Thú thật với các bạn, mới nhìn qua cái hình minh họa, tôi tưởng là con lươn hay con cá chình nhưng tai sao bài viết gọi là cá lạc. Tôi chưa biết qua bao giờ nên mới tìm xem.
Như vậy trước khi đọc bài viết mình phải tìm hiểu xem con cá lạc là con gì. Tôi dám chắc các bạn ở thành phố và không mấy thích ăn cá biển thì chắc chắn sẽ không bao giờ nghe qua tên con cá lạc như tôi.
Như vậy trước khi đọc bài viết mình phải tìm hiểu xem con cá lạc là con gì. Tôi dám chắc các bạn ở thành phố và không mấy thích ăn cá biển thì chắc chắn sẽ không bao giờ nghe qua tên con cá lạc như tôi.
Cá dưa xám
Cá dưa xám, hay cá lạc, cá lạc bạc hay cá lạc ù hay còn gọi là mạn lệ ngư, (danh pháp hai phần: Muraenesox cinereous) là một loài cá biển thuộc họ cá Muraenesocidae, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cá lạc phân bố ở vùng biển phía Nam như Phú Yên, Đà Nẵng.
Đặc điểm sinh học
Cá lạc có mỏ dài, mình tròn, thân hình ống dài, hình dạng giống cá chình, phía thân trước tiết diện ngang gần như tròn, phần thân sau dẹt về một bên. Thân cá trơn, không vẩy. Khoảng cách giữa 2 lỗ mũi khá rộng. Mõm ngắn, hình nón hơi nhô ra. Mắt lớn, đường kính của mắt có thể bằng 2 đến 2,5 lần chiều dài của mõm.
Miệng cá rộng, hàm trên kéo dài vượt quá mắt. Hàng răng nanh ngoài cùng của hàm dưới dài, hướng thẳng lên trên. Răng nanh nằm trên xương khẩu cái. Lỗ mang mở rộng nằm dưới vây ngực. Vây lưng và vây bụng liền nhau tạo thành cả vây đuôi. Vây ngực phát triển. Toàn thân màu xám, bụng trắng bạc hay ở lưng có màu xám lợt, bụng có ánh vàng. Cá dài trung bình từ 1,5 đến 2m. Về khối lượng, có con to cỡ bằng bắp chân người lớn, con nhỏ cỡ chừng bằng ngón chân người lớn, cá thường sinh sống ở tầng nước sâu ngoài biển. Loại cá này rất nhiều xương trong thịt. Cá lạc có hai loại, loại cá lạc mình có màu vàng gọi là cá lạc vàng, ngoài ra còn có cá lạc ù mình màu xám trắng.
Miệng cá rộng, hàm trên kéo dài vượt quá mắt. Hàng răng nanh ngoài cùng của hàm dưới dài, hướng thẳng lên trên. Răng nanh nằm trên xương khẩu cái. Lỗ mang mở rộng nằm dưới vây ngực. Vây lưng và vây bụng liền nhau tạo thành cả vây đuôi. Vây ngực phát triển. Toàn thân màu xám, bụng trắng bạc hay ở lưng có màu xám lợt, bụng có ánh vàng. Cá dài trung bình từ 1,5 đến 2m. Về khối lượng, có con to cỡ bằng bắp chân người lớn, con nhỏ cỡ chừng bằng ngón chân người lớn, cá thường sinh sống ở tầng nước sâu ngoài biển. Loại cá này rất nhiều xương trong thịt. Cá lạc có hai loại, loại cá lạc mình có màu vàng gọi là cá lạc vàng, ngoài ra còn có cá lạc ù mình màu xám trắng.
Giá trị
Thịt cá lạc
Theo y học cổ truyền, cá lạc có tên là mạn lệ ngư, vị ngọt, tính bình, không độc. Công dụng trừ các thứ độc, chữa phong lở, tê thấp, đau lưng, mỏi chân, sát trùng lao. Còn theo các nhà dinh dưỡng, cá lạc rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo, calcium, sắt và Vitamin A. Cá lạc được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: nướng, chiên, hấp, kho dưa cải, nấu canh chua, cá lạc nấu cà ri, cá lạc nướng sả.
Bây giờ đại khái, các bạn biết con cá lạc rồi chớ? Bây giờ mời đọc bài viết sau đây nói về "con cá lac": (LKH)
MÓN CANH CHUA VUA CŨNG THÈM
Đó là câu nói vui của ba về món canh chua cá lạc. Nhớ một lần má đi chợ về, nói với ba là chợ có cá lạc tươi rói nhưng em không mua. Đầu năm mà ăn cá lạc là… lạc đường lạc ngõ. Ba chưng hửng, nói “má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu”. Má vặn, “hỏi vui là vui cách sao?”
Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn… vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói “bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?”
Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nê về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua.
Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói “anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi”. Má nói “đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận”. Nồi canh chua cá lạc thơm từ bếp thơm lên.
Không phải lần đầu tiên ăn canh chua cá lạc nhưng lần nào tôi cũng ngây ra, tự hỏi cà thơm thì đã đành, nhưng chuối chát với khế thì thơm nỗi gì? Vậy mà khi vào nồi canh, 2 món phụ gia này tỏa mùi hương vừa chua vừa thanh như lời chị Hai nói: “Cà, khế, chuối bùi bùi, chua chua, chát chát mà thơm ngát mâm cơm”.
Còn “nhân vật” chính là cá lạc thì khỏi nói. Da cá dẻo thơm. Thịt cá ngọt lừ, trắng phau khiến người đau đang đắng miệng ăn cũng thấy ngon. Riêng cái khoản nước chấm thì ba là người giản đơn số một: Rót nước mắm nguyên chất, dùng đũa dằm trái ớt là xong.
Ba nói nước chấm vậy mới “tôn vinh” được miếng cá lạc, mới thấy thế nào là mặn mòi. Chứ còn lúc nào cũng tỏi chanh đường, nước mắm mất đi cái đậm đà bản sắc. Mình để ý, hễ mỗi lần ba say sưa “luận” về món ăn và cách ăn thì bác Sáu “tăng cường” gắp gắp, chấm chấm, nhai nhai, nuốt nuốt, chỉ nói mỗi một từ “đúng đúng”.
Có lần mình thỏ thẻ chuyện này với ba, ba cười khà khà nói: “Thằng này thương ba dữ bây. Nhưng đó là nhịn miệng đãi khách con à. Ăn cá lạc phải “vui”. Vui nhất là ba hiểu được “văn hóa canh chua” từ bàn tay đảm đang của má”.
Theo Trần Cao Duyên (Vĩnh Long Online)