Tượng Nhân Sư hàm chứa trong nó một bí ẩn: Ai đã tạc pho tượng đó? (Ảnh: tinhhoa.net)
Tượng Nhân Sư được tạc từ loại đá vôi nguyên chất. Kích cỡ của khối đá gồ lên là vật liệu khởi đầu tạo thân con sư tử nhân sư được khuếch đại một cách nhân tạo nhờ một cái hào sâu vuông góc. Sau đó khối đá được tạc hình dáng cần có. Nhưng khối đá vôi phụ chỉ được sử dụng để tạo các đường nét hoàn thiện, kể cả bộ râu dài. Bức tượng đó đã bị phá hủy, song có thể nó đã được tu bổ theo các đoạn, khúc còn giữ lại được. Nhân Sư có lẽ được coi là thánh thần, đọc các văn bản, người ta biết được những người Ai Cập thờ cúng tượng thần này.
Tượng Nhân Sư nhìn từ phía trước (Ảnh: elmwatin.com)
Tượng Nhân Sư hàm chứa trong nó một bí ẩn: Ai đã tạc pho tượng đó?
Nếu tin vào khoa học chính thống thì Nhân Sư được tạc khoảng 2500 năm tr.CN theo lệnh của Pharaon triều đại IV Khafre. Cũng Pharaon đó đã xây dựng Kim tự tháp thứ 4 theo kích cỡ của ba Kim tự tháp vĩ đại Giza và đã di chúc chôn cất mình ở trong đó.
Pharaon Khafre (Ảnh: wiki)
Nhân Sư là pho tượng toàn thân của thần Garmakhis, và chừng nào Pharaon Khafre được coi là hiện thân của thánh thần trên Trái Đất, các nhà điều khắc đã cho bức tượng những đường nét của người thống trị này. Sự giống nhau giữ khuôn mặt của Nhân Sư và khuôn mặt của Khafre khẳng định rằng Khafre là người cho xây dựng bức tượng.
Giả thuyết này được xem như hoàn toàn chính xác cho đến khi có những công trình khoa học nghiêm túc được công bố, khiến cho giới khoa học rất chấn động.
Tin tức đầu tiên đáng ngạc nhiên được giáo sư Robert Shokh, nhà địa chất từ Boston gửi tới vào năm 1991. Sau khi nghiên cứu những đặc điểm xói mòn ở bề mặt tượng Nhân Sư, ông công bố bức tượng phải xuất hiện vài nghìn năm sớm hơn so với thời gian do các nhà Ai Cập học đưa ra. Niên đại ra đời của bức tượng là kỉ nguyên VII tr. CN, mà cũng có thể là thời gian sớm hơn thế nhiều.
Điều bất ngờ thứ hai do một họa sĩ cảnh sát, trung úy French Domingo từ sở cảnh sát thành phố New York đưa ra. Sau khi đối chiếu kỹ bộ mặt của Nhân Sư với khuôn mặt của Pharaon Khafre, Domingo đã kết luận rằng những đường nét của Nhân Sư nói chung là không sao chép của Khafre.
Khuôn mặt của tượng Nhân Sư và khuôn mặt Pharaon Khafre (Ảnh: dkn.tv)
Phát hiện thứ ba là của Robert Buvale, đồng tác giả cuốn sách « Điều bí mật của Orion ». Sử dụng công nghệ vi tính, ông nhận định rằng, khoảng 10.500 năm tr.CN, vào buổi sáng trong ngày tiết Xuân phân, chùm sao Sư Tử đã mọc cao ở phía chân trời đằng đông ngay trước mặt Nhân Sư. Buvale kết luận, tượng Nhân Sư được dựng ở thời đại xa xưa như chỉ dẫn của sự kiện thiên văn trên. Sau này Buvale phối hợp nỗ lực với Grame Khencoc, tác giả cuốn sách “Những dấu vết của các thánh thần”,và họ đã phát triển những kết luận của mình để khẳng định niên đại thiên văn mới của Nhân Sư trong cuốn sách “Người bảo tồn cuộc sống” (1996).
Ngày nay, nhiều người cho rằng pho tượng Nhân Sư thực tế được tạc bằng đá khoảng 10500 năm tr.CN, ở cuối thời đại băng hà cuối cùng, chứ không phải ở thế kỷ XXV tr.CN như khoa học chính thống khẳng định.
Trên thực tế, việc xác định lại niên đại của pho tượng Nhân Sư được Khencoc và các tác giả khác sử dụng như một khẳng định kế tiếp rằng nền văn minh tương tự như đảo lớn Bắc Băng Dương thực sự đã tồn tại ở thời đại Băng hà, như tại các đảo Bắc Cực. Nói cách khác, có tồn tại nền văn minh tiền sử có trước nền văn minh Ai Cập như chúng ta đã biết.
Không chỉ những pho tượng Nhân Sư, đại Kim tự tháp Giza cũng được cho là sản phẩm của nền văn minh tiền sử.
Không chỉ những pho tượng Nhân Sư, đại Kim tự tháp Giza cũng được cho là sản phẩm của nền văn minh tiền sử. (Ảnh: khoahoc.tv)
Thậm chí với nguồn lực và kiến thức hiện đại, cũng còn chưa có phương án thực sự khả thi để dựng lại những kim tự tháp khổng lồ với cấu trúc phức tạp như vậy.
Vì thế những con người thời tiền sử thiếu công nghệ ở xã hội “nguyên thủy” thì không thể là tác giả của những tác phẩm hùng vĩ này được? Vậy đó là ai?
Sự thật được hé mở khi năm 1988, Gregor Spörri đến thăm Ai Cập với vai trò nhà nghiên cứu nghiệp dư quan tâm đến các kim tự tháp. Theo một bài báo được viết bởi Annemieke Witteveen trên tờ Ancient Origins, ông được giới thiệu với một nông dân tên là Najib, người này có tổ tiên là những kẻ chuyên đào mộ cổ Ai Cập. Nhiều hiện vật khác nhau đã được truyền trong gia đình, một số trong đó đã được bán để mua đất và tài sản khác.
Ngón tay người khổng lồ (trong tình trạng xác ướp còn nguyên da thịt móng…) được Nagib gìn giữ như báu vật gia đình và nhất quyết không muốn bán cho bất cứ ai với bất cứ giá nào… (Ảnh: mystown.com)
Một hiện vật mà Nagib gìn giữ hết sức trân trọng là một ngón tay khổng lồ. Ngón tay dài hơn 30 cm, Spörri kể. Ngón tay này có thể là sản phẩm của một vụ tai nạn trong quá trình xây dựng Kim Tự Tháp. Theo tính toán của các nhà khoa học, ngón tay như thế này tương đương với những người có chiều cao khoảng 5m.
Phải chăng những người khổng lồ trong nền văn minh tiền sử đó đã xây dựng lên những đại Kim tự tháp và bức tượng Nhân Sư hùng vĩ kia?
Nguồn: ĐKN