, Thế Lữ đi hai thứ lễ : lê ta và lê tây
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, bằng cách giữ nguyên chữ giữa như trong trường hợp mèo đuôi cụt thành mút đuôi kèo (dấu nặng trong cụt biến thể thành dấu sắc trong mút), như vậy hà thủ ô nói lái thành hồ thủ a.
Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau (tuy ít thôi) để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn, thí dụ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành biến chinh, do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng : tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.
Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật.. .không nói lái được.
Ngoài ra còn một cách nói dựa trên nói lái kiểu trong Nam, không mấy người quen sử dụng. Trong cách này, người nói ghép từng chữ (trong nguyên câu) với một chữ (đã được qui ước trước giữa hai người) rồi nói lái hai chữ này với nhau. Cách này tương đối khó, và thường gặp trong giới bình dân lao động, ít học (không biết có phải vì vậy mà không được biết đến chăng ?) Thí dụ với câu: “hôm qua tui đi ra đầu ngõ chờ em tới, mà đợi hoài không thấy...” họ ghép từng chữ của câu trên với chữ ly (li) rồi nói lái lại, và do đó câu trên trở thành : “hi lôm (hôm li) qui la ( qua li) ti lui đi li ri la đi lầu nghi lõ chi lờ i lem ti lớ, mi là đi lợi hi loài khi lông thi lấy…” họ nói chuyện với nhau rất nhanh và hiểu nhau dễ dàng, như thể đã được mã hóa người khác không nhận ra được. Đây là cách vô cùng độc đáo mà chưa được khai thác đúng mức.
3. Vài giai thoại – câu đối – câu đố
Chúng ta đã thấy giai thoại về Đại điểm quần thần, Đại phong ở trên. Chúng ta cũng thường nghe nói đến câu tiếng lóng hạ cờ tây là hạ cầy tơ của dân nhậu trong Nam và mộc tồn (= cây còn, nói lái thành con cầy) ở ngoài Bắc, hay những lối nói lái rất quen thuộc : con chín bến đò (con chó bến đình) Hương bên đèo (heo bên đường) theo con Hương (thương con heo)…
Trong Nam, mấy bạn nhậu thường hay nói chữ : “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” cũng đừng vội tưởng họ sính nho, thật ra họ đùa “rượu gặp tri kỷ có trời mới biểu (bảo) thôi” (thiên = trời, bôi thiểu = biểu thôi)….
Về câu đối, xin trở lại câu ca dao trên :
Con cá đối nằm trên cối đá
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng dẫu nghèo em cũng ưng.
được đối là :
Chim mỏ kiến(g) nằm trong miếng cỏ
Chim vàng lông đáp đậu vồng lang
Anh đà đối đặng hỏi nàng ưng chưa ?
Một câu đối khác, nghe được sau 75, lúc người dân trong Nam không còn gì để sinh sống, đặc biệt là giới thầy cô thuộc chế độ cũ được lưu dụng. Dầu gì chăng nữa, trước đó họ là lớp người tuy sống nhờ đồng lương cố định, nhưng cũng có cơm ăn áo mặc đầy đủ. Người ta nghe thấy hai câu đối tết, nhại theo Tú Xương ngày trước, nhưng rất đặc sắc và chua xót:
Chiều ba mươi, thày giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Thực tế là giày không còn là một phần trong y phục của thày giáo, nhưng cháo đã là phần lương thực thường thấy trong bữa ăn hàng ngày.
Trong một đám cưới, chú rể người Hóc Môn, cô dâu ở Gò Công; có người rắn mắt đọc đùa câu đối :
Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc – Gái Gò Công vừa gồng vừa co
Trong văn chương bình dân Việt Nam, câu đố chiếm một vị trí tuy khiêm nhường nhưng có sức sống tuơng đối mạnh mẽ so với hò đối đáp chẳng hạn. Ngày nay ta vẫn thường nghe những câu đố trong khi không còn thấy hò đối đáp trong sinh hoạt hàng ngày của người bình dân. Trong các dạng câu đố, cách dùng nói lái để đánh lừa người khác là một trong những cách tuy dễ nhưng cũng làm khó cho người bị đố không ít. Sau đây là vài câu đố dùng nói lái, lời giải có ngay trong câu đố :
- Tổ kiến, kiển tố, đố là chi ? – (đáp : tổ kiến)
- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai
Bò la, bò liệt đố ai biết gì ? – (đáp : khoai lang).
Những chữ mũi, lái, khứ, lai chỉ cốt để đánh lừa người bị đố
- Con gì ở cạnh bờ sông,
cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp : con còng – cong còn nói lái thành con còng)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp : ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn - (đáp : con ngựa)
- Miệng bà ký lớn, bà ký banh
Tay ông cai dài, ông cai khoanh – (đáp : canh bí, canh khoai) …
Một vài người cũng câu nệ về nói lái, tránh đặt tên con những chữ có thể nói lái thành thô tục như Thái (dễ ghép với chữ có phụ âm d : thái dọt, thái dúi, thái dòng…), Lài (dễ ghép với chữ có âm ồn như lài dồn, lài cồn, lài mồn…) Côn, Tôn, Đôn (ghép với chữ có phụ âm l) v.v.. và v.v..
4. Vài suy nghĩ
Qua những phân tích trên, ai cũng công nhận nói lái quả là một đặc thù của tiếng Việt. Chúng ta dùng nói lái để châm biếm, để gài người khác trong các câu đố, câu đối, để tránh những thô tục khi cố ý ghép chữ dể hạ thấp người khác.
Bỏ qua một bên những cái độc đáo, lắt léo của nói lái trong câu đố, câu đối; để chỉ chú ý đến phần đông các trường hợp chúng ta sử dụng nói lái như là một hình thức hạ thấp người khác. Trong phần trên chúng ta đã thấy nhà nho nào đó đã dùng sự uyên bác của mình để chửi một quan to mà quan chẳng những đã không biết mà còn hoan hỉ chấp nhận trong giai thoại Đại Điểm Quần Thần.
Chiều ba mươi, thày giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Thực tế là giày không còn là một phần trong y phục của thày giáo, nhưng cháo đã là phần lương thực thường thấy trong bữa ăn hàng ngày.
Trong một đám cưới, chú rể người Hóc Môn, cô dâu ở Gò Công; có người rắn mắt đọc đùa câu đối :
Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc – Gái Gò Công vừa gồng vừa co
Trong văn chương bình dân Việt Nam, câu đố chiếm một vị trí tuy khiêm nhường nhưng có sức sống tuơng đối mạnh mẽ so với hò đối đáp chẳng hạn. Ngày nay ta vẫn thường nghe những câu đố trong khi không còn thấy hò đối đáp trong sinh hoạt hàng ngày của người bình dân. Trong các dạng câu đố, cách dùng nói lái để đánh lừa người khác là một trong những cách tuy dễ nhưng cũng làm khó cho người bị đố không ít. Sau đây là vài câu đố dùng nói lái, lời giải có ngay trong câu đố :
- Tổ kiến, kiển tố, đố là chi ? – (đáp : tổ kiến)
- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai
Bò la, bò liệt đố ai biết gì ? – (đáp : khoai lang).
Những chữ mũi, lái, khứ, lai chỉ cốt để đánh lừa người bị đố
- Con gì ở cạnh bờ sông,
cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp : con còng – cong còn nói lái thành con còng)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp : ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn - (đáp : con ngựa)
- Miệng bà ký lớn, bà ký banh
Tay ông cai dài, ông cai khoanh – (đáp : canh bí, canh khoai) …
Một vài người cũng câu nệ về nói lái, tránh đặt tên con những chữ có thể nói lái thành thô tục như Thái (dễ ghép với chữ có phụ âm d : thái dọt, thái dúi, thái dòng…), Lài (dễ ghép với chữ có âm ồn như lài dồn, lài cồn, lài mồn…) Côn, Tôn, Đôn (ghép với chữ có phụ âm l) v.v.. và v.v..
4. Vài suy nghĩ
Qua những phân tích trên, ai cũng công nhận nói lái quả là một đặc thù của tiếng Việt. Chúng ta dùng nói lái để châm biếm, để gài người khác trong các câu đố, câu đối, để tránh những thô tục khi cố ý ghép chữ dể hạ thấp người khác.
Bỏ qua một bên những cái độc đáo, lắt léo của nói lái trong câu đố, câu đối; để chỉ chú ý đến phần đông các trường hợp chúng ta sử dụng nói lái như là một hình thức hạ thấp người khác. Trong phần trên chúng ta đã thấy nhà nho nào đó đã dùng sự uyên bác của mình để chửi một quan to mà quan chẳng những đã không biết mà còn hoan hỉ chấp nhận trong giai thoại Đại Điểm Quần Thần.
Chúng ta đã dùng nói lái như một thứ vũ khí của người muốn dùng tiểu xảo để chống đối, để chứng tỏ mình hơn người, như một thứ vũ khí của kẻ yếu, kẻ bị trị để bôi bác, nhạo báng, ám chỉ… để hạ phẩm cách của kẻ mạnh, kẻ thống trị.
Vấn đề nêu ra để chúng ta phải suy gẫm là tại sao chúng ta có những cách rất tiêu cực như vậy? – Phải chăng vì hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đã đắm chìm quá lâu trong cảnh bị trị, dù của ngoại bang hay của chính người đồng chủng. Người dân phải tìm cách tránh né, che đậy để sinh tồn trước sức mạnh của kẻ thống trị. Vấn đề đặt ra cho chúng ta cùng suy nghĩ là chúng ta có nên duy trì mãi những tiêu cực tương tự trong những sinh hoạt thường ngày của chúng ta không? Ai cũng thấy rõ một điều là sức sống của người Việt vô cùng to lớn, mãnh liệt, nhưng đồng thời cũng thể hiện những tiêu cực vô cùng tai hại .
Chính vì chỉ muốn sống còn bằng bất cứ giá nào, người Việt đã mất đi những tích cực của tập thể cần phải có, điều này đã giúp cho kể thống trị tồn tại lâu trong vị trí và là một cách giải thích tại sao dân tộc chúng ta bị trị lâu đến như vậy.
Dù vậy, nói lái vẫn là một hình thức vô cùng đặc sắc của ngôn ngữ Việt, với khả năng nhạy bén về tính trào phúng, tính châm chọc… (và chúng ta chỉ nên khai thác khía cạnh tích cực này), chúng ta tin rằng nói lái sẽ tồn tại với người Việt.
Theo: Hòa Đa