Saturday, May 16, 2020

CHỢ NỔI VÀ LÀNG BÍCH HỌA Ở CỐ ĐÔ HUẾ

Tôi là dân Cần Thơ nên nói về chợ nổi thì không lạ gì với chợ nổi Cái Răng nổi tiếng nhất Việt Nam cũng như có nhiều chợ nổi khác ở miền Nam như chợ nổi Phụng Hiệp, chợ nổi Cái Bè,...nhưng ở miền Trung hay miền Bắc thì chưa biết qua có cái chợ nào. Vậy mà hôm nay tình cờ xem chương trình cùa "Tung Tăng TV" lại được nghe anh "Trung Tá" giới thiệu về cái chợ nổi ở Huế cũng như làng bích họa và cả mía "Tiến Vua". Mời các bạn xem clip tôi post phía dưới nhé (LKH)


Ngư Mỹ Thạnh - ngôi chợ nổi độc đáo của xứ Huế

Nằm trên phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh (thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) được xem là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa đặc biệt nhất của xứ Huế và thu hút khá đông du khách đến tham quan.

Thuyền đò tập trung tới chợ nổi. Ảnh: HC.

Chợ nổi thủy sản Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang, ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quãng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Chợ nổi thủy sản thường bắt đầu từ 4 đến 7 giờ hàng ngày, khi trời còn tờ mờ sáng, trên một vũng đầm hàng trăm thuyền chài của ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh, thôn Cư Lạc và một số vùng lân cận sau khi đánh bắt về tập trung ở đây, làm nhộn nhịp cả một khu đầm yên ả. 

Thành quả sau một đêm quăng chài, thả lưới, đặt nò sáo của người dân là các loại thủy sản như cá Bống, các Dìa, cá Tràng, cá Ong, tôm Rằng, tôm Gân, cua, lươn...

  Chợ nổi thủy sản là một trong những điểm thu hút khá đông khách du lịch khi đến tham quan cũng như mua những loại thủy sản tươi sống của đầm phá. 

Trong khoảng không bao la rộng lớn đó, chợ nổi như một điểm sáng, một hoạt động vừa mang tính kinh tế vừa mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng sông nước.

Quảng An

Bích họa khoác áo mới cho làng chài Ngư Mỹ Thạnh

Những bức tường nhà cũ, xám xịt, xuống màu theo thời gian của làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay được khoác lên sắc màu mới, lạ, đẹp mắt.


Ngư Mỹ Thạnh nằm cách thành phố Huế chừng 20km về phía Đông Bắc; cách thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền 5km; cách nơi diễn ra lễ hội "Sóng nước Tam Giang" mang đậm dấu án vùng đầm phá, chừng 1km.

Những bức tranh tường này do nhóm giảng viên và sinh viên Trường Đại học Nông lâm và Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) thực hiện

Những nét vẽ thể hiện cuộc sống sinh hoạt, đánh bắt thủy sản của cư dân vùng đầm phá...

Bức tường cũ khoác lên tấm áo mới

Có 7 bức bích họa với diện tích khoảng 150m2 được thực hiện tại làng này

Sự xuất hiện của những bức tranh trên tường nhà khiến vùng quê bên đầm phá thêm sức sống

Không gian tươi mới, rực rỡ dành cho những đứa trẻ ở Ngư Mỹ Thạnh

Một bức tranh vẽ sen, súng

Cảnh một gia đình đánh bắt cá trên đầm phá được tái hiện trong tranh


Người đàn ông chở cá, tôm ngang bức bích họa

Nguyễn Đắc Thành/ thegioitiepthi.vn