Tuesday, January 11, 2022

TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG NHỚ ĐƯỢC GIẤC MƠ CỦA MÌNH

Nhiều người thấy khó nhớ được chi tiết các giấc mơ của mình. Những lý do nằm ở chu kỳ phức tạp của giấc ngủ.

Bộ não của chúng ta trải nghiệm một tàu lượn đảo lộn siêu tốc trong khi chúng ta ngủ.

Tôi đang đứng bên ngoài trường tiểu học thời thơ ấu, gần cổng trước và bãi đậu xe của giáo viên. Đó là một ngày nắng sáng và xung quanh tôi là các bạn học. Phải có tới hơn 100 người.

Tôi có cảm giác lờ mờ rằng một số giáo viên đang ở gần đó, nhưng tôi lại chú ý đến hai người lớn tuổi mà tôi không nhớ là ai. Tôi thấy rất rõ các chi tiết ở người đàn ông - từ mái tóc chải bóng cho đến mắt kính dâm ánh vàng. Anh ta cầm một loại thiết bị phát ra tiếng rít chói tai. Tôi quỳ xuống và bịt tai bằng 2 tay. Các bạn học của tôi cũng làm như vậy. Người đàn ông này cười điên dại.

Tôi có giấc mơ đó gần 40 năm trước, nhưng tôi có thể nhớ các chi tiết như thể nó mới từ hôm qua. Tuy nhiên, bảo tôi kể lại điều gì đó của một giấc mơ đầu tuần này thì đó là con số không. Nếu tôi đã mơ - và về sinh học thì tôi phải mơ - thì chẳng có gì kéo dài đủ lâu để lưu lại trong tâm trí khi tôi tỉnh giấc.


Đối với nhiều người, giấc mơ là một sự hiện diện gần như mơ hồ. Nếu chúng ta may mắn, chúng ta chỉ có thể nhớ được cái nhìn thoáng qua nhất vào ban ngày; ngay cả những người có thể hồi tưởng lại những giấc mơ đã qua một cách chi tiết đáng ngạc nhiên thì, có những ngày, họ có thể thức dậy mà hầu như chẳng nhớ một tý gì những điều họ đã mơ thấy.

Tuy nhiên, về lý do vì sao lại như vậy thì chẳng có gì siêu phàm lắm. Tại sao chúng ta ngủ mơ - và ta có thể nhớ được mình mơ gì không - 2 vấn đề này đều bắt nguồn từ sinh học của cơ thể ta khi ngủ và tiềm thức của ta.

Giấc ngủ là phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ. Thay vì là một cao nguyên của vô thức bị ở chặn 2 đầu để trượt vào và trượt ra khỏi giấc ngủ, bộ não nghỉ ngơi của chúng ta trải qua các trạng thái tinh thần lên xuống đảo lộn, với một số phần đầy hoạt động tinh thần.

Ngủ mơ có liên quan chặt chẽ nhất với trạng thái ngủ được gọi là Chuyển Động Mắt Nhanh (REM). REM đôi khi được gọi là giấc ngủ không đồng bộ, bởi vì nó có thể bắt chước một số dấu hiệu của lúc ta tỉnh táo. Trong giấc ngủ REM, mắt co giật nhanh, có những thay đổi về nhịp thở và tuần hoàn máu, và cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt được gọi là mất trương lực (atonia). Nó xảy ra trong sóng 90 phút trong khi ngủ, ở giai đoạn này bộ não của chúng ta có xu hướng ngủ mơ.

Việc không thể nhớ mọi thứ trong giấc mơ là quan trọng, nó làm ta không nhầm lẫn những điều trong mơ với điều trong thực tế.

Có thêm một dòng máu đến các phần quan trọng của não trong trạng thái REM: vỏ não lấp đầy giấc mơ với nội dung của nó, và hệ thống limbic xử lý trạng thái cảm xúc của chúng ta. Trong khi chúng ta ở trạng thái ngủ có giấc mơ thân thiện này thì não có hoạt động điện mạnh mẽ. Tuy nhiên các thùy trán - mà nó chỉ đạo các khả năng quan trọng của ta - nằm yên tĩnh.

Điều này có nghĩa là chúng ta thường phải mù quáng chấp nhận những gì đang xảy ra trong câu chuyện thường là vô nghĩa này cho đến khi ta tỉnh giấc.

Vấn đề là, hình ảnh mà càng lộn xộn thì ta càng khó nắm bắt. Những giấc mơ có cấu trúc rõ ràng thì ta dễ nhớ hơn nhiều, giáo sư tâm lý và tác giả Deidre Barrett nói gần đây trên trang mạng Gizmodo.

Nhưng có một thành phần hóa học tham gia vào đây mà nó rất quan trọng để đảm bảo những hình ảnh trong mơ này được giữ lại: chất noradrenaline. Nó là một loại hormone kích thích cơ thể và tâm trí hành động, và khi ta ngủ sâu thì nó thường ở mức độ thấp.

Francesca Siclari, một bác sĩ nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh Viện Đại Học Lausanne, nói rằng có những định nghĩa rõ ràng giữa trạng thái thức và ngủ của ta - và đó không phải là ngẫu nhiên. "Có lẽ sẽ là điều tốt khi cuộc sống trong mơ và cuộc sống khi tỉnh là hoàn toàn khác nhau," bà nói.

"Tôi nghĩ nếu bạn nhớ từng chi tiết khi mơ như bạn có thể nhớ khi tỉnh thì bạn sẽ bắt đầu nhầm lẫn những điều trong mơ với những điều thực sự xảy ra trong cuộc sống thực."

Bà nói rằng những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngủ rũ, khó có thể phân biệt sự khác biệt giữa cuộc sống thức và cuộc sống ngủ, làm cho họ thấy bối rối và ngượng ngùng. "Cũng có những người nhớ rất tốt giấc mơ của mình, và họ thực sự bắt đầu đưa những ký ức đó vào cuộc sống ban ngày."

Thường thì chúng ta giật mình thức giấc vì đồng hồ báo thức, điều này khiến ta khó nhớ giấc mơ hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà những giấc mơ chúng ta nhớ nhất là đến từ những giai đoạn nhất định trong chu kỳ giấc ngủ của ta, do bị ảnh hưởng bởi các hóa chất chảy trong cơ thể khi đang ngủ. "Thông thường chúng ta mơ một cách sống động nhất trong giấc ngủ REM, đó là khi nồng độ noradrenaline trong não là thấp," bà nói.

Chúng ta có thể thấy mình đang mơ ngay trước khi thức giấc - nhưng những việc theo thói quen phải làm vào buổi sáng cản trở ta nhớ lại các hình ảnh này. Thường thì ta giật mình tỉnh giấc vì đồng hồ báo thức, điều này gây ra sự tăng đột biến về mức độ noradrenaline - do đó khiến chúng ta khó bám lấy giấc mơ hơn.

"Có người hỏi tôi tại sao họ không thể nhớ được các giấc mơ của mình, tôi bảo là vì họ ngủ thiếp đi nhanh quá, ngủ say quá và tỉnh giấc vì đồng hồ báo thức reo," Robert Stickgold, nhà nghiên cứu về giấc ngủ của Trường Y Harvard, nói. "và câu trả lời của họ là, 'Làm sao ông biết được điều đó?'"

Stickgold nói rằng rất nhiều người nhớ được giấc mơ của mình ở giai đoạn bắt đầu ngủ, khi tâm trí bắt đầu lang thang và hình ảnh mơ màng diễn ra khi người đó trôi vào và trôi ra khỏi giấc ngủ - một quá trình được gọi là "nửa tỉnh nửa mê". Stickgold nói rằng ông đã thực hiện một nghiên cứu vài năm trước, các sinh viên trong phòng thí nghiệm đã thức dậy ngay sau khi họ bắt đầu bước vào trạng thái ngủ. "Mọi người đều nhớ là đã ngủ mơ," ông nói.

"Giai đoạn này là 5 hoặc 10 phút đầu tiên sau khi ngủ. Nếu bạn ngủ thiếp đi nhanh chóng- là điều chúng ta đều mong muốn - thì bạn sẽ không nhớ bất cứ điều gì ở phần đó của chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chủ động muốn nhớ lại giấc mơ của mình? Rõ ràng mỗi người ngủ là khác nhau, nhưng có một số lời khuyên chung có thể giúp bạn nhớ được giấc mơ.


"Những giấc mơ là hết sức mong manh khi ta mới thức dậy, và chúng tôi thực sự không có câu trả lời vì sao lại như vậy," Stickgold nói. Nếu bạn là một người nhảy ra khỏi giường rồi đi làm việc trong ngày, thì bạn sẽ không nhớ được những giấc mơ của mình. Khi bạn ngủ vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật, đó là thời điểm tuyệt vời để ghi nhớ những giấc mơ.

"Tôi có nói với sinh viên khi giảng bài là nếu các em tỉnh giấc, hãy cố nằm yên- thậm chí không mở mắt. Cố gắng 'thả trôi' mình và đồng thời cố gắng nhớ những gì trong giấc mơ. Những điều bạn đang làm là xem xét lại những giấc mơ khi bạn bước sang trạng thái thức giấc và bạn sẽ nhớ được chúng giống như bất kỳ ký ức nào khác."

Thậm chí còn có nhiều cách chắc chắn hơn để ghi nhớ giấc mơ, Stickgold nói. "Tôi nói với mọi người uống ba ly nước lớn trước khi đi ngủ. Không phải ba ly bia, vì chất cồn gây ức chế trạng thái REM, phải là nước. Bạn sẽ thức dậy 3-4 lần trong đêm và bạn sẽ có xu hướng thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ REM là điều tự nhiên."

Và có một lời khuyên khác của một số nhà nghiên cứu về giấc ngủ - đó là chỉ cần tự nhắc mình khi bạn sắp sửa ngủ rằng bạn muốn nhớ lặp lại những giấc mơ của mình nghĩa là bạn kích hoạt việc nhớ giấc mơ. Stickgold cười. "Việc này thực sự có tác dụng. Nếu bạn làm điều đó thì bạn thực sự sẽ nhớ nhiều giấc mơ hơn, giống như ta nói 'Không ở đâu bằng ở nhà'. Và ta thấy đúng là như vậy."

Stephen Dowling
BBC Future
Link tiếng Anh: