Hàn Dũ là nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, triết gia, chính trị gia kiệt xuất đời Đường. Tranh chân dung Hàn Dũ trong tập “Tranh chân dung bán thân bậc chí Thánh tiên hiền – Hàn Dũ”, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).
Danh thần Đại Đường Hàn Dũ, tự Thoái Chi, người Hà Dương Hà Nam, người đời gọi ông là Hàn Xương Lê, Xương Lê tiên sinh. Người cháu họ của ông chính là một trong Bát Tiên danh tiếng lẫy lừng, tên là Hàn Tương. Cha Hàn Tương chết trẻ, Hàn Dũ đón cháu về nuôi, coi như cháu ruột, hy vọng cháu lớn lên có thể trở thành tài lương đống.
Nhưng Hàn Tương không thích đọc sách, thích tu Đạo, vì vậy Hàn Dũ rất tức giận. Trong “Hàn Tương Tử toàn truyện” có viết, vì để cho Hàn Tương từ bỏ ý nghĩ tu Đạo, Hàn Dũ đã từng đánh chửi cháu.
Trải qua kỳ duyên trong gió tuyết, Hàn Dũ cuối cùng tỉnh ngộ
Hàn Dũ vốn không tin Phật, cũng không tin việc tu Đạo. Năm Nguyên Hòa thứ 14 (năm 819), Đường Hiến Tông muốn nghênh đón Phật cốt vào cung, Hàn Dũ dâng tấu can gián, khiến Hiến Tông nổi giận lôi đình, trong khi tức giận đã giáng đày ông đến Triều Châu (Quảng Đông) làm thứ sử, đồng thời ra thời hạn khởi hành.
Hàn Dũ vội vàng đi nhậm chức, khi đi đến Lam Quan, trời giáng tuyết lớn dày mấy thước, người ngựa khó mà cất bước. Ông bị vây hãm giữa đồng hoang, khi bị lạnh sắp chết, người cháu tu Đạo Hàn Tương đội tuyết đến đón, đã cùng Hàn Dũ diễn dịch một mối kỳ duyên trong gió tuyết, tuyết vây Lam Quan.
Hàn Tương đã giảng thuật cho Hàn Dũ rất nhiều điều huyền diệu của tu Đạo, sự tinh thâm và chân thành của cháu khiến Hàn Dũ thay đổi quan niệm chấp trước của mình, không còn phỉ báng Thần linh nữa.
Tranh "Hoan Liên Khánh Tiết: Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Nhị Tiên Hội Lạc" (Viện Bảo Tàng Cố Cung)
Ngoài ra, Hàn Dũ còn để lại rất nhiều giai thoại kỳ thú.
Thiên Lôi đánh giao long, Hàn Dũ biết Thiên thư
“Tuyên thất chí” đời Đường có chép, phía Nam Tuyền Châu có quả núi lớn, vách núi dựng đứng hiểm trở, dưới vách núi có cái đầm nước, rộng hơn 10 mẫu, sâu không thể dò. Trong đầm có con giao long. Vì giao long gây gió tạo sóng, đã hại chết rất nhiều bách tính, nó cũng nuốt tươi rất nhiều trâu ngựa. Để tránh nạn, người dân trong núi đã đem gia quyến rời bỏ quê hương.
Năm Nguyên Hòa thứ 5 đời Đường, một hôm mọi người nghe thấy tiếng sét đánh xuống phía nam quả núi, tiếng sét chấn động, gió lốc kèo theo tiếng núi lở, khiến cho mọi người tim đập chân run. Tiếng sấm sét rung động trời đất khiến cho gà chó trâu ngựa sợ nằm rạp xuống đất, cùng kêu thất thanh.
Sáng sớm hôm sau, đợi sau khi tất cả bình lặng, người dân mới đến phía nam quả núi xem xét nguyên do, kinh ngạc thấy vách núi gần đầm nước đã sụp lở, đá vỡ vừa vặn tất cả đều rơi xuống đầm nước lấp phẳng đầm. Bốn xung quanh đều là máu màu vàng đen của giao long. Thiên Lôi đánh chết giao long, bách tính lục tục trở về quê hương gây dựng lại gia nghiệp.
Trên vách núi gần đó, xuất hiện 9 chữ lớn mới tạc, thể chữ rất cổ xưa, hình dạng như chữ triện khoa đẩu, không có ai có thể hiểu. Mãi cho đến sau này, có người đến Tuyền Châu nghe được việc này đã sao chép lại chữ trên vách đá, đem về đông kinh Lạc Dương.
Lúc đó Hàn Dũ đảm nhiệm chức Hà Nam trưởng quan, sau khi xem các chữ được sao chép lại, ông nói: “Ý nghĩa những chữ này là, ông Trời muốn xử giao long hắc thủy, do Thần linh truyền gấp Thiên thư, báo cho các loài cá đầm hắc thủy để tránh không bị giết chết.
Hàn Dũ khi còn nhỏ có giấc mơ kỳ lạ, trong mộng thấy có một người và một cuốn sách đỏ chữ thể triện, rất giống bùa chú Đạo gia, có người ép ông phải nuốt, những người xung quanh vỗ tay cười. Hàn Dũ trong lòng kinh hãi, tỉnh mộng. Sau khi tỉnh, cảm thấy giống như có vật gì nhét đầy dạ dày, rất căng. Hàn Dũ còn nhớ chữ trên sách, bút pháp không giống chốn nhân gian, từ đó ông biết chữ Thiên thư.
Trong đầm sâu có con giao long, vì giao long gây gió tạo sóng, đã hại chết rất nhiều bách tính, nó cũng nuốt tươi rất nhiều trâu ngựa. Bức tranh “Chu Xứ đánh giao long” của Khách Ty đời Thanh, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung).
Hàn Dũ soạn văn tế cá sấu
Ngày thứ 3 Hàn Dũ đến Triều Dương nhậm chức, bèn hỏi bách tính có gì khó xử, bách tính nhao nhao kêu khổ, con suối lớn phía tây có cá sấu, mấy năm nay đã hại chết rất nhiều người, bách tính vì thế mà khổ không thể nào nói hết.
Hàn Dũ trong lòng nghĩ: Nghe nói lòng thành kính có thể cảm động Thần linh. Thế là sai người chuẩn bị đồ tế lễ để cầu khẩn Thần linh, đồng thời đích thân viết một bài “Văn tế cá sấu”, đem đến bên suối đốt.
Một phần nội dung như sau: “Ta là thứ sử, nhận mệnh Thiên tử trấn thủ một phương, chăm lo cho bách tính. Cá sấu, mi không an phận giữ mình, chiếm nơi suối, đầm, nguy hại bách tính. Ta là thứ sử, tuy sức nhỏ mọn, nhưng không khuất phục cúi đầu trước cá sấu”.
Hàn Dũ ra thời hạn cho cá sấu, lệnh trong 3 ngày phải dời xuống biển phía nam, 3 ngày không thực hiện được thì gia hạn 5 ngày, 5 ngày nếu không kịp, thì nhiều nhất cho 7 ngày. Nếu cá sấu không muốn dời xuống phía nam ra biển, Hàn Dũ sẽ chọn lựa dũng sỹ, dùng cung nỏ, bắn tên độc, đại chiến cùng cá sấu.
Đêm hôm đó nổi lên một trận gió lớn, sấm sét chấn động núi rừng. Hôm sau mọi người thấy con suối 60 dặm đã cạn khô, thì ra cá sấu đã theo dòng nước dời đi nơi khác rồi.
Hàn Dũ vì can gián nghênh đón Phật cốt mà bị giáng chức, trên đường giáng đày, ông bị gió tuyết, đúng lúc giữa cái sống chết may gặp người cháu Hàn Tương cứu. Tục ngữ có câu: “Thành kính đến, sắt đá mở”.
Đền thờ Hàn Dũ (Hàn Văn Công Từ 韩文公祠) ở Triều Châu.
Hàn Tương thành kính đã cảm hóa Hàn Dũ, mà Hàn Dũ thành kính đã xua đuổi cá sấu, bảo vệ bách tính trong vùng. Suy nghĩ kỹ thấy rằng, sức mạnh của hai chữ “thành kính” đúng là vĩ đại.
Nam Phương biên dịch
Theo: ĐKN