Thành ngữ cổ của Trung Hoa “Vi thiện tối lạc” thể hiện một nguyên lý rằng, làm việc thiện là cội nguồn của hạnh phúc tuyệt vời.
Thành ngữ này (為善最樂) xuất phát từ thời Đông Hán, (25-220 năm sau CN) triều đại của hoàng đế thứ 2, vua Hán Minh Đế (漢明帝), còn được gọi là Minh Hoàng đế (trị vì 57-75 năm sau CN).
Câu chuyện kể về Lưu Thương (Liu Cang-劉蒼), một người con của Lưu Tú (Liu Xiu), vị vua sáng lập nhà Đông Hán(Eastern Han).
Theo tài liệu lịch sử, Lưu Thương học rộng tài cao và được Minh Hoàng đế rất yêu mến. Lưu Thương được phong Đông Bình Công (東平公) trong khoảng năm 39 sau công nguyên, và sau đó trở thành Tiên Thái Tử Đông Bình (Prince Xian of Dongping).
Mỗi lần nhà vua đích thân đi du hành đến các địa giới xa xôi để thanh sát, ông đều chọn Lưu Thương trông coi việc triều đình.
Mặc dù có địa vị cao quý nhưng Lưu Thương không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo ngông cuồng theo đuổi lạc thú như thường được thấy ở giới hoàng thân quốc thích.
Trái ngược lại, ông rất chú trọng đến sự an sinh của bá tánh và thường khuyên Minh Đế lấy việc bình an và thịnh vượng của sơn hà xã tắc làm trọng.
Danh tiếng của Lưu Thương ngày càng lan rộng vì tiêu chuẩn đạo đức cao và lòng trung trực của ông. Tuy nhiên, điều này làm ông không vui và ông đã xin vua cha cho thoái chức Thái Tử, trở về ấp Đông Bình (Dongping).
Minh Đế chần chừ không muốn cho ông thoái vị, nhưng sau một thời gian lâu trì hoản nhà vua đã chấp thuận.
Sau khi trở về ấp Đông Bình, Lưu Thương tiếp tục trợ giúp Minh Đế giải quyết nhiều vấn đề quốc gia đại sự, vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
Đáp lại, Minh Đế vô cùng thương yêu và quan tâm đến Lưu Thương, một lần đã hỏi Lưu Thương rằng điều gì làm ông vui vẻ nhất khi ở nhà.
Lưu thương đơn giản trả lời, “Vi thiện tối lạc”, câu nói này đã trở thành câu thành ngữ trong dân gian mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Thành ngữ thể hiện niềm tin rằng làm điều thiện và giúp đỡ người khác đến từ tâm vô vị kỷ và tâm thiện đối với người khác, là việc hạnh phúc nhất đời và tích được phúc phận cho một tương lai sáng lạn.
Trong một báo cáo được Quỹ Sức Khỏe Thần Kinh (Mental Health Foundation) xuất bản tại Anh vào tháng 5 năm 2012 có tựa đề “Làm việc tốt?” nêu rõ rằng sự đối xử tốt và giúp đỡ người khác sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta.
Rabbi Reuven Bulka, một tác giả và lãnh đạo nổi tiếng đã nói “Làm điều tốt có 3 cái lợi,”
“Thứ nhất, nó không mất tiền. Thứ hai, nó làm cho người khác thấy vui sướng. Và thứ ba, nó sẽ làm bạn thấy hạnh phúc.” Rabbi trả lời báo Đại Kỷ Nguyên khi khời sự phát động Tuần Làm Việc Thiện ở thành phố Ottawa năm 2008.
(Sưu tầm trên mạng)
為善最樂
劉蒼是劉秀的兒子,建武十五年封東平公,十七年進爵為王。
劉蒼博學多才,漢明帝對他很器重,每次外出巡視,都把京城交給他管理。劉蒼雖然地位很高,卻毫無驕奢淫逸的貴族習氣,而且很關心百姓的生活,還常常提醒漢明帝,為東漢初年的“太平盛世”作出了重要貢獻。
由於他品德渾厚、待人至誠,聲望也越來越高,他非常不安,多次請求辭去職務,想回他的封地東平國(今山東東平縣),漢明帝拖了很久才答應。
回東平後,劉蒼仍對國家大事提了許多有益的見解。漢明帝很關心他,有一次問他在家裡做什麼最開心,劉蒼說:“為善最樂”。“為善最樂”是說做善事是最快樂的事。
(網上搜查)