Thursday, June 23, 2016

LONG BIÊN CHÍ DỊ

Tôi có mấy người quen mới về VN lần đầu sau mấy chục năm xa xứ, họ có theo tour đi miền trung, có đi thăm Bà Nà. Tới cáp treo thi không ai chịu đi, hỏi người hướng dẫn có con đường nào khác không cần ngồi cáp treo. Anh hướng dẫn nói không có, chỉ có cáp treo lên Ba Na Hill thôi. Mà tại sao các bác không ngồi cáp treo. Mấy người quen nói:"Không dám ngồi cáp made in VN". Anh hướng dẫn cười nói:"Các bác yên tâm, cáp treo này do người Pháp làm, cho tới một con ốc nhỏ cũng được mang từ Pháp sang, bảo đãm rất an toàn." Rồi họ mới dám chịu ngồi lên núi.


Cầu Long Biên ở Hà Nội do công ty Daydé & Pillé trúng thầu xây dựng với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp.
Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.


Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác
Có một câu chuyện thú vị sau đây về chiếc cầu sắp trở thành vật bảo tàng. Mời các bạn:
(LKH)
LONG BIÊN CHÍ DỊ
Giữa đêm tối, một khách bộ hành đang qua cầu Long Biên thì lạnh người vì thấy một bóng đen đứng khóc giữa cầu. Thu hết can đảm, anh ta tiến lại hỏi:
– Này, vì sao ông khóc?


Bóng đen thút thít:
– Ta nghe nói chiếc cầu này sắp trở thành vật bảo tàng. Ôi, nhớ ngày xưa: Hà Nội có cầu Long Biên. Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng. Tàu xe đi lại thong dong. Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi… Ta chính là một trong những nhân công xây cầu ngày xưa! Nhưng ngươi đừng sợ, cứ giải thích cho rõ cớ sao không tôn tạo sửa chữa để cây cầu có thể tiếp tục phục vụ cho người Hà thành qua lại thì ta không nhát ma ngươi đâu!
Khách bộ hành sau khi trấn tĩnh, thu hết can đảm nói với bóng ma:
– Thôi được, xin ông cùng tôi nép vào một bên để lắng nghe người qua cầu nói gì thì sẽ hiểu.
Bóng ma đồng ý. Và sau đây là những gì cả hai nghe được:
– Chậc, cầu gì mà cả trăm năm “vẫn chạy tốt”! Ai như cái cầu treo Chu Va mới khánh thành hơn năm đã hỏng!
– Ừ, nó chấp cả thời gian lẫn bom đạn. So sánh với cầu treo làm gì, xem cái cầu Đà Rằng quy mô vĩnh cửu kia kìa: mới sử dụng mười năm vừa được báo hỏng!


Không cần nghe thêm nữa, bóng ma vỗ đùi:
– Ta đã hiểu: ai đi qua mà cũng so sánh thế này thì quả là sẽ có lắm người khó chịu! Thôi, đành chấp nhận vậy… hic hic…
Người già chuyện
Theo: Người Đô Thị Online