Phần lớn những sản phẩm xà phòng công nghiệp là một hỗn hợp các surfactant – chất tẩy rửa – một hỗn hợp hoạt chất hóa chất có khả năng làm sạch. Cơ chế hoạt động của các surfactant là phá vỡ bề mặt liên kết của các chất, hòa tan chúng vào nước, giống như cơ chế hoạt động của xà phòng. Điều này thể hiện qua việc làm sạch các chất bẩn rồi được xả đi bằng nước.
Soap – Xà phòng tinh chế thuần tự nhiên/ hữu cơ
Xà phòng tinh chế thuần tự nhiên/hữu cơ có lịch sử từ rất lâu, khoảng sáu ngàn năm trước.
Xà phòng vô tình được phát hiện ra qua việc dùng tro bếp để cọ rửa đồ nấu. Khi đó nấu nướng trên bếp củi cùng quá trình kết hợp chất béo, cụ thể là mỡ động vật, với tro gỗ (muối kiềm), tạo ra một chất có khả năng làm sạch các chất bẩn dễ dàng. Xà phòng truyền thống ban đầu được sử dụng để rửa len lông trong ngành công nghiệp dệt len.
Xà phòng truyền thống thuần tự nhiên có một ưu điểm nổi trội đó là độ pH 9.5 – 10, tối ưu khả năng tẩy trùng mà không làm khô da và tạo kích ứng da. Công thức làm xà phòng có sớm nhất được cho là của người Babylon cổ đại khoảng 2800 năm trước công nguyên. Trong suốt lịch sử, xà phòng truyền thống thuần tự nhiên đã được sử dụng trong y tế để điều trị các bệnh về da.
Ngày nay, xà phòng truyền thống tinh chế được làm thông qua quá trình phản ứng xà phòng hóa (saponification) giữa các chất béo từ dầu thực vật với dung dịch muối kiềm (NaOH/KOH). Quá trình biến đổi trong xà phòng này tạo ra một sản phẩm phụ, rất có lợi cho da là Glycerin. Glycerin trong xà phòng tinh chế làm sạch, mềm da và giúp da giữ ẩm.
Xà phòng truyền thống tinh chế thuần tự nhiên/ hữu cơ không những tốt cho cơ thể, mà còn không gây hại cho môi trường.
Surfactant – Chất tẩy rửa – Xà phòng công nghiệp thông thường
Chất tẩy rửa surfactant được phát triển để đáp ứng tình trạng thiếu chất mỡ béo, dầu động vật và thực vật trong sản xuất xà phòng từ Thế chiến I và Thế chiến II. Vào thời điểm đó, dầu khí đã được tìm thấy và là một nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất các loại chất tẩy rửa surfactant. Chất tẩy rửa hay xà phòng thông thường, được làm từ hàng loạt các sản phẩm hóa dầu (xuất xứ từ dầu mỏ). Surfactant là thành phần chính của các sản phẩm công nghiệp như xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, sữa rửa mặt… cũng như các sản phẩm làm sạch bề mặt nói chung.
Trong quá trình sản xuất ra các chất làm sạch surfactants nói chung cần dùng đến rất nhiều và cũng tạo ra rất nhiều các loại hóa chất làm hại đến cơ thể và môi trường xung quanh. Khi dùng xà phòng công nghiệp thông thường, chúng ta thường sẽ phải dùng thêm kem làm ẩm da, nếu không, da sẽ có cảm giác căng và khô.
Trong thành phần xà phòng công nghiệp cũng chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo đông, chất tạo bọt, chất ổn định bề mặt, chất tạo hương tổng hợp, chất giấu hương (trong sản phẩm không mùi), chất tạo màu… Những chất này rất dễ gây kích ứng da, đối với da mẫn cảm, da bị eczema, da khô thiếu nước. Đặc biệt, những chất gây hại và gây dị ứng mạnh cho da, đa phần là những chất bảo quản và hương liệu hoá học trong xà phòng công nghiệp thông thường.
Thành phần trong xà phòng thuần tự nhiên: Sodium Palmate (palm oil) thể xà phòng của dầu cọ, Sodium Cocoate (coconut oil) thể xà phòng của dầu dừa, Water (Aqua) nước tinh khiết, Eugenia caryophyllus (Clove) bud oil tinh dầu đinh hương, Curcuma longa (Turmeric) powder bột nghệ, Copaifera officinalis (Copaiba Balsam) resin nhựa dầu balsam.
Thành phần trong xà phòng công nghiệp thông thường: Sodium Lauroyl Isethionate (surfactant/ chất tẩy rửa), Stearic Acid (sáp cứng có khả năng bắt nguồn từ mỡ động vật), Sodium Tallowate (chất tẩy rửa làm từ mỡ bò thải), Water, Sodium Isethionate (surfactant/detergent), Coconut Acid (surfactant), Sodium Stearate(surfactant), Cocamidopropyl Betaine (surfactant), Masking Fragrance (hương liệu hoá học), Sodium Chloride (muối), Titanium Dioxide (màu khoáng, chất làm màu đục), Tetrasodium EDTA (chất bảo quản), Trisodium Etidronate (chất bảo quản).
Ngọc Minh
Theo Indochine Natural
Link tham khảo: