Wednesday, September 19, 2018

ĐA BÓP CỔ - CUỘC TÌNH CỦA KẺ BẠC TÌNH

Ficus sumatrana (Ành: vanlaphoang)
Đa bóp cổ (Ficus sumatrana)

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi để xua đi bầu không khi oi bức của muà khô - khô hạn trên khắp các cánh rừng miền đông Nam bộ. Làn hơi nước mát lạnh của cơn mưa đã làm chợt tỉnh những loài thực vật ngủ khô trong khu rừng, hàng ngàn loài thực vật khô khát đang thoả cơn khát, chúng chợt bừng tỉnh, những mầm non bất đầu nhú lên, những bông hoa đầu mùa cũng lung linh khoe sắc.

Đâu đó trong khu rừng loài Đa bóp cổ cũng cũng lặng lẽ thực hiện chức năng mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng - đâm hoa kết trái và hình thành nên một thế hệ mới trong cuộc đời ngao du của những hạt giống mới, để tồn tại và phát triển, để giết chết kẻ mà đã cưu mang mình và để cho chúng ta những hiểu biết sâu về đời sống của thực vật cũng như những điều bí ẩn mà cây Đa bóp cổ Ficus sumatrana bạn chưa một lần biết đến trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.



Đa bóp cổ Ficus sumatrana ảnh: Phùng mỹ Trung

Đa bóp cổ là loài thực vật phụ sinh khi những ngày đầu hình thành và phát triển. Loài thực vật có hoa này sau khi thụ phấn hoa của chúng sẽ kết thành những đám quả màu vàng được gọi là quả phức. (quả hình thành do một khối nguyên vẹn của nhiều hoa độc lập tụ họp lại mà thành. Nói cách khác đa là quả do cả một cụm hoa tạo nên).

Quả đa rất ngọt và thơm ngon rất hấp dẫn các loài thú, linh trưởng ăn hoa quả, chim và một số loài Dơi ăn trái chín. Sau khi đã chen no nê một bụng đầy quả đa chín mọng một số loài động vật có thói quen thải các chất thải trên thân cây khi chúng di chuyển hay những nơi ở cố định của chúng trong tự nhiên. Sau khi được thải ra, phân có hạt của trái đa dính trên các nhánh của cây chúng sẽ nảy mầm và phát triển.Do trải qua hàng triệu năm loài đa bóp cổ đã hoàn thiện được những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống phụ sinh đấu tời. Nhũ hạt của chúng có thể dính được là vì xung quanh hạt được bao bọc một lớp chất nhày như keo đó là nguồn thức ăn tạm thời của cây non khi mới hình thành nảy mầm và phát triển thành cây. Rồi theo năm tháng rễ sinh khí của nó sẽ dài ra và hút các chất mục bên ngoài của vỏ cây, bộ rễ khi đã phát triển đủ dài ôm ấp lấy thân cây chủ như một đôi tình nhân vì cây chủ đã giúp nó sống qua những ngày đầu đời. Nhưng cây chú không thể ngờ rắng đó là thứ tình yêu của kẻ giết mình. Khi bộ rễ thả dọc theo cây đủ tới chúng sẽ bám được vào đất và lúc này chúng phát triển và vươn lên rất nhanh nhằm chiếm tầng tán cao hơn của cây chủ.


Cuộc tình của hai loài cứ ôm ấp nhau theo ngày tháng với một tình yêu bền chặt đến không ngờ khi bộ rễ đã bám được vào thân cây và chúng đan xen vào nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rể bám chồng lên nhau. Những chiếc rễ cây ngày một lớn để phát triển thành thân gỗ. Những chiếc rễ cắm xuống đất có nhiệm vụ hút nước và mang các chất khoáng lên nuôi cây. Trên tầng cao chúng vươn lên tạo ra một tầng tán xoè rộng để chiếm lấy những vị trí nhiếu ánh sáng nhất giúp những chiếc là quang hợp và che mất bóng của cây chủ khốn khổ đã cưu mang nó trong suốt những tháng ngày gian khó đầu đời. Thế rồi cây Đa có thể sống độc lập và ngày càng phát triển bên ngoài thân cây chủ, chúng cột chặt lấy cây chúng và cây chủ tội nghiệp khi vỏ của chúng không thể mang các dưỡng chất nuôi phần trên thân và các đám là không còn khả năng quang hợp. Rồi một ngày nào đó trong cái chết đau đớn và từ từ nó từ giã cuộc đời để cho kẻ cưu mang mình nhởn nhơ sống trọn.

Ficus sumatrana (Ành: vanlaphoang)
Đa bóp cổ Ficus sumatrana là loài có thân gỗ cao 15 – 20m, vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng. phụ sinh lúc nhỏ. Cành non không lông màu nâu nhạt, với những đốt mắt lá ngắn, nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cách, dày, dài 7 - 16cm, rộng 4 - 7cm, hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, thuôn dần về gốc. Cuống lá mảnh dài 2cm, có lông. Sung hình cầu, đường kính 1,5 - 2cm. Hoa đực không cuống, 4 cánh đài hình trái xoan. Gỗ xấu không được dùng và cây con có thể trồng làm cảnh trên các thế đá trong vườn và hòn non bộ.


Câu chuyện về loài đa bóp cổ là một trong những bí ẩn của thiên nhiên mà ta cần khám phá và chiêm nghiệm. Cuộc sống hoang dã là vậy và luôn là vậy một cuộc đấu đấu tranh sinh tồn không khoan nhượng giữa các loài với nhau để tồn tại, để phát triển. Đôi khi ở góc độ cuộc sống, vô tình cây đa bóp cổ lại được ví như một kẻ man rợ khi cây nó qay lại 'bóp cổ', giết đi cây 'chủ' đã nuôi dưỡng nó, cưu mang nó, từ lúc chào đời, tạo cho nó có nơi để dung thân, nuôi dưỡng để cho nó trưởng thành bằng một phần da thịt của mình. Hơn thế nữa, cái tính man rợ của loài cây này có một chủ đích, một chiến lược, một kế hoạch rất chi li, kín kẽ mà cây chủ không ngờ. Nhưng đó là qui luật của tự nhiên vì có những loài chết đi để những loài khác sống và tồn tại để tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp đẽ nhất của rừng mưa nhiệt đới cho con người chúng ta chiêm ngưỡng và bảo vệ.

(theo vncreatures.net)