Thursday, June 16, 2016

SÂM VÀ CÁC PHƯƠNG THUỐC KHÁC


Ai ai cũng muốn sống khỏe nên ai cũng muốn tẩm bổ cho bản thân.Ngoài những thức ăn ngon trân quý, còn một món mà ai cũng thích đó là "sâm". Nói đến "sâm" ai cũng nghỉ đến sân Cao Ly hay sâm TQ. Riêng tôi thì khác, mấy hộp sâm Cao Ly mua về vẫn để đó chưa dám ăn vì sợ nóng và không chịu nỗi.
Tôi có xem qua một tài liệu: Hàng triệu triệu năm trước, châu Á và châu Mỹ còn dính liền rồi trải qua những biến đổi nên tách rời ra. Sâm chỉ mọc nhiều ở Trường Bạch Sơn. Mà núi trường bạch là ranh giới thiên nhiên giữa TQ và Triều Tiên (Cao Ly). Phần tách ra bên kia châu Mỹ cùng một vĩ tuyến thích hợp nên cũng có sâm mà người ta hay gọi là sâm Hoa Kỳ. Sự biến thiên của đất trời nên sâm Cao Ly hay sâm TQ (tính dương) có tính nóng và ngược lại sâm Hoa Kỳ (tính âm) có tính mát dù cùng là một loại sâm.
Tôi không biết dược tính và những thành phần hóa chất trong sâm như thê nào nhưng bản thân tôi biết từ nhỏ cho đến giờ "sâm rất tốt và làm khỏe con người" và nhất là sâm Hoa Kỳ, vì cho đến hôm nay tôi chỉ phục dùng loại này. Những ngày bạn thấy mệt vì qua một đêm uống quá nhiều rượu hay thấy yếu. Một ly trà sâm sẽ làm bạn khỏe ra và nhất là ngậm một hai lát sâm trong miệng. "Sâm HK bổ khí lực". Đó là sự thật, hoàn toàn thật với tôi. Còn nếu bạn muốn bồi bổ thân thề, mỗi tuần hay vài tuần, nấu một nồi sâm Hoa Kỳ với gà ác thì thật là một tuyệt vời đó. Ở VN có thể là một khó khăn nhưng ở nước ngoài thì chỉ là chuyện nhỏ.


Có một bài viết sau đây để các bạn tham khảo, nhưng nếu hỏi tôi sâm nào tốt, tôi vẫn phải nói: "Sâm Hoa kỳ vẫn là số một."

SÂM VÀ CÁC PHƯƠNG THUỐC KHÁC
Một hôm, một bác sĩ Trung Y nói rằng một bệnh nhân của ông cho rằng Trung Y không thể sánh kịp với những loại thuốc thảo dược hiện nay. Một số phương thuốc có cả vài chục vị hợp thành, trong khi các toa thuốc Trung Y, chẳng hạn như sâm, chỉ có duy nhất một vị.
Một thông dịch viên làm việc thông dịch qua nhiều năm nay đã cảm thấy thiếu sinh lực và yếu ớt, đến độ ông gặp khó khăn khi nói chuyện. Ông đã thử nhiều phương thuốc nhưng vẫn không thấy khả quan. Rồi ông tìm đến một bác sĩ Trung Y. Vị bác sĩ này bảo ông ngậm một miếng sâm. Cách này làm cho triệu chứng bệnh của ông khỏi.


Tại sao các phương thuốc chứa nhiều vị lại không có hiệu lực hơn một miếng sâm?
Theo cuốn “Thần Nông bản thảo kinh”, sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Nó đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng. Khoa học hiện đại có thể phân tích các vị trong Trung Y, nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự của nó. Thực ra, đặc tính của các vị trong Trung Y thì không thể nào tách ra được. Đặc tính của Trung Y nghiên cứu về bản chất của Âm và Dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng). Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Ví dụ, vị ngọt có thể làm gia tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.
Đặc tính mà sâm có được có mối quan hệ với môi trường mà nó mọc. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100 mét. Nó thường được tìm thấy ở núi Trường Bạch và Tiểu Hưng An Lĩnh ở Đông Bắc Trung Quốc. Chữ “sơn” tiếng Hoa đến từ quẻ “Cấn” trong Bát Quái. Quẻ này mang nhiều Âm hơn Dương và đối ứng với tính hàn lạnh của núi. Vì thế, sâm có một chút tính hàn. Nhưng sâm mọc trên sườn núi, tức là ở bên mặt Dương của núi, vì thế sâm cũng có một chút tính Dương. Thêm vào đó, quẻ “Cấn” thuộc về yếu tố “Thổ” mang tính ngọt, và vì thế sâm có phần tính Dương của ngọt.


Trong số các bộ phận nội tạng của chúng ta, lá lách và bụng thuộc về tính Thổ, mà theo Trung Y là gốc của năng lượng. Vì thế, phần Dương của tính ngọt trong sâm có thể củng cố tính Dương của lá lách và bụng, theo đó mang năng lượng đến khắp toàn thân.
Đây là lý do tại sao những phương thuốc khác không thể sánh được với hiệu quả chữa lành bệnh của sâm. Nhưng dĩ nhiên, tại một tầng thứ thâm sâu hơn, sâm và các yếu tố khác của Trung Y có hiệu quả bởi vì chúng được truyền cấp cho con người bởi Thần. Trung Y chính là một món quà của Thần cho nhân loại.
Tác giả: Tống Thần Quang

人参与营养品
作者: 宋晨光
一次,听一位老中医说,他的一位病人讲,中药已赶不上现代的营养品了,有的营养品里含有几十种营养成分,比人参还多。病人很迷信那些东西。


有位外语翻译,因长期从事口语翻译,常常感到气虚乏力,说话没气。吃了许多营养品,气虚乏力仍没见好。后来这位翻译,按老中医说的方法,将人参含在嘴里,气虚乏力的症状就好了。
这个病案故事很有趣,营养成分超过人参的营养品,对气虚乏力的效果却没有人参好?
《神农本草经》记载:人参,味甘,微寒。主补五脏。现代科学可以分析出中药之味的成分,但对中药之性恐怕还无法分析出来。中药之性味,是其作用不可分割的两大关键。中药之性,即寒、凉、温、热之阴阳之性,中药之味,即甘、辛、咸、酸、苦之五味。即使五味,也还有体、用之分。比如,甘,可缓中,益气。


人参的作用与其生长的环境也有关系。通常天然的人参,多生长于海拔 500~1100米山地缓坡或斜坡地,分布于长白山、小兴安岭地区。山在八卦中为艮卦,艮卦由一阳爻和两个阴爻组成。一阳爻在上,两阴爻在下,显多阴少阳之象。这与山区较阴凉的特点很相符。所以人参性微寒,但人参生长在山坡上,为山之阳处,与艮卦的阳爻相符,而且艮在五行中属土,土味甘,所以人参味甘,而且其甘味偏于阳。人体五脏六腑中,脾胃属土,中医认为脾胃为后天之本,人体需要的营养要靠脾胃运化供给。人参之偏阳之甘,可鼓动脾胃之阳,从而帮助脾胃将营养之气供给全身。
这恐怕就是营养品的效果还比不上人参的原因吧。当然更主要的原因,是因为中药是神留给人的.
(網上搜查)