己所不欲勿施於人
Tương truyền, một ngày đẹp trời, có đệ tử hỏi Khổng Tử:
- Nhân là gì vậy sư phụ?
Ông đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Lần nữa, một đệ tử khác lại hỏi:
- Câu nào sư phụ tâm đắc nhất?
Ông cũng đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác, hay nói khác hơn, mình muốn gì thì cho người khác cái đó. Nhân là yêu người, yêu người khác như yêu...bản thân mình.
pp không tìm được ý nghĩa cao siêu từ triết lý chữ nhân, nhưng đã thấy một cách đánh giá tâm lý con người rất thú vị.
Hôm qua, tôi đi uống cà phê với anh bạn cũ, ảnh đột nhiên gọi để hỏi về một số kiến thức chuyên ngành tôi đang công tác. Trong suốt cuộc nói chuyện, anh luôn miệng thêm vào:
- Công ty anh rất có thể sẽ đặt hàng bên em/ anh sẽ giới thiệu nhiều khách hàng cho bên em .... v...v....
À, thì ra trong đầu anh ta đang nghĩ bánh ích đi thì bánh quy lại. Tôi giúp anh cái gì thì anh phải giúp anh cái gì đó khác.
Và nghĩ ngược lại, nếu tôi nhờ anh cái gì đó, có lẽ sẽ gặp khó khăn nếu tôi không có cái ...bánh quy. Ai mà biết được!
Tôi có anh bạn rất đúng giờ, hẹn là tới, giống như một con sóc, nhảy một cái là ngay chóc. Và sẽ là thường tình, anh ta rất ghét ai sai hẹn.
Ngược lại, một anh bạn khác của tôi thì rề rà, luôn tới muộn, xề xòa dễ dãi. Và anh ta sẽ vui vẻ với bạn, nếu như bạn có ...giống anh ta.
Đến đây lại nghĩ đến câu "suy bụng ta ra bụng người", dùng suy nghĩ của mình để hiểu người khác. Nếu ta đối xử với người khác theo kiểu cái bụng ta muốn là nhân. Hóa ra, làm những điều mình không thích cho người khác là bất nhân?
Nhưng đôi khi, đầu óc quá hẹp hòi, thành ra "lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử". Có thể lắm chứ!
phanphuong