Do vậy mà nảy sinh một tục của giới mày râu là để móng tay dài, không cắt ngắn. Những móng tay để dài đến mức nó cuộn tròn khiến bàn tay khó có thể cầm nắm hoặc làm việc gì nặng nhọc là cách thể hiện quan niệm và địa vị của mình. Đương nhiên vì không thể tuyệt đối không sử dụng bàn tay, nên thông thường người ta chỉ để móng tay của bàn tay trái, còn bàn tay phải thì ít nhất cũng phải dùng để cầm cây bút hay một vài sinh hoạt cá nhân.
Móng tay để dài của một nhà nho – Photo by Léon Busy
Có lẽ trong con mắt của người Âu, một bàn tay như vậy có vẻ “kỳ dị” nên nó được đưa vào bưu ảnh: một ông quan và một ông lang thuốc. Với những quan niệm mới về cái đẹp, phép vệ sinh và lối sống hiện đại, tục để móng tay dài được nhìn như môt hủ tục và gần như mất hẳn..
Do vậy mà nảy sinh một tục của giới mày râu là để móng tay dài, không cắt ngắn. Những móng tay để dài đến mức nó cuộn tròn khiến bàn tay khó có thể cầm nắm hoặc làm việc gì nặng nhọc là cách thể hiện quan niệm và địa vị của mình. Đương nhiên vì không thể tuyệt đối không sử dụng bàn tay, nên thông thường người ta chỉ để móng tay của bàn tay trái, còn bàn tay phải thì ít nhất cũng phải dùng để cầm cây bút hay một vài sinh hoạt cá nhân.
Một ông quan người An Nam (VN) với móng tay để dài
Một bàn tay của quan An Nam. Các ngón tay được để móng dài, để chứng tỏ đẳng cấp xã hội (không phải làm việc tay chân, chỉ lao động bằng trí óc!), trừ ngón trỏ dùng để… gãi!
Hanoi – Long nails of a native’s hand Bàn tay của một nhà nho, với móng tay để dài, biểu hiện cho vị trí cao trong xã hội (tức là người không phải lao động bằng tay chân)
Ông lang móng tay dài
Đông Dương thập niên 1920 – Một nho sĩ Annam với móng tay dài, niềm tự hào và thích thú của ông ta
Saigon – người phụ nữ nhà giàu với móng tay để dài
Go Cong 1920-1929 – Un chef de canton qui a de longs ongles – Một ông cai tổng (chánh tổng) với bàn tay để móng dài Với móng tay dài loằng ngoằng như thế này, xỏ vào được tay áo dài chắc không phải là việc dễ dàng lắm! Nam Kỳ Tỉnh chia thành tổng (canton), đứng đầu là Chánh tổng (Chef de canton), còn gọi là Cai tổng. Tổng chia thành làng (village), đứng đầu là Hội đồng Hương chức (còn gọi là Ban Hội tề) do Hương cả phụ trách chung.
SAIGON 1869 – Hand of a rich Annamese. See the long nails on his left hand. Photograph by Wilhelm Burger Móng tay để dài của một người Annam giàu có tại Saigon.
Mẫn Nhi / Sài Gòn Xưa