THỤC NĂNG SINH XẢO
熟能生巧
Câu thành ngữ trong tiếng Trung “熟能生巧” (Thục năng sinh xảo – shú néng shēng qiǎo) theo nghĩa bề mặt là thực hành thành tựu kỹ năng. Câu thành ngữ này mô tả kỹ năng đến từ việc luyện tập chăm chỉ [tương tự với câu nói trong tiếng Việt là “trăm hay không bằng tay quen”].
Câu nói trên được ghi lại trong chương thứ 31 của tiểu thuyết “Kính hoa duyên” (镜花缘 – Hoa trong gương), được viết năm 1827, bởi Lý Nhữ Trân (Li Ruzhen) dưới thời nhà Thanh (1644-1911).
熟能生巧
Câu thành ngữ trong tiếng Trung “熟能生巧” (Thục năng sinh xảo – shú néng shēng qiǎo) theo nghĩa bề mặt là thực hành thành tựu kỹ năng. Câu thành ngữ này mô tả kỹ năng đến từ việc luyện tập chăm chỉ [tương tự với câu nói trong tiếng Việt là “trăm hay không bằng tay quen”].
Câu nói trên được ghi lại trong chương thứ 31 của tiểu thuyết “Kính hoa duyên” (镜花缘 – Hoa trong gương), được viết năm 1827, bởi Lý Nhữ Trân (Li Ruzhen) dưới thời nhà Thanh (1644-1911).
Chuyện kể rằng, vào thời Bắc Tống (960-1127), có một cung thủ kỳ tài tên là Trần Nghiêu Tư (Chen Yaozi). Ông không bao giờ bắn trượt bất cứ mục tiêu nào, học trò của ông đã gọi ông với biệt danh “cung thủ thần tài”. Trần vô cùng tự hào về khả năng của mình, và tin rằng ông chính là người bắn cung điệu nghệ nhất trên đời.
Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.
Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.
Ngạc nhiên trước thái độ của ông lão, Trần hỏi: “Ông có thể làm được không?”
Ông lão trả lời: “Không”!
Trần lại hỏi: “Ông nghĩ sao về tài bắn cung của tôi?”
Ông lão đáp lại: “Cũng được đấy, nhưng không có gì đặc biệt cả; tất cả chỉ cần luyện tập là có thể làm được”.
Điều này khiến Trần không vui. Một trong những học trò của Trần nói với ông lão bán dầu: “Không ai có thể sánh với tài năng bắn cung của thầy tôi. Sao ông dám hạ thấp thầy tôi chứ?”
Đám đông ai nấy đều sửng sốt. Ông lão bán dầu quay sang Trần và nói: “Điều đó cũng chẳng là gì cả. Tôi có thể làm được việc này bởi tôi đã luyện tập nó rất nhiều. Mọi kỹ năng đều đến từ việc luyện tập mà thôi”.Không nói lời nào, ông lão lấy ra một cái bình, để nó trên mặt đất, và đặt một đồng xu có lỗ vuông ở giữa lên trên miệng bình. Rồi ông rót dầu từ chiếc gáo gỗ vào bình mà không để rớt một giọt dầu nào lên đồng xu ấy.
Nói xong, ông lão quay đi, để lại đám đông lặng nhìn nhau.
Lời nhận xét của ông lão bán dầu đã khiến Trần vô cùng hổ thẹn về hành vi ngạo mạn của mình trước đó. Kể từ đó, Trần trở nên khiêm tốn, hòa nhã và luyện tập bắn cung chăm chỉ hơn trước. Chẳng bao lâu sau, Trần trở nên nổi tiếng không chỉ về tài bắn cung điêu luyện, mà còn về nhân cách của mình.
Về sau, người ta sử dụng thành ngữ “Thục Năng Sinh Xảo” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập.
(Sưu tầm trên mạng)
熟能生巧出处
北宋有个射箭能手叫陈尧咨,一天,他在家练箭,十中八九,旁观者拍手称绝,陈尧咨自己也很得意,但观众中有个卖油的老头只略微点头,不以为然。陈尧咨很不高兴,问:“你会射箭吗?你看我射得怎样?”老头很干脆地回答:“我不会射箭。你射得可以,但并没有什么奥妙,只是手法熟练而已。”在陈尧咨追问老头有啥本领后,老头把一个铜钱盖在一个盛油的葫芦口,取勺油高高地倒向钱眼,全勺油倒光,未见铜钱眼外沾有一滴油。老头对陈尧咨说:“我也没什么奥妙的地方,只不过手法熟练而已。”
人们由此故事中的两句话“无他,但手熟尔”和“我亦无他,唯手熟尔”引申出“熟能生巧”这个成语,说明不管做什么事情,只要勤学苦练掌握规律,就能找出许多窍门,干起来得心应手。
(百度百科)