Saturday, October 21, 2017

SỐNG ĐƠN GIẢN LÀ KEO KIỆT?

Hỏi : người sống giản đơn là người keo kiệt?

Đáp : không! Người sống giản đơn không phải là người keo kiệt.



Keo kiệt là mình có dư của cải nhưng không muốn chia sẻ cho người khác khi họan nạn, chỉ muốn cất giữ tích lũy cho bản thân thật nhiều, dù có thể chẳng bao giờ cần dùng đến. Hành vi này không có lợi cho mọi người và ngay cả cho bản thân vì không đem lại hạnh phúc cho ai và làm con người mình không thể trưởng thành được.

Người ta có thể keo kiệt không chỉ về của cải mà còn keo kiệt cả về kiến thức. Có người rất tài gỏi, kiến thức uyên thâm, nhưng không muốn chia sẻ cho mọi người khi không được lợi nhuận như ý, khi chết mang tòan bộ kiến thức xuống mồ. Những người này, khi còn sống cũng chỉ vô dụng cho xã hội, bản thân họ chẳng bao giờ đạt được hạnh phúc thật sự trong cuộc đời, ngoài một số của cải làm ra nhưng rồi cũng phù du, cũng sẽ rơi vào tay người khác sau khi chết.



Người sống giản đơn (tự nguyện) hướng về một cuộc sống vật chất thanh đạm, cầu đủ dùng, không lãng phí xa xỉ. Họ có thể là những bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia ( có người từng đọat những giải thưởng danh giá như Nobel) hoặc những thương nhân thành công . . . nhưng có cuộc sống thanh tao, coi trọng vẻ đẹp chân thực của mọi vật nên của cải làm ra, họ sẵn sàng chia sẻ cho những người cùng khổ khi cần thiết. Họ củng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, lời khuyên và lao động để cải thiện cuộc sống cho mọi người mà không đòi hỏi gì.

Sinh viên các trường đại học của ta ngày nay, trong họat động xã hội ngọai khóa, cũng đang làm rất tốt điều này dù nhiều bạn còn rất nghèo và bản thân cũng đang phải tìm cách vượt khó. Rất đáng khen. Mong sao, sau khi tốt nghiệp, các bạn duy trì được hành động đẹp này mãi mãi.

Hòa Thương Thích Thánh Nghiêm (1930 – 2009 , Đài Loan) đã kể về một người bạn của ông, một doanh nhân hàng hải giàu có như sau : 



Mỗi sáng, ông này chỉ cần dùng một ly cà phê, một quả tần bã và một ly sữa. một hôm, hòa thượng đến thăm ông, ông lấy trong tủ lạnh ra một trái chanh, xem ra đã bị cắt nhiều lần rồi, cắt một miếng vắt vào ly hồng trà của mình, và một miếng vắt vào ly hồng trà của khách, sau đó lại cất miếng chanh còn lại vào tủ lạnh.Thấy vậy, Hòa Thượng hỏi:” quả chanh này anh dùng mấy ngày rồi?”. ông đáp:” dạ, đây là ngày thứ ba, dù sao chỉ mình con ăn sáng cũng quen rồi.” “ Ông dùng như thế có quá tiết kiệm không?”. “Dạ, con chỉ cần chừng đó”. Như vậy, ông ấy có thể dung một quả chanh năm, sáu ngày. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy ông ấy là một con người rất keo kiệt và hẹp hòi. Nhưng thực ra, ông ấy lại là người rất rộng rãi, thường xuyên mang tiền giúp đỡ người khác, lập ra nhiều quỹ học bổng gíup đỡ xã hội, trường học và tất cả các thanh niên nghèo. Bản thân ông tiêu xài rất hạn chế, cuộc sống thật đơn giản nhưng lại đem số tiền lớn để giúp đỡ người nghèo. Người như thế làm sao gọi là người keo kiệt được?
(Sưu tầm trên mạng)