“Được lời như cởi tấm lòng, đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít, Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại, những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc ngang lên với chiếc “cần câu” dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung (sic) mãn nhất, Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc đập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó…” (trích tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”, của Bùi Việt Sỹ)
Dù trí tưởng tượng có phong phú đến mấy, cũng khó thể nghĩ rằng đây là sách viết theo phong cách dành cho thiếu nhi, mà lại là sách được giải thưởng cấp quốc gia nữa chứ! Đoạn văn tả thực với “chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình” ngay trong con mắt những người lớn quen đọc dâm thư cũng tỏ ra dung tục đến mức dơ dáy, vậy mà người ta viết cho độc giả, kể cả độc giả thiếu nhi, đọc, và xúm nhau trao tặng giải thưởng! Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho đài VTV 1 tại bản tin lúc 19g ngày 23/4/2018, tác giả quyển sách, ông Bùi Việt Sỹ, biện bạch rằng, sách ông chỉ có một đoạn sex như thế, chứ không xuyên suốt cả cuốn sách! Đó là lời ngụy biện rất trẻ con, giống như anh rót cho con anh một ly nước lọc thật đầy rồi nhểu vào đó một giọt độc dược và bưng cho thằng bé uống, tự an ủi rằng một giọt độc dược quá nhỏ so với ly nước đầy.
Điều mà dư luận “không hiểu nổi” là một trang sách như vậy lại có thể được nhà xuất bản cho qua và “Ban tổ chức giải thưởng sách quốc gia 2018” tặng giải cho sách. Điều này giải thích lý do vì sao từ nhiều năm qua, rất nhiều người đọc tử tế quay lưng, ngoảnh mặt với hàng loạt giải thưởng văn chương, văn học “chính thống” vừa mới công bố là đã có vấn đề. Đó là chưa kể sách viết cẩu thả, chỉ trong một đoạn ngắn đã để lộ những sai sót sơ đẳng, trên là công chúa Thiên Thụy, dưới là công chúa Thái Thụy, chính tả lèm nhèm, “sung mãn” viết thành “xung mãn”.
Người tiêu thụ Việt Nam đã có lợn chết biến thành lợn rừng để ăn, đã có cà phê pin để nhấm nháp, nay lại có thêm những văn hóa phẩm kiểu “chiếc cần câu dài và thẳng đứng”, “đẩy mông ra, đập mông vào”, “rú lên sung sướng”, lo gì mà con em chúng ta không sớm trưởng thành.
Dù sao, đây cũng là dịp giúp các bậc phụ huynh nhận thức trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc hơn nữa trong việc giáo dục con cái, không thể phó thác chúng cho những loại sách lịch sử nhảm nhí, đầu độc chúng bằng những cảnh tả chân dung tục, những loại ngôn từ hạ cấp.
LÊ NGUYỄN
23/4/2018
Tiểu thuyết dâm dật được giải vì miêu tả danh tướng Dư chịu chơi
Đó là cách giải thích của người có thẩm quyền trao giải là nhà “dăn” Nguyễn Phan Hách,trưởng tiểu ban sách văn học thuộc hội đồng giám khảo giải thưởng sách hay quốc gia 2018: “Tôi biết có những ý kiến nói rằng sách có trang tả sex thô tục của Trần Khánh Dư. Nhưng ông Trần Khánh Dư ngoài đời cũng rất phóng túng, không theo khuôn phép. Nếu văn học mà khuôn phép quá, xét nét quá thì sẽ tự ràng buộc mình, khiến tiểu thuyết không còn hấp dẫn, sinh động.
Ông Nguyễn Phan Hách cũng nói rằng nhất định sẽ không tước giải thưởng dù công luận phản ứng dữ dội.
Trong phần giới thiệu về cuốn sách này, ban tổ chức Giải thưởng sách quốc gia 2018 viết: “Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về nhân vật Phạm Ngũ Lão, một anh hùng xuất thân bình dân. Bên cạnh đó là các hình tượng Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư… trong không gian cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cuốn sách gọn gàng, sinh động, không sa đà vào tư liệu, mà thanh thoát, bay bổng, thành một hình tượng trong lòng người đọc”.
Tuy nhiên, ngay sau khi được trao giải sách hay, cuốn sách này đã bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội bởi có nhiều chi tiết miêu tả cảnh sex một cách thô tục.
Trên facebook cá nhân, một số ý kiến cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết dơ vì viết về chuyện làm tình một cách thô bỉ, thua cả các trang web đen. Tính dục trong văn chương là bình thường, nhưng viết theo cách như vậy chỉ làm bẩn tính dục, bẩn mắt người đọc.
Thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng đây là sách khiêu dâm.
Đọc đoạn miểu tả sống sượng thì tôi thấy rằng tác giả là một thằng bệnh còn hội đồng trao giải còn bệnh nặng hơn.
Là một phụ huynh tôi nói ngắn gọn thế này: “Đồ khốn”
HOÀNG LINH
Ảnh: Trang 37 sách Chim ưng và Chàng đan sọt của Bùi Việt Sỹ. Từ “sung mãn” sai chính tả mà cả tác giả lẫn những người biên tập đều đã không nhận ra.
HẠ BỆ NHỮNG ANH HÙNG
Dư luận đang xôn xao và hốt hoảng đối với tiểu thuyết lịch sử hư cấu của một nhà văn xã hội chủ nghĩa sáng tác dựa trên những nhân vật và giai đoạn lịch sử có thật của nước nhà về vị tướng Trần Khánh Dư thông dâm cùng công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Trần Quốc Nghiễn, con trai của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Với phong cách hư cấu cốt truyện nhưng lại thiên về tình dục một cách thô bỉ và dung tục, nó được bình chọn giải C sách hay quốc gia, mà hơn hết đó lại là sách dành cho giới trẻ chứ không phải là hạng mục sách người lớn.
Tại sao gần đây một loạt vị tướng đánh quân xâm lược Trung Quốc đã luôn bị dày xéo bởi những ngòi bút lưu manh và khốn nạn đến vậy? Từ vua Quang Trung diện mạo suy khí và kém trí lại quỳ rạp trước hoàng đế Càn Long trên đất Trung Hoa khi sang diện kiến, từ truyện ca ngợi hết lời kẻ bán nước cầu vinh Trần Ích Tắc là một gián điệp có công lớn cho việc phục quốc và giờ cho đến tướng Trần Khánh Dư trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lừng lẫy của nhà Trần.
Phải chăng đang có một âm mưu hạ bệ các nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước và đồng thời ca ngợi những kẻ phản bội nhân dân, mà nó hầu hết là trong các triều đại chống lại sự xâm lược đối với kẻ thù phương Bắc (Trung Quốc)?
Con người ai cũng có tính dục và đời sống tình dục, nó là bản năng và mưu cầu tự nhiên nội tại, nhưng nó là một nghệ thuật của tình yêu và cuộc sống, nên qua ngòi bút của nhà văn thì càng phải tăng thêm giá trị hoặc thiên tính tự nhiên của nó, chứ không thể bằng cách làm cho nó thêm thô kệch, dơ dáy và đặc biệt lại để cho những đứa trẻ tiếp cận những nội dung tồi bại này.
Thử hỏi với lối miêu tả đó mà dùng để viết về những vị lãnh đạo quá cố trong thời gian lịch sử cận đại từ 1930 trở lại đây thì nó có thể được xuất bản và thậm chí bị truy trách nhiệm về tội làm ra, in ấn, lưu hành và phổ biến các văn hoá phẩm có tính chất đồi truỵ hoặc xúc phạm các anh hùng dân tộc hay không?
Thời này là thời mạt văn vì mạt phẩm cách, mạt ý tưởng và mạt trí năng, nên thành ra những tác phẩm không ra gì lại được ngợi ca và đặt ở một vị trí trang trọng để rồi ai cũng thấy sự nhạo báng của nó dành cho những gì nó nói về.
Dư luận đang xôn xao và hốt hoảng đối với tiểu thuyết lịch sử hư cấu của một nhà văn xã hội chủ nghĩa sáng tác dựa trên những nhân vật và giai đoạn lịch sử có thật của nước nhà về vị tướng Trần Khánh Dư thông dâm cùng công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Trần Quốc Nghiễn, con trai của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Với phong cách hư cấu cốt truyện nhưng lại thiên về tình dục một cách thô bỉ và dung tục, nó được bình chọn giải C sách hay quốc gia, mà hơn hết đó lại là sách dành cho giới trẻ chứ không phải là hạng mục sách người lớn.
Tại sao gần đây một loạt vị tướng đánh quân xâm lược Trung Quốc đã luôn bị dày xéo bởi những ngòi bút lưu manh và khốn nạn đến vậy? Từ vua Quang Trung diện mạo suy khí và kém trí lại quỳ rạp trước hoàng đế Càn Long trên đất Trung Hoa khi sang diện kiến, từ truyện ca ngợi hết lời kẻ bán nước cầu vinh Trần Ích Tắc là một gián điệp có công lớn cho việc phục quốc và giờ cho đến tướng Trần Khánh Dư trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lừng lẫy của nhà Trần.
Phải chăng đang có một âm mưu hạ bệ các nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước và đồng thời ca ngợi những kẻ phản bội nhân dân, mà nó hầu hết là trong các triều đại chống lại sự xâm lược đối với kẻ thù phương Bắc (Trung Quốc)?
Con người ai cũng có tính dục và đời sống tình dục, nó là bản năng và mưu cầu tự nhiên nội tại, nhưng nó là một nghệ thuật của tình yêu và cuộc sống, nên qua ngòi bút của nhà văn thì càng phải tăng thêm giá trị hoặc thiên tính tự nhiên của nó, chứ không thể bằng cách làm cho nó thêm thô kệch, dơ dáy và đặc biệt lại để cho những đứa trẻ tiếp cận những nội dung tồi bại này.
Thử hỏi với lối miêu tả đó mà dùng để viết về những vị lãnh đạo quá cố trong thời gian lịch sử cận đại từ 1930 trở lại đây thì nó có thể được xuất bản và thậm chí bị truy trách nhiệm về tội làm ra, in ấn, lưu hành và phổ biến các văn hoá phẩm có tính chất đồi truỵ hoặc xúc phạm các anh hùng dân tộc hay không?
Thời này là thời mạt văn vì mạt phẩm cách, mạt ý tưởng và mạt trí năng, nên thành ra những tác phẩm không ra gì lại được ngợi ca và đặt ở một vị trí trang trọng để rồi ai cũng thấy sự nhạo báng của nó dành cho những gì nó nói về.
LUÂN LÊ