Giai thoại dân gian:
TIẾN SĨ ĂN ĐÒN
Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:
Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:
- Hễ ai ngủ gật người kia cứ việc vụt.
Một đêm ông mệt quá, gục xuống thiếp đi. Bá Lân khẽ lay bố dậy. Ông vớ roi vừa đánh vừa mắng:
- Mày không đánh, cốt để tao học dốt hòng hại tao chứ gì?
Khi tập văn ông giao hẹn với con:
- Bài ai hơn được ăn cơm, kém cho nhịn.
Khi biết văn mình không bằng con, ông nhịn thật. Biết tính ông như vậy, không ai dám mời.
Một hôm cha con trên bến chờ đò. Thấy đàn dê đang gặm cỏ, ông bảo:
- Tao với mày làm bài phú, lấy đề "Dịch đình dương xa" (Xe dê vào cung), ai làm chậm sẽ bị đẩy xuống sông.
Bá Lân làm xong trước, không nỡ đẩy bố xuống sông. Nhưng chính ông bố nhảy tùm xuống nước. Bá Lân hốt hoảng lao theo, khóc lóc vớt lên. Khoa Tân Hợi (1731) Vĩnh Khánh III, đời Lê Duy Phường, Nguyễn Bá Lân đỗ đầu Tiến sĩ. Công Hoàn bị đánh trượt. Hôm ăn khao, ông cười với quan khách rồi nói:
- Thằng Lân nhà này đỗ thủ khoa thì ra thiên hạ hết người tài.
Khoa sau ông lại lều chõng đi thi. Tiến sĩ Bá Lân đứng chân giám khảo. Chấm thi xong, Lân về nhà ngồi hầu cơm, ông hỏi dò:
- Khoa này có quyển nào khá không?
Bá Lân buông đũa, khoanh tay lễ phép thưa:
- Dạ thưa thày, có quyển khá, nhưng câu tứ lục thất luật nên không lấy đỗ được.
Ông nôn nóng hỏi:
- Câu ấy thế nào?
- Bẩm con xin đọc thày nghe:
"Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Ông điên tiết xô đổ mâm cơm, vớ roi vụt lia lịa người Lân, quát mắng:
- Mày dốt như thế mà làm giám khảo, rõ là chôn sống bao nhiêu sĩ tử!
Thì ra hai câu ấy trong quyển của ông nguyên là:
"Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".
Nghĩa:
"Đức hóa lưu hành tự Phương Tây, rồi Đông Nam Bắc không đâu không phục.
Công gây dựng do nơi xứ Cảo, để Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo".
Công gây dựng do nơi xứ Cảo, để Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo".
Ông quắc mắc bảo Bá Lân:
- Mày được tiếng đỗ cao nhưng chưa thông hiểu nghĩa sách, phải ngắt câu như thế. Bởi nhà Chu khởi nghiệp ở hướng Tây, buổi đầu đóng đô vùng đất Cảo. Sao mày tối tăm thế?
Từ đó ông không màng đến cử nghiệp, lấy cày ruộng đọc sách làm vui. Còn Bá Lân, sau làm đến Thượng thư, tước Hầu. Biết mình cao khoa hiển vinh là nhờ ơn bố, ông luôn xót xa cho phụ thân là người tài ba thông tuệ nhưng chẳng gặp may.
Nguyễn Công Hoàn mất năm nào, ở đâu chưa rõ.
(Sưu tầm trên mạng)