Saturday, October 6, 2018

TÔN ĐIỆN ANH VÀ VỤ ÁN ĐÀO LĂNG MỘ TỪ HY THÁI HẬU

Trong lịch sử Trung Hoa, chuyện đào lăng mộ nhằm mục đích trả thù và vơ vét đồ tùy táng quý giá không phải là hiếm, thậm chí trở thành cơn sốt vào đời Hán. Những nhân vật có tiếng như Ngũ Tử Tư, Hạng Vũ, Tào Tháo, Hoàng Sào… đều từng thực hiện việc "táng tận thiên lý" này. Trong thời kỳ hiện đại, nổi tiếng nhất là vụ đào lăng mộ Từ Hy thái hậu với quy mô chưa từng có, do tướng quân phiệt Tôn Điện Anh cầm đầu.


Tôn Điện Anh là ai?
Tôn Điện Anh sinh năm 1889, tại Tôn Gia Trang, huyện Vĩnh Thành, Hà Nam. Tên thật là Khôi Nguyên, nhũ danh là Kim Quý, thường gọi là Tôn Lão Điện, do mặt bị rỗ nên có biệt danh là "Tôn Ma tử". Từ nhỏ, Tôn đã lăn lộn giang hồ, tính gan góc, máu mê đỏ đen, thường xuyên ra vào các sòng bạc, nhờ giỏi các ngón nghề cờ bạc bịp mà quen biết rộng rãi với nhiều tay có máu mặt.
Tôn gia nhập và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của Miếu Đạo hội - một hội tôn giáo được thành lập từ cuối thời nhà Thanh ở vùng Dự Tây, nhưng bên trong là vận chuyển, buôn bán thuốc phiện.
Tôn Điện Anh tung hoành ở Lạc Dương đến năm 1922 thì bị Tổng Tư lệnh quân Trực Lệ là Ngô Bội Phu truy bắt vì tội buôn bán thuốc phiện, phải chạy trốn lên Thiểm Tây. Nhờ các mối quan hệ cũ, Tôn được Quân đoàn trưởng Lục quân số 1 ở Hà Nam là Đinh Hương Linh che chở và cất nhắc lên làm phó quan. Tôn kêu gọi giáo đồ Miếu Đạo hội về tòng quân dưới trướng mình, dần dần trở nên rất có thế lực trong giới quân phiệt, quy thuộc Tưởng Giới Thạch.
Năm 1928 là năm các tướng quân phiệt hỗn chiến dữ dội, dân chúng đói khổ, quốc khố sạch không. Quan binh bộ tướng của Tôn Điện Anh lại là lính tạp, vốn không thuộc quân chính quy của Quốc dân đảng nên Tưởng Giới Thạch không coi trọng, quân lương bị thiếu triền miên, có đến nửa năm không có lương ăn. Vì thế lòng quân rối loạn, thường xảy ra nhiều chuyện bất bình. Tôn Điện Anh lo sợ nếu kéo dài tình thế này thì quân tan rã hết, còn mình cũng khó giữ được tính mạng trong buổi chiến loạn.


Trong lúc tình thế nguy cấp, Tôn Điện Anh như bừng tỉnh khi sực nhớ đến loại "thuốc giải" mà các tiền bối nổi tiếng như Tào Tháo, Hoàng Sào… đã làm: đào lăng mộ tìm châu báu. Vừa hay là quân của Tôn đang chiếm đóng ở huyện Tuân Hóa, kề cận Thanh Đông lăng.
Hoàng lăng - nghĩa trang hoàng gia triều Thanh có 5 nơi, ba nơi ở tỉnh Liêu Ninh, hai nơi ở tỉnh Hà Bắc, nổi tiếng nhất là Thanh Đông lăng ở núi Mã Lan, huyện Tuân Hóa, Hà Bắc (ngoài ra còn có Tây lăng ở huyện Dịch). Nơi đây chiều dài nam bắc là 125km, đông sang tây rộng 20km, chiếm diện tích 2.500km², địa thế có quần sơn bao bọc, phong cảnh tươi tốt, đúng là "phong thủy bảo địa".
Kể từ năm 1663 an táng Hoàng đế Thuận Trị đến năm 1935 an táng hoàng quý phi cuối cùng của Vua Đồng Trị, qua 272 năm, Đông lăng là nơi yên nghỉ ngàn đời của 5 hoàng đế: Hiếu lăng của Vua Thuận Trị, Cảnh lăng của Khang Hy, Dụ lăng của Càn Long, Định lăng của Hàm Phong; 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử, 2 công chúa, tổng cộng có 161 người.
Thanh Đông lăng trước đó luôn thiết lập hệ thống quan binh đồn trú bảo vệ, có cơ cấu của Tôn nhân phủ, Lễ công bộ thường trực xử lý các công việc trong lăng tẩm. Nhưng từ năm 1914, Bộ Nội vụ giao việc bảo quản lăng tẩm cho tôn thất nhà Thanh quản lý, nhân viên giữ lăng không còn lương bổng nên bỏ việc, chuyển sang khai khẩn đất rừng quanh lăng làm sinh kế. Từ đó về sau, rừng và đất Đông lăng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng.
Sau khi Đông lăng nằm trong sự quản lý của nhóm quân phiệt Bắc Dương thì những đền đài lộ thiên trong Đông lăng luôn bị trộm viếng, gỡ hết các chữ bằng đồng, biển sơn son thếp vàng… Năm 1927, lăng của Huệ Phi bị đào trộm, đồ tuẫn táng bị lấy sạch còn thi thể bị lôi ra ngoài quan tài.
Sau khi đã quyết, Tôn Điện Anh đến gặp thượng cấp là Từ Nguyên Tuyền, Tổng chỉ huy Quân đoàn, trình bày những khó khăn về quân lương, sau đó thầm thì rằng "trong đám thuộc hạ có kẻ đề nghị nên khai quật hoàng lăng để lấy chi phí nuôi quân, sắm vũ khí".
Từ Nguyên Tuyền lúc đầu kinh ngạc vì thông tin động trời này, nhưng cũng vốn xuất thân là tay cờ bạc, biết cơ hội phát tài đã đến nên y cứ ậm ừ, không nói cho phép cũng chẳng phản đối. Tôn Điện Anh biết tỏng ý "sếp" đã đồng ý nên lập tức triển khai trận thế, ngụy trang bằng cách "diễn tập quân sự" để khai quật Đông lăng.


Dùng thuốc nổ phá lăng
Trong Đông lăng thì lăng của Càn Long và Từ Hy là hoành tráng nhất. Lăng Càn Long bắt đầu xây dựng từ năm 1743, qua 30 năm mới hoàn công, hao phí đến 1,8 triệu lượng bạc trắng.
Lăng của Từ Hy Thái hậu qua 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Những rường cột trong đại điện đều làm bằng loại gỗ thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, giá có thể nói là "tấc gỗ, tấc vàng". Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng.
Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Phù điêu trên Hán bạch ngọc trong điện Long Ân đều theo đồ hình "Long truy phụng" - phụng hoàng bay trước, rồng đuổi theo sau, 76 trụ trong điện đều chạm hình "Nhất phụng áp song long" - hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này.
Ngày 4/7/1928, thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Đàm Ôn Giang và Hàn Đại Bảo đưa công binh đến khai quật lăng mộ của Từ Hy Thái hậu, được gọi là Phổ Đà Dụ Định Đông lăng.
Nhưng đoàn công binh chia nhau đi đào bới các chỗ suốt 2 ngày 2 đêm vẫn không tìm thấy cửa dẫn xuống địa cung. Tôn Điện Anh nóng ruột cho đi bắt 6 người vốn từng là kỳ binh coi sóc Đông lăng đến hỏi, nhưng họ đều nói không biết cửa lăng. Tôn tức giận cho tra khảo đến chết 2 người. Sau cùng mới có thông tin là có 1 người thợ đá họ Khương ở cách đó 10km từng tham gia xây lăng an táng Từ Hy, Tôn Điện Anh lập tức cho quân đến mời. Lúc đầu ông Khương không dám nói vì đó là trọng tội, nhưng Tôn Điện Anh làm áp lực, nếu không chỉ ra sẽ giết chết đứa con trai độc đinh nên ông Khương đành tuân lệnh.
Cửa vào lăng được tìm ra, nhưng cửa được bít bằng nhiều tầng đá hoa cương rất lớn. Giữa các tảng đá được quét chất kết dính bằng hỗn hợp vôi - gạo nếp - dầu cây đồng nên cực kỳ kín kẽ, còn khó đục hơn đá núi tự nhiên. Công binh sử dụng nước axít tưới vào nhưng vẫn vô hiệu.
Nửa đêm hôm ấy, thấy binh lính mồ hôi đổ ròng ròng mà cửa lăng vẫn "trơ như đá, vững như đồng", Tôn Điện Anh điên tiết quát lớn: "Mau đem thuốc nổ tới đây!". Lần đầu tiên trong lịch sử, thuốc nổ được sử dụng công khai để phá lăng mộ.
"Ầm, ầm", sau những tiếng nổ kinh thiên động địa, cửa đá bít lăng mộ Từ Hy vỡ toác sau 20 năm phong kín. Lẫn trong cát đá là những luồng khí lạnh từ trong mộ thoát ra rợn người.
Những toán lính đã được chuẩn bị sẵn sàng lập tức xông vào địa cung. Phía ngoài cửa mộ, Tôn Điện Anh đã cho một toán vệ binh canh gác chặt chẽ, kẻ nào dám vào trộm châu báu trốn ra sẽ bị bắn chết.


Sạch sành sanh vét…
Sau khi dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong "giếng phong thủy", binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa nạy tung quan tài Từ Hy ra và hốt sạch sẽ số châu báu lót bên trong. Trong "Thế Tải Đường tạp ức" của một sĩ quan tham gia vụ phá mộ này thì: "Lúc ấy, nắp quan tài mở ra, ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diện mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc (?)… Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột phụng bào, lấy sạch châu báu trên đó…".
Tương truyền, khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.
Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Nghe nói sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu "lấp chỗ trống" này đã đáng giá 2,23 triệu lượng bạc trắng.
Thi hài của Từ Hy bị lôi ra ngoài, bị cậy miệng để lấy hạt minh châu đang ngậm. Do hầm tối, chỉ sử dụng đèn pin, có 3 sĩ quan do tranh giành báu vật đã bị bắn chết.
Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi thông điện đến chính quyền Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Tướng Diêm Tích Sơn ra lệnh cho Chủ tịch tỉnh Hà Bắc là Thương Chấn tra xét thật nghiêm vụ này, Tưởng Giới Thạch cũng ban mệnh lệnh "những kẻ liên quan phải truy bắt tới cùng, ra sức điều tra, không được buông lỏng". Thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Sư đoàn trưởng Đàm Ôn Giang đóng quân ở Bắc Bình bị bắt...
Tôn Điện Anh thấy thế nguy nên tìm đủ cách để chạy tội. Nhờ sự giúp đỡ của Từ Nguyên Tuyền tạo mối quan hệ để thông "cửa ải" Đệ nhất phu nhân Tống Mỹ Linh, Tôn Điện Anh lập tức đưa đến dâng tặng rất nhiều báu vật, trong đó có chiếc mũ phụng hoàng gắn trân châu của Từ Hy Thái hậu trên đó có viên ngọc trân châu cực lớn.
Về sau, thời hai đảng hợp nhất chống Nhật, Tống Mỹ Linh sang thăm Mỹ lấy viên trân châu này gắn trên... giày khiến Tổng thống Nhà Trắng và quan viên đều kinh ngạc.
Đồng thời, Tôn Điện Anh tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm và rất nhiều đồ giải trí, thư họa quý báu (được biết Tưởng Giới Thạch đã cho tìm những chuyên gia đồ cổ nổi tiếng giám định những thứ này rồi mới thu nhận). Tôn Điện Anh còn tặng Tống Tử Văn gối ngọc phỉ thúy hình quả dưa, tặng cho Khổng Tường Hy viên bảo thạch trên hài của Từ Hy Thái hậu. Các quan chức cao cấp như Diêm Tích Sơn, Từ Nguyên Tuyền cũng đều được hối lộ hậu hỹ. Kết quả là Tôn Điện Anh bình an vô sự cho đến khi bị Quân đội nhân dân Trung Quốc bắt giữ và chết năm 1946.
Hàn Phong (theo baike, Hỗ Động Bách Khoa)
(Sưu tầm trên mạng)


孙殿英 - 盗陵窃宝案
1928年夏,流氓军阀孙殿英在河北省遵化县制造了一起骇人听闻的盗陵 窃宝案。所盗的两座墓葬中,一座是清朝乾隆皇帝的裕陵,一座是慈禧太后的东陵。 然而,当时的动乱年代中,首犯孙殿英不仅逍遥法外,照旧领兵当官, 而且日后步步高升,直至升到先遣总司令;所捕获的重犯谭温江也被保释出狱, 继续当他的师长……这种反常现象正是当时社会的真实写照。 孙殿英是河南省永城人,本名孙魁元,号殿英,人们大都叫他孙老殿。 民国初年,军阀连年混战,割据为王者比比皆是。孙殿英也乘势而起, 纠集了一批土匪、赌鬼、烟贩等组成队伍,称雄一方。为谋取更大的势力,孙殿 英先后投奔过豫西镇守使丁香玲、国民军长叶荃等人,后又转投胡匪出身的张宗昌,深受张的赏识,被任命为师长。孙殿英摇身一变,通过种种卑劣的手段,将自己的部队发展成为一个流氓军事集团。后来,孙殿英率部与国民党作战,开始很有利,后来见形势不妙,便投降蒋介石,被任命为第六军团第十二军军长,在河北遵化一带驻防。1928年夏,孙殿英率部驻扎蓟县马伸桥,这里与清东陵只有一山之隔。
对于孙殿英来说,清室皇陵无疑是他垂涎已久的一块大肥肉。清室皇陵共有五处,三处在辽宁省,两处是满清入关后在河北省遵化县和易县的东西二陵,这是清陵的主要部分。乾隆时期是满清最鼎盛的时期,慈禧太后则是满清掌权者中穷奢极欲者之一,所以,这些陵墓也以乾隆皇帝及慈禧太后的陵墓最为奢侈,里面放置了无数稀世珍宝。
当年清室让位时,东陵不仅设有护陵人员,机构仍然承袭清制,而且还有旗兵、绿营兵驻陵守护,宗人府、礼工部等机构分别承担陵寝一切事务。但是随着世事的变迁,东陵渐渐脱离清室的掌握,落入北洋军阀手中。护陵大臣名存实亡,常不在官署,不仅不能有效保护陵墓,反而串通他人,倒卖财物。于是,对东陵的破坏与日俱增,直至有人企图全面挖掘偷盗,大发横财。
1928年春,原奉军收编之积匪马福田率部叛逃,直奔清东陵旁的马兰峪,蓄意长期挖坟盗宝。当时,国民革命军北伐已进入河北地区,奉军北撤,而冀东一带散匪非常多,异常肆虐。在这种情况下,国民革命军派出孙殿英部前往剿抚。路途中,孙殿英屡见被拆毁的东陵殿宇木料被大量盗运,遂起了不义之心。接着,他得知马福田进驻马兰峪准备掘陵的消息,认为天赐良机,马上命令第八师师长谭温江连夜率兵前往,赶跑了马福田。同时,为遮人耳目,他们到处张贴布告,声称部队要搞军事演习,开始有计划的盗墓行动。
7月上旬,孙殿英部以军事演习施放地雷为名,驱走全部守陵人员,封锁关隘,实行戒严,大肆洗劫乾隆的裕陵和慈禧的普陀峪定东陵。由于封锁严密,所以外界虽有传闻,却不明真相。在动手盗陵的第三天,谭温江前往北平晋谒第六军团总指挥徐源泉,打探风头,一见风平浪静,次日马上返回东陵,放手盗掘。整个盗墓活动充满了罪恶与贪婪。盗墓之前,孙殿英先致函遵化县知事,以体谅地方疾苦、不忍就地筹粮为由,要求遵化县代雇骡马车30多辆,以便从其他地方装运军粮。就这样,孙殿英便为转运盗墓财宝铺好道路。当年留下的照片表明:起初,匪兵们并不知道地宫入口,而是遍地开挖,宝顶上、配殿外、明楼里都留下了他们挖掘的痕迹。1928年7月盗墓队最终找到了地宫入口。原来,在高大的明楼后面,有一个“哑巴院”,传说招募的工匠都是哑巴,以防止工人泄露工程的机密。


在哑巴院北面的琉璃影壁,影壁之下就是地道入口。清东陵的陵寝结构大同小异。琉璃影壁下正隐藏着地宫入口。如果从正面横向挖掘,会遇上条砖砌死的隧道;如果从宝顶上垂直往下开掘,则会增加多倍的距离;而如果从琉璃影壁下直接坠入,便能就近打通金刚墙,从最短途径进入地宫。能找到这个捷径的人,恐怕熟知内情。慈禧陵和乾隆陵稍有不同,由于封建等级制度的限制,慈禧陵没有哑巴院。在明楼底下进入古洞门,过道尽头则是一道内部浇铸了铁筋的墙壁,它的里面就是“金刚墙”。地宫的入口就在这金刚墙下。东陵修建得十分坚固,要完全刨开地砖不是件容易的事,匪兵们盗宝心切,便动用了炸药。在硝烟弥漫的残砖断石中,再向下深挖 数丈,终于呈露出一面汉白玉石墙,它就是金刚墙。从墙中间拆下几块石头,露出一个黑森森的洞口。一进宫门,匪兵们便被宫中金碧辉煌的建筑迷住了,他们疯狂地抢掠着,从脚下的金砖到天花板上的金龙,无不被他们夺走。而谭温江此行的最大目标是要找到慈禧的地宫。入地宫的路径非常隐秘,匪兵们一时无法找到。于是,他们抓到一位曾在这里建陵的老人,动用各种刑法,逼迫老人说出地宫的门路。地宫的入口找到了,但十分坚固,普通器械根本无法打开,最后,他们搬来炸药,这才打开入口。
顺着入口往下摸走,先是来到一道高3米、宽3米的汉白玉石门,连砸带撞之下,石门打开,匪兵继续向前摸走,紧接着打开第二座石门,他们发现了里面的“金券”、正中的汉白玉宝座上面停放着慈禧太后的豪华棺椁。就这样,那些神秘的珍宝出现在匪徒们的眼中,惨遭他们抢劫和破坏。
东陵里究竟有多少财宝,历史上有过记载。早在慈禧生前,地宫刚修好之时,便有大量殉葬物品陆续送入安放,直到慈禧入葬关闭地宫为止。就在谭温江率部挖掘慈禧墓地宫的同时,第七旅旅长韩大保正打着军事演习的幌子,挖掘规模更大的乾隆陵墓。地宫中的珍宝同样被洗劫,棺中尸骨被拽了出来,扔在泥水之中。10日,孙殿英乘汽车返回马兰峪。11日,20余辆大车满载珠宝回到司令部。此时,全国的报纸仍没有登出任何消息。直到8月初,路透社才有电讯透露此事,某些报纸予以采用,但仍未引起人们的注意。直到事发一个多月后的8月13日,《中央日报》才报道了“匪军掘盗东陵的惨状”,这才轰动全国,此事成为当时家喻户晓的特大新闻。
对东陵盗宝事件反应最大的莫过于末代皇帝溥仪。此时溥仪被逐出宫还不到四、五年,寓居天津张园,与遗老之间以君臣相称,自我维持小朝廷局面。清室和遗老们分别向蒋介石和平津卫戍司令阎锡山以及各报馆发出通电,要求惩办孙殿英,要求当局赔修陵墓。张园的灵堂决定要摆到陵墓修复为止。起初,蒋介石政府的反应还好,下令让阎锡山查办此事。孙殿英派到北平来的一个师长被阎锡山扣下了。随后不久,消息传来,说被扣的师长被释放,蒋介石决定不追究了……
溥仪及清室遗老们非常愤怒就不说了,单说溥仪在上面提及的那位被抓获的师长,此人正是盗墓重犯谭温江。当孙殿英、谭温江等获得珍宝后,他们急于销赃,于是潜往北平,暗中委托古玩商黄百川代为销售珍宝。结果被警备司令部侦察得知,黄百川、谭温江于9月初先后被捕获,关押起来。人证物证俱在,已很明显地证明是孙殿英率部所为。但官兵对此仍然含糊其辞,在当时的报纸及官方来往函电中,对盗陵部队的番号以及主犯孙殿英的名字均讳莫如深,避而不提。即使南京政府也没有表态。然而,东陵盗宝案毕竟是一件重大的案件,大量国宝不知去向,激起了民愤。此案不可避免地当做特大案处理,即使是做做样子,国民党政府也必须堂而皇之地实施,但都在走冠冕文章而已由于案情重大,审理此案的审判长必须具备上将身分,审判官必须具备中将身分,法官也需要具备少将身分。商震受任审判长后,即命令遵化县缉拿盗陵正犯归案。孙殿英压根没被列入缉拿名单,国民党当局正倚重他所率领的上万人的军队,派他讨伐张宗昌去了。已捕获的谭温江曾被保释在外,如今迫于社会舆论压力,将其重新收押起来。第六军团总指挥徐源泉将谭温江以前呈报马兰镇剿匪 所得的东陵珍宝加封移送到卫戍司令部,并向外界表态,决不宽徇属下。与此同 时,警方又缉拿到几名嫌疑犯,一并收押,等候审讯。从1929年4月起,军事法庭开始了断断续续的预审。庭后,商震与审判官和法官约定再次召开会议,讨论最后判决书,呈报
军政部请示办法,其中罪轻者须“酌量分别首从,以资判决”。本案罪名大致分为掘墓、盗窃、军人犯罪等许多项。
6月14日,军事法庭请有关专家检查赃物。15日召开会议,将“判决草案”的全部卷宗汇订成册,赉送赴京。会议上,商震等将判决书理由逐一说明,并声述完全根据军法,毫无偏袒徇私之处。最后署名盖章,派员送往北京。所获赃物及其他一切物件,均行加封缜密保存。借用河北省政府印信,加盖印信诸事,当日办妥,送往北平,静候军政部军法司宣判执行。最高当局对此案迟迟没有判决。几个月过去了,孙殿英却在作战中收获不小,在嵩山附近民军中收抚了2万多人,声势更大。不久之后,孙殿英被授为安徽省主席,成为割据一方的土皇帝。军阀最终还是军阀,而且慈禧墓中的财富也帮助了她巩固并扩充了他的力量吧!孙殿英则于不久之后又任新的职务,率领部队讨伐自己的旧上司张宗昌去了。他之所以能够如此安然,不仅与他当时的势力有关,而且与他所进行的“地下活动”大有关联。也许审判的目的就是为了分赃。


孙殿英自己对那些暗地交易并不忌讳,反而颇为得意地告诉别人。他承认乾隆皇帝和慈禧太后的墓确是用炸药崩开的。根据《孙殿英投敌经过》中的记载,孙殿应曾回忆说:“乾隆的墓修得堂皇极了,棺材里的尸体已经化了,只留下头发和辫子。陪葬的宝物不少,最宝贵的是颈项上的一串朝珠,有108颗,听说是代表十八罗汉,都是无价之宝。其中最大的两颗朱红的,我在天津与戴笠见面时送给他做了见面礼。还有一柄九龙宝剑,有九条金龙嵌在剑面上,剑柄上嵌了宝石。我托戴笠代我赠给委员长或何部长,究竟他怎样处理的,由于怕崩皇陵案重发,不敢声张。慈禧太后的墓崩开后,墓堂不及乾隆的大,但陪葬的宝物却多得记不清楚。慈禧从头到脚,一身穿挂都是宝石,量一量大约有五升之多。慈禧的枕头是一只翡翠西瓜,我托戴笠赠给宋子文院长了。她口里含的一颗夜明珠,分开是两块,合拢是一个圆球,分开透明无光,合拢则透出一道绿色的寒光,夜间在百步之内可照见头发。听说这个宝贝可使尸体不化,难怪慈禧的棺材劈开后,老佛爷好像在睡觉一样,只是见了风,脸上才发了黑,衣服也有些上不得手。我将这件宝贝夜明珠托戴笠代我赠给了蒋夫人。宋氏兄妹收到我的宝物之后,引得孔祥熙部长夫妇眼红,接到戴笠的电告后,我选了两串朝鞋上的宝石送去,才算了事。”此外,孙殿英还送给阎锡山价值50多万元的黄金,送给监察院长珍贵的古玩……无怪乎这些当官掌权的国民党要员起初积极查询此案,到后来却只是做一些表面文章。因此,孙殿英才得以逃脱法网。

如此一件特大案件就这样以闹剧形式不了了之。孙殿英继续官运亨通,谭温江也继续当他的师长。直到十几二十年后的解放河南汤阴战役中,人民解放军将这一罪大恶极的军阀抓获。后来,孙殿英死于战犯收留所中。
(互動百科)