Thursday, November 9, 2017

TRÙNG THẢO HOA

Tối nay vừa ăn cơm tối vừa xem "Thiên Đường Ẩm Thực 3 - Tập 14" thấy có cái là lạ vì giới thiệu các món ăn làm từ "Đông Trùng Hạ Thảo". Lạ vì thấy sang quá bỏ cả nhúm trong khi "Đông Trùng Hạ Thảo" mà tôi biết thì chắc chắn không ai dám dùng như vậy vì nó mắc hơn vàng. Những cọng "Đông Trùng Hạ Thảo" trong clip này thì không thề gọi như vậy vì nó chẳng qua là một loại nấm mà bà xã tôi thường mua về nấu canh vì nó rất rẻ mà người ít tiền bình dân mua về nấu ăn cho bổ theo cách giới thiệu của Đông y và người Trung Quốc và Hong Kong gọi là Đông Trùng Hoa (冬蟲花), Đông Trùng Hoa Thảo (冬蟲花草) hay Trùng Thảo Hoa (蟲草花) và tuyệt đối không được gọi là "Đông Trùng Hạ Thảo" vì gọi vậy là sai không chân thật nếu người chưa biết qua sẽ bị ngộ nhận.

Đông Trùng Hạ Thảo (Tây Tạng)
Tôi lên mạng tìm thì thấy có Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường có viết một bài và ông cũng gọi loại nấm này là "Trùng Thảo Hoa" chứ không phải là "Đông Trùng Hạ Thảo". Mời các bạn. (LKH)

Trùng thảo hoa - thảo dược quý thay thế Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng

Trùng thảo hoa chính là đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris (là một loại nấm có màu cam ký sinh, mọc lên từ thân của loài sâu nhộng) được nuôi trồng nhân tạo. Trùng thảo hoa còn gọi là đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo nhân tạo, kim trùng thảo, hoa đông trùng hạ thảo. Sở dĩ thường được gọi Trùng thảo hoa là để phân biệt vơi Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thuộc loài Cordyceps sinensis.

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) mọc ký sinh trên thân nhộng trong tự nhiên - 
thu hoạch - sau khi đã loại bỏ thân nhộng, sấy khô để sử dụng.

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng (Cordyceps sinensis) trong tự nhiên - thu hoạch - 
sau khi đã làm sạch

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) có chứa hàm lượng lớn protein, 18 loại axit amin, 17 loại nguyên tố vi lượng và 12 loại vitamin như: A, B1, B2, B6, B12, C, D, E… rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy mà trùng thảo hoa được xem là loại thảo dược quý, thức ăn bổ dưỡng.

Do đặc điểm sinh thái gần giống nhau giữa trùng thảo hoa và đông trùng hạ thảo Tây Tạng mà trùng thảo hoa cũng có được những công dụng tương tự như đông trùng hạ thảo. Hiện nay, trùng thảo hoa đã được nuôi trồng nhân tạo và được dùng để thay thế cho đông trùng hạ thảo Tây Tạng đang ngày càng khan hiếm, đắt đỏ (giá 1g đông trùng hạ thảo Tây Tạng hiện nay vào khoảng 1.000.000đ)

Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) được nuôi trồng nhân tạo 

Trùng thảo hoa cũng có rất nhiều chủng loại, song loại có đầu bào tử to là tốt hơn cả. Bào tử nấm trùng thảo hoa (lớp phấn màu vàng bám vào đầu bào tử) là cơ quan sinh sản của trùng thảo hoa. Bào tử trùng thảo hoa chứa các thành phần giống như trùng thảo hoa.


Trùng thảo hoa (Cordyceps militaris) có công dụng chính như sau:

1.Bổ thận, tăng cường sinh lực và trí nhớ
2.Bổ phế, bình suyễn chỉ khái
3.Ổn định đường huyết
4.Điều hòa huyết áp
5.Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng chống ung thư, chống lão hóa
6.Đẹp da, giúp da hết khô và nám sạm
*Lưu ý: Tác dụng có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

​Đối tượng sử dụng: Trùng thảo hoa có mùi thơm ngậy, tính bình, vị hơi ngọt, có thể dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi đối tượng, đặc biệt là các đối tượng sau:

1.Suy nhược cơ thể, hay quên
2.Suy giảm sức đề kháng, dễ bị cảm
3.Đau lưng, mỏi gối, chức năng gan thận suy giảm
4.Da khô nám sạm
5.Sau khi bệnh nặng
6.Ho hen suyễn do phế khí hư

Cách sử dụng:

- Ăn sống: trùng thảo hoa vị ngậy, hơi ngọt, mùi thơm có thể ăn sống trực tiếp.

- Hãm nước sôi uống mỗi ngày: Trùng thảo hoa 10g-20g cho vào cốc nước sôi, đậy kín, hãm 5-7 phút cho mềm. Sau đó ăn hết cả nấm và nước.

- Ngâm rượu: Trùng thảo hoa 100g ngâm với 1 lít rượu trắng (45-60 độ). Sau 20 ngày trở đi là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15ml. Ngoài ra có thể ngâm cùng với lộc nhung, nhân sâm, hải mã...

- Hầm trùng thảo hoa 10g – 30g cùng với thịt heo, móng giò, gà ác, bồ câu. Ngoài ra, có thể thêm đương quy 10g, đẳng sâm 8g, kỷ tử 10g, đại táo 3 trái, cùng trùng thảo hoa 15g hầm với thịt heo, móng giò, gà…

Chú ý: khi sử dụng không nên ngâm rửa trùng thảo hoa vì sẽ làm mất đi lớp phấn chứa nhiều chất dinh dưỡng của trùng thảo hoa.

Bồ câu hầm trùng thảo hoa và kỷ tử - Trà trùng thảo hoa

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường


Ghi chú:
Đây là 2 loại mà bà xã tôi mua về để nấu canh, chỉ khoảng 3-4 đô cho bao 50 gram.(LKH)



Thiên đường ẩm thực 2 - Tập 14