Thursday, May 2, 2019

ĐÀO NGUYÊN HÀNH (桃源行)


Đào Nguyên hành - Vương Duy

Ngư châu trục thuỷ ái sơn xuân
Lưỡng ngạn đào hoa giáp cổ tân
Toạ khán hồng trụ bất tri viễn
Hành tận thanh khê bất kiến nhân
Sơn khẩu tiệm thành thỉ ôi áo
Sơn khai khoáng vọng triền bình lục
Diêu khán nhất xứ toản vân thụ
Cận nhập thiên gia tán hoa trúc
Tiều khách sơ truyền Hán tính danh
Cư nhân vị cải Tần y phục
Cư nhân cộng trú Võ Lăng nguyên
Hoàn tùng vật ngoại khởi điền viên
Nguyệt minh tùng hạ phòng long tịnh
Nhật xuất vân trung kê khuyển huyên
Kinh văn tục khách tranh lai tập
Cạnh dẫn hoàn gia vấn đô ấp
Bình minh lư hạng tảo hoa khai
Bạc mộ ngư tiều thừa thuỷ nhập
Sơ nhân ti địa khứ nhân gian
Cánh văn thành tiên toại bất hoàn
Giáp lý thuỳ tri hữu nhân sự
Thế trung diêu vọng không vân sơn
Bất nghi linh cảnh nan văn kiến
Trần tâm vị tận tư hương huyện
Xuất động vô luận cách sơn thuỷ
Từ gia chung nghỉ trường du diễn
Tự vi kinh quá cựu bất mê
An tri phong hát kim lai biến
Đương thời chỉ ký nhập sơn thâm
Thanh khê kỷ độ đáo vân lâm
Xuân lai biến thị Đào hoa thuỷ
Bất biện tiên nguyên hà xứ tầm?



桃源行 - 王維

漁舟逐水愛山春,
兩岸桃花夾古津。
坐看紅樹不知遠,
行盡青溪不見人。
山口潛行始隈隩,
山開曠望旋平陸。
遙看一處攢雲樹,
近入千家散花竹。
樵客初傳漢姓名,
居人未改秦衣服。
居人共住武陵源,
還從物外起田園。
月明松下房櫳靜,
日出雲中雞犬喧。
驚聞俗客爭來集,
競引還家問都邑。
平明閭巷掃花開,
薄暮漁樵乘水入。
初因避地去人間,
及至成仙遂不還。
峽裡誰知有人事,
世中遙望空雲山。
不疑靈境難聞見,
塵心未盡思鄉縣。
出洞無論隔山水,
辭家終擬長遊衍。
自謂經過舊不迷,
安知峰壑今來變。
當時只記入山深,
青溪幾曲到雲林?
春來遍是桃花水,
不辨仙源何處尋?


Đào Nguyên Hành (Bản dịch: Hải Đà)

Thuyền trôi giữa suối xuân mơ
Bến xưa đào nở đôi bờ ngát hoa
Ngắm cây chẳng biết đường xa
Ðến Thanh Khê thấy người qua tình cờ
Lần theo động nước quanh co
Cửa hang mở rộng ai ngờ bình nguyên
Cỏ cây mây khói một miền
Nghìn nhà, hoa, lá trúc chen mịt mù
Truyện xưa có kẻ tiều phu
Áo quần Tần Hán dân cư vẫn dùng
Vũ Lăng sum họp vui cùng
Ruộng vườn chăm chỉ chẳng màng chuyện ai
Nhà im trăng tỏ đêm dài
Xôn xao gà chó ban mai ánh hồng
Chợt nghe khách đến mà mong
Dành nhau thăm hỏi xóm làng quê xa
Sớm mai hoa rụng sân nhà
Chiều hôm ngư phủ vượt qua suối về
Xưa vì lánh nạn rời quê
Gặp chốn tiên chẳng muốn về quê đâu
Ai ngờ người ở núi sâu
Cõi trần xa cách mây sầu giăng che
Cảnh tiên khó thấy khó nghe
Lòng trần chưa dứt muốn về quê hương
Núi sông xa cách đoạn trường...
Về rồi lại muốn tìm đường đi xa
Tưởng rằng không lạc lối qua
Ai ngờ cảnh cũ khác ra lúc nào
Nhớ ngày đã vượt núi cao
Rừng mây cách suối là bao dặm đường
Xuân về đào suối ngát hương
Mịt mùng tiên cảnh biết phương nào tìm ?


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Vương Duy 王維 (699-759) tự là Ma Cật 摩詰, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm nên Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Ông tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng. Năm 19 tuổi, Vương Duy đến Trường An, được Kỳ vương Lý Phạm mến tài, đỗ đầu kỳ thi của phủ Kinh Triệu. Năm 21 tuổi, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Ðại nhạc thừa rồi bị giáng làm Tham quân ở Tế Châu. Sau nhân Trương Cửu Linh làm Trung thư lệnh, ông được mời về làm Hữu thập di, Giám sát ngự sử, rồi thăng làm Lại bộ lang trung. Trong thời gian này, thanh danh của ông và em là Vương Tấn vang dậy Trường An. Sau đó đến lượt Trương Cửu Linh lại bị biếm, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu một thời gian.

Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề. Một hôm An Lộc Sơn mở đại yến tại ao Ngưng Bích, có các nhạc công của Lê viên tấu nhạc, khiến mọi người cảm xúc rơi lệ. Vương Duy nghe bài ấy cảm thương làm bài Ngưng Bích trì. Sau khi loạn yên, Vương Duy được tha tội và phục chức, chính nhờ bài thơ này, và nhờ có Vương Tấn, đang làm Hình bộ thượng lang, xin giải chức chuộc tội cho anh. Về sau, Vương Duy làm đến chức Thượng thư hữu thừa.


Ông giỏi văn nghệ, ưa tiêu dao, nên tuy làm việc với triều đình nhưng vẫn thích nơi có cảnh quan yên tĩnh. Ông được gần vua, các cận thần và được quý trọng vì am hiểu văn chương nghệ thuật. Song trong lòng đã sẵn hướng về thiên nhiên nên thơ ông tả nhiều thú điền viên sơn thuỷ. Ông có một trang viên riêng cho mình, ở đó ông gảy đàn, thổi sáo và làm thi phú. Ông để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ thời trẻ bộc lộ tâm trạng của lớp tri thức có tài có chí không được dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn công tử quý tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, truỵ lạc.

Những tháng năm ở biên cương, thơ ông có tình điệu khẳng khái, hiên ngang, đề cao lòng yêu nước, tinh thần hăng hái của những người lính canh giữ biên cương, sẵn lòng vì một triều đại đang mở mang, hướng tới thịnh vượng (Sứ chí tái thượng, Lũng đầu ngâm, Lão tướng hành,...). Thơ ông có một phần nổi bật quan trọng đó là thơ thiên nhiên. Do thú ưa thích một lối sống thanh tao, phong nhã, tâm hồn ông hoà nhập với cảnh sống thanh bình của làng quê yên ấm. Thơ ông miêu tả núi sông hùng vĩ, cảnh làm ruộng, gặt hái, lấy sự chất phác đôn hậu của đời sống dân chúng cần mẫn trên đồng ruộng làm nền. Thơ ông còn đắm trong tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật.


Thơ ông có chất hùng tráng và thâm trầm. Tài thơ của ông giàu có ở cách thể hiện những đề tài khác nhau, việc miêu tả thiên nhiên tinh tế và đầy sống động. Ngôn ngữ thơ cô đọng và điêu luyện, phù hợp với những ý tứ sâu sắc, truyền cảm. Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc, giỏi thư pháp và hội hoạ. Tranh sơn thuỷ của ông mở đầu cho lối hoạ Nam Tông. Người ta thường khen ông là: “Trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ” (Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi). Ðối với Phật giáo đương thời, Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái thiền tông. Người đời sau gọi ông là Thi Phật.
Nguồn: Thi Viện