Saturday, April 13, 2024

5 ĐỊNH LUẬT THÀNH CÔNG ĐÁNG KINH NGẠC

Michael Jordan có câu danh ngôn rằng: “Có những người muốn thành công, có những người khát vọng thành công, có những người nỗ lực thực hiện thành công”

Làm người có sự kiên trì bền lòng, đó mới là bệ phóng cho người có bản lĩnh, đó mới là thực lực tạo nên thành công. (Ảnh: Pexels)

Thực ra thành công không phải là lâu đài trên không trung cao không thể với tới được, mà là sự nâng cấp có quy tắc.

Khi bạn học được 5 định luật này thì có thể đã gần thành công thêm một bước rồi.

1. Định luật đồng hồ

Khi một người chỉ có một chiếc đồng hồ thì anh ta có thể xem giờ bình thường, đi làm và sinh hoạt bình thường.

Khi anh ta có 2 chiếc đồng hồ, hễ 2 chiếc đồng hồ đó chỉ thời gian không giống nhau thì cuộc sống trở nên rối loạn, bởi vì anh ta không biết chiếc đồng hồ nào mới chính xác.

Đồng hồ càng nhiều thì cuộc sống con người càng rối loạn. Hiện tượng này được gọi là định luật đồng hồ.

Làm người, làm việc cũng như vậy, thay vì chỉ tham lam và tìm kiếm sự hoàn hảo, tốt hơn hết bạn nên làm một việc cẩn thận, chuyên sâu và kỹ lưỡng.

Thực ra rất nhiều khổ não của đời người đều có nguồn gốc từ bản thân chúng ta có quá nhiều tiêu chuẩn, quá nhiều sự lựa chọn. Tiêu chuẩn nhiều thì trái lại sẽ không thể tìm được cái chính xác nhất, cơ hội lựa chọn nhiều thì trái lại sẽ không biết cái nào phù hợp nhất với mình. Tham vọng quá nhiều sẽ khiến tâm rối loạn, thân thể chịu đựng quá nhiều sẽ khiến thân mệt mỏi.

Xem giờ một đồng hồ, nghe một loại âm thanh, điều bạn cần làm chỉ là lựa chọn một cái đáng tin cậy, cố gắng hiệu chỉnh nó, và lấy nó làm tiêu chuẩn cho bạn.

Cuộc đời ung dung tự tại, bắt đầu từ Một, và kết thúc cũng từ Một.

2. Định luật sâu róm

Nhà tâm lý học người Pháp John Farber từng làm một "thí nghiệm sâu róm" nổi tiếng như sau:

Ông bắt mấy con sâu róm để sát cạnh chậu hoa, đầu đuôi nối nhau thành một vòng, sau đó rắc một ít lá thông ở cách đó không xa.

Kết quả là những con sâu róm con nọ theo con kia đi vòng vòng quanh chậu hoa, cứ đi liền một mạch như vậy mấy ngày liền, cho đến tận khi chết đói. Trong khi đó những lá thông tươi ngon bên cạnh thì chúng không hề động đến.

Có người giống như những con sâu róm này, chỉ biết đi theo người khác theo thói quen, cho dù cơ hội ở ngay trước mắt, họ cũng không dám tự mình bước ra nắm bắt.

Có nhà văn từng nói: “Trong con mắt thiên tài thì những điều nhìn thấy đều là sai lầm, sau đó sửa đổi chúng, còn trong con mắt người ngu ngốc thì những điều nhìn thấy toàn là chân lý, sau đó mù quáng đi theo”.

Có người giống như những con sâu róm này, chỉ biết đi theo người khác theo thói quen, cho dù cơ hội ở ngay trước mắt, họ cũng không dám tự mình bước ra nắm bắt. (Pxhere)

Những người cả đời đi theo sau người khác thì chỉ có thể bị vận mệnh dắt mũi đi mà thôi. Khi người ta ăn thịt thì họ chỉ có thể được ăn chút canh, khi người ta ăn canh thì họ chỉ có thể chịu đói khát mà tôi.

Bước thứ 2 của thành công chính là dùng khả năng tư duy độc lập, dám nghi ngờ quyền uy, dám đi con đường riêng của mình.

Tự mình thăm dò tìm đường, tuy ban đầu rất gian khổ, nhưng một khi thông rồi thì sau này sẽ thành con đường lớn khang trang.

3. Định luật bọ nhảy

Định luật bọ gậy có nguồn gốc từ một thí nghiệm thú vị sau:

Một con bọ nhảy trong điều kiện bình thường có thể nhảy cao gấp 400 lần chiều cao của nó.

Nếu úp một cái chụp thủy tinh lên bọ nhảy, lúc này nó nhảy sẽ va chạm vào đỉnh chụp thủy tinh. Sau khi liên tục mấy lần như vậy, bọ nhảy sẽ giảm độ cao nhảy của nó xuống, tối đa cũng chỉ vừa chạm đến đỉnh chụp thủy tinh.

Sau khi cứ tiếp tục giảm chiều cao của cái chụp thủy tinh thì chiều cao nhảy của bọ nhảy cũng càng ngày càng thấp.

Đến cuối cùng, bỏ cái chụp thủy tinh đi, nhưng bọ nhảy không còn nhảy cao nữa.

Bọ nhảy vốn có thể nhảy được rất cao, nhưng bị cái chụp thủy tinh mài mòn ý chí. Cũng giống như rất nhiều người có năng lực tốt, nhưng bị cái trần vô hình trói buộc chân tay, cuối cùng trở thành tầm thường.

Đạo lý rất đơn giản, bọ nhảy điều tiến độ cao nhảy của nó, và thích ứng với nó rồi thì sẽ không thay đổi nữa.

Rất nhiều người không dám theo đuổi ước mơ, không phải vì không thể đạt được, mà là bởi trong tâm đã mặc nhận một “độ cao” rồi. “Độ cao” này thường khiến họ bị hạn chế, không thấy được phương hướng nỗ lực chính xác cho tương lai.

Có một câu chuyện như sau. Có người hỏi 3 người thợ hồ: “Các anh đang làm gì thế?”

Anh A nói: “Xây tường”.

Anh B nói: “Kiếm tiền”.

Anh C nói: “Tạo ra những công trình kiến trúc đặc sắc nhất thế giới”.

Sau này anh A và anh B cả đời tầm thường vất vả không làm nên chuyện gì, còn anh C trở thành kiến trúc sư nổi tiếng. Bởi vì anh ấy biết rõ rằng, mình xây mỗi viên gạch nhỏ bé này có quan hệ với những công trình kiến trúc hoành tráng trong tương lai.

4. Định luật cây nấm

Định luật cây nấm ra đời những năm thập niên 70 thế kỷ trước, do một người lập trình trẻ đã tổng kết ra.

Định luật cây nấm nói rằng, nấm ban đầu thường mọc ở những góc ẩm thấp râm mát, không có ánh nắng, không có phân bón, không người hỏi đến, nó chỉ có thể tự sinh tự diệt.

Chỉ khi chúng sinh trưởng đủ cao, đủ lớn thì mới được con người chú ý, mới được hưởng ánh nắng, mưa và những giọt sương.

Điều này cũng rất giống với cuộc đời con người. Khi mới bước chân vào xã hội, chúng ta không đủ kinh nghiệm và từng trải, lại không có bối cảnh, ai cũng có thể giẫm đạp lên.

Công ty có việc tốt thì không đến lượt mình, có việc xấu thì thường để mình chịu tội. Các đồng nghiệp lâu năm xu nịnh cấp trên, nhưng đối với mình thì chỉ tay năm ngón sai bảo.

Hàng ngày bạn vất vả làm những việc nặng nhọc, việc linh tinh mà người khác không muốn làm, nhưng lại không được mọi người ghi nhận và coi trọng.

Có người vì thế mà chán nản thất vọng, có người lại cắn răng chịu đựng “thời kỳ cây nấm” đen tối này, không ngừng nỗ lực trưởng thành, cho đến khi dùng thành tích nổi bật của mình để chứng tỏ bản thân.

Trải nghiệm của cây nấm đối với người trẻ tuổi đang trong quá trình trưởng thành mà nói giống như con nhộng phá kén thành bướm, nếu không chịu đựng nổi thì vĩnh viễn không thể trở thành bươm bướm xòe đôi cánh bay lượn được. Thế nên cần bình hòa bước qua giai đoạn “cây nấm” của cuộc đời, rút ra kinh nghiệm, nhanh chóng thành thục. Đương nhiên nếu giai đoạn “cây nấm” quá dài, thì có thể trở thành kẻ bất tài trong con mắt mọi người, và bản thân mình cũng dần dần chấp nhận vai bất tài này.

Có người lại cắn răng chịu đựng “thời kỳ cây nấm” đen tối này, không ngừng nỗ lực trưởng thành, cho đến khi dùng thành tích nổi bật của mình để chứng tỏ bản thân. (Ảnh: Shutterstock)

Thế nên làm thế nào để bước qua giai đoạn này của sinh mệnh hiệu quả nhất, trưởng thành lên, và gây dựng được hình tượng cá nhân tốt đẹp đáng tin cậy, đó là vấn đề mà mỗi người trẻ tuổi vừa mới bước chân vào xã hội cần phải đối diện.

5. Định luật ve sầu

Ấu trung ve sầu ban đầu sống ở dưới đất đen tối không có mặt trời trong 3 năm (có loại ấu trùng ve sầu Mỹ sống dưới đất 17 năm), phải nhẫn chịu nỗi cô đơn tịch mịch, dựa vào nhựa rễ cây mà dần dần lớn lên.

Sau đó, vào một đêm hè, ấu trùng ve sầu lặng lẽ bò lên cành cây, chỉ trong một đêm thoát xác thành ve.

Sau đó chờ đợi khoảnh khắc mặt trời mọc lên, ve sầu bay lên không trung, lao về hướng tự do. Đó gọi là định luật ve sầu.

Rất nhiều người cuộc đời như bông sen trong đầm, ban đầu dốc sức nở bung, nhưng luôn cảm giác mình nở vẫn chưa đủ, do đó dần dần cảm thấy mệt mỏi, đến ngày thứ 10, 20, thậm chí ngày thứ 29 thì lựa chọn từ bỏ.

Rất nhiều người phấn đấu như cây tre sinh trưởng, ban đầu dốc toàn bộ sức lực, nhưng đại bộ phận giai đoạn ban đầu là tạo dựng nền tảng, do đó hiệu quả không rõ rệt.

Ở năm thứ nhất, thứ 3, thậm chí năm thứ 4, thì lựa chọn từ bỏ. Không có được sự điềm đạm, định lực và kiên trì như ve sầu.

Càng gần đến thành công thì càng khó khăn, càng cần phải kiên trì

Bất kể là khởi nghiệp hay là cuộc sống, điều chúng ta thiếu không phải là năng lực, kỹ xảo, mô hình, mà cái thiếu chính là sự kiên trì và nghị lực. Chỉ cần kiên trì thay đổi về lượng thì mới có thể cuối cùng hoàn thành thay đổi về chất, mới có thể đột phá giới hạn của thành công, đạt được thành công.

Có một tỷ phú từng nói: “Hôm nay khốc liệt, ngày mai càng khốc liệt hơn, thì ngày kia sẽ là tươi đẹp, nhưng đại đa số mọi người lại chết ở đêm ngày mai, nên không thấy được mặt trời rực rỡ của ngày kia”.

Đại đa số mọi người khi chỉ còn cách thành công một bước chân thì lại lựa chọn từ bỏ.

Người xưa có câu: “Đi 100 dặm, 90 nửa đường”, tức là đi 100 dặm đường thì khi đi được 90 dặm mới tính là một nửa đường, bởi vì rất nhiều người kiên trì đi được 90 dặm thì từ bỏ.

Những định luật này nói với chúng ta một đạo lý rằng: “Phấn đấu đến cuối cùng thì cái phải nỗ lực không phải là vận khí hay thông minh, mà là nghị lực.

Hoàng Mai
Theo Apollo