※ Thành ngữ liên quan: hai trẻ vô tư (chân thành không có sự nghi kỵ)
Lý Bạch là nhà thơ lớn nổi tiếng thời Đường, người đời ca tụng ông, cho rằng ông là thần tiên trên thiên thượng giáng xuống nhân gian. Đương nhiên, thơ do vị tiên nhân này viết ra tự nhiên trong sáng, tao nhã bất phàm. Thành ngữ “thanh mai trúc mã” xuất phát từ bài thơ nổi tiếng “Trường Can Hành” của ông.
Sáu dòng đầu của bài thơ này là hồi ức của một cô gái về quá khứ ngọt ngào giữa mình và chồng:
“Thiếp phát sơ phú ngạch,
Chiết hoa môn tiền kịch.
Lang kỵ trúc mã lai,
Nhiễu sàng lộng thanh mai.
Đồng cư Trường Can lý,
Lưỡng tiểu vô hiềm sai”.
Ý nghĩa là: “Thuở nhỏ tóc thiếp mới vừa che ngang trán, một hôm đang ngắt một bông hoa thơm chơi đùa trước cổng nhà. Chàng cầm cành mai xanh biếc trên tay cưỡi ngựa tre đi lại, tựa như một vị tướng nhỏ, vừa la hét vừa chạy quanh bên giếng. Đúng vậy! Hai chúng ta đều cùng sống ở nơi Trường Can này, từ nhỏ lớn lên cùng nhau, tình cảm tốt đẹp đến mức không lời nào để diễn tả”.
Vì vậy, “Thanh mai trúc mã” được người đời sau dùng để hình dung về tình cảm tương thân tương ái, hòa hợp không gì sánh nổi giữa những cô bé cậu bé thuở nhỏ.
Liên tưởng và cảm thưởng: Ngón tay của Clara
Vào thế kỷ 19, nhà soạn nhạc người Đức Schumann thuở nhỏ lớn lên cùng với một cô bé tên là Clara. Cha của Clara là một nhà soạn nhạc lớn, là một gia đình có truyền thống học vấn cao, bản thân cô cũng là một tài nữ âm nhạc, trong khi đó Schumann là học trò mà cha của Clara rất tự hào.
Năm Schumann 21 tuổi, một ngày nọ, người bạn thân của họ là Chopard gửi đến một khúc phổ do chính ông sáng tác, hy vọng Schumann có thể đưa ra một vài lời phê bình. Khi Schumann vừa nhận được khúc phổ anh đã cảm thấy vui mừng khôn xiết, nhưng sau một lúc sau anh lại không kiềm chế được sự đau thương, vì ngón áp út của bàn tay phải của anh đã không thể cử động được do quá trình luyện tập đàn piano.
Clara lúc này đang đứng cạnh Schumann, cô đoán ra được tâm sự của anh, liền lặng lẽ đặt tay của mình lên tay của Schumann và nhẹ nhàng nói với anh rằng “Ngón tay của em có thể đàn được!”
“Cảm ơn em, Clara!” Schumann xúc động, đến rơm rớm nước mắt .
Kể từ đó, Schumann dành hết tâm sức cho việc sáng tác, những giai điệu tươi đẹp được thoát ra từ những ngón tay của Clara.
Sau đó, đôi “thanh mai trúc mã” này kết thành vợ chồng, ngón tay của Clara cả đời dành cho Schumann, lưu lại một giai thoại tươi đẹp.
Trích từ “Văn học vỡ lòng cho trẻ em” của nhà sách Hoa Nhất
Oanh Lê biên dịch
青梅竹马
※ 形容男女从小一块儿长大情感融洽
※ 相关成语:两小无猜(真诚没有猜忌)
李白是唐朝有名的大诗人,人们赞美他,说他是天上的神仙降临在人间。当然,这位仙人手中写出来的诗,自然是清新高雅、不同凡响。“青梅竹马”这句成语就是出自他一首有名的诗“长干行”。
这首诗前六句,是以一个女孩子的口吻回忆她和丈夫间的一些甜蜜往事:
“妾发初覆额,
折花门前剧。
郎骑竹马来,
遶床弄青梅。
同居长干里,
两小无嫌猜。”
意思是说:“小时候,我的头发刚刚盖住额头时,有一天,我折了一枝芬芳灿烂的花儿在大门前嬉戏,你手里握着一根青翠的梅枝,骑着竹马来,就像一个小将军似的,吆喝着遶着井边跑。是啊!我们都住在长干里这个地方,从小一块儿长大,感情好得没有话说。”
因此,“青梅竹马”就被后人用来形容幼小男女孩童之间,相亲相爱融洽无比的感情。
十九世纪时的德国音乐家舒曼,和一个叫克拉拉的小女孩籨小在一块儿长大。拉拉的父亲是大音乐家,家学渊源,她自己也是个音乐才女,而舒曼就是克拉拉父亲的得意门生。
当舒曼二十一岁时,一天,他们的好朋友萧邦寄来几首自己的创作曲谱,希望舒曼能够加以批评。舒曼接到曲谱,初时还一阵狂喜,过一会儿却不禁非伤了起来,因为他右手的无名指,已因勤练钢琴而无法动弹了。
站在舒曼身边的克拉拉,猜到了他的心事,便把自己的手悄悄放在舒曼手上,轻声告诉他说:“我的手指可以弹!”
“谢谢你,克拉拉!”舒曼感动得不能自已,眼睛中闪烁着晶莹的泪珠。
从此以后,舒曼专心致力于作曲,而一首优美的旋律,都由克拉拉的手指尖儿流了出来。
后来,这对“青梅竹马”终于结为夫妇,克拉拉的手指借给了舒曼一辈子,留下一段佳话。
摘录自华一书局《儿童启蒙文学》