Nói đến ngọc dưới biển chắc chắn ai cũng nghĩ đến ngọc trai (ngọc trai nước biển và ngọc trai nước ngọt), có phát hiện ra con hào cũng có ngọc nhưng nhỏ và không quý. Vậy mà hôm nay tôi đọc được một bài về một loại ngọc quý và giá trị còn cao hơn cả ngọc trai: một loại ngọc lấy từ con ốc giác.
Lạ quá phải không, việc đầu tiên là mình phải biết con ốc giác là gì trước:
ỐC GIÁC
ỐC GIÁC
Ốc giác hay còn gọi là ốc Hoàng Đế (Danh pháp khoa học: Melo melo) là một loài ốc trong họ Volutidae. Đây là một loài ốc cở lớn và rất có giá trị kinh tế với việc khai thác ốc để lấy thịt và một số cá thể có thể tạo ngọc. Chúng phân bố ở Châu Á, có ở các vùng Hong Kong, dọc bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippines, xuống đến Indonesia.
Ốc giác có nhiều tên gọi địa phương khác nhau ở Việt Nam. Ở miền Trung chúng còn được gọi là ốc gàu, ốc gáo (dùng vỏ ốc làm dụng cụ múc nước), ở miền Tây trong vùng vàm Láng, Gò Công dài đến tận Hà Tiên, Kiên Giang người ta gọi ốc giá. Có nơi gọi ốc theo sắc vỏ ngoài là ốc vàng, ốc choá đèn (vì thường dùng để làm choá đèn trang trí phòng ngủ).
Ốc giác có khả năng tạo ngọc, ngọc thường có màu đỏ, vàng cam, vàng lợt và trắng. Các đường vân đan xen nhau, cầm viên ngọc lắc qua lắc lại dưới ánh sáng, những tia màu như chạy qua chạy lại rất ấn tượng và đẹp mắt. Tuổi ốc càng lớn, ngọc càng to, vân càng đẹp và đậm màu. Ngọc có trọng lượng dưới 2 chỉ thường non tuổi, cầm màu không tốt, để lâu không bảo quản kỹ sẽ xuống màu, mất giá.
Ngọc từ vàng lợt mất màu chuyển trắng là coi như bỏ. Ngọc có trong con ốc giác, nhưng nghìn con ốc mới ra được một viên và nhiều viên mới được một viên đẹp. Nhìn miệng con ốc, nếu thấy cồm cộm là nghi ngờ có ngọc. Phải tách vỏ ốc sống, dùng dao xẻ ngay phần thịt cộm lên lấy ngọc ra, chứ đã luộc lên thì viên ngọc bị mất màu bạc phếch, chỉ còn như một hòn đá vôi. Ngọc ốc tính chỉ, giống như vàng.
(trích trong Wikipedia)
Vậy là chúng ta có khái niệm về con ốc này rồi phải không. Bây giờ đọc bài tiếp để biết đến giá trị của ngọc ốc giác.
VIÊN NGỌC ỐC GIÁC
Những viên ngọc ốc giác được tạo ra bên trong loại ốc giác Melo Melo sống ở biển, nó còn được gọi là Indian Volute, Bailer Snail, và Melo Amphora.
Vì chúng được tạo thành bỡi những tinh thể aragonite, không phải xà cừ, ngọc melo về mặt kỹ thuật không phải là một loại ngọc đúng nghĩa, nhưng cũng được gọi là ngọc.
Ở đây, bạn có thể thấy kích thước của viên ngọc melo hoàn hảo nhất tròn nhất lớn nhất thế giới, so với một quả bóng bàn.
Cam là màu được ưa chuộng nhất của ngọc melo, nhưng màu sắc có thể từ màu nâu vàng nhạt tới nâu thẫm.
Sau khi Desmond, từ Việt Nam, liên lạc với tôi về một viên ngọc melo lớn, tôi bắt đầu tìm hiểu ngọc melo và phát hiện ra viên ngọc melo hoàn hảo nhất, tròn nhất, lớn nhất của thế giới và đã tiếp xúc với ông Ray Chen để xin phép sử dụng các tấm ảnh và thông tin của ông về viên ngọc Melo to lớn này.
Ngọc melo, được phát hiện trên Biển Đông và vịnh Bengal, cực kỳ hiếm.
Ông Chen không chắc chắn viên ngọc có xuất xứ từ đâu, nhưng, khoảng mấy mươi năm trước, người chủ viên ngọc mua nó từ một người Việt Nam trông có vẻ là một nhà quý tộc đang tuyệt vọng.
Theo người bán Việt Nam, viên ngọc melo hoàn hảo nhất tròn nhất lớn nhất thế giới và một viên ngọc lớn thứ hai (khoảng 32mm) là cặp song sinh. Thông tin này có ở Viện bảo tàng Smithsonian.
Song sinh có nghĩa là chúng ở cùng chung một con ốc giác. Và khoảng 4 đến 5 năm trước, điều này đã được chứng nhận bỡi Công ty đấu giá Christie’s, những người đã cố bán đấu giá viên ngọc lớn thứ hai trong một cuộc đấu giá ở Hong Kong (ông Chen có tham dự phiên đấu giá này).
Viên ngọc melo hoàn hảo nhất tròn nhất lớn nhất thứ hai thế giới xuất hiện ở triển lãm ngọc Thái lan tháng 9 năm 2006.
Theo ông Chen, không thể phát hiện ra một viên nào giống như thế này nữa. Đó là bỡi vì nó phải mất hàng trăm năm để tạo ra một viên ngọc trong một con ốc giác. Ốc giác rất hiếm để tìm thấy ngọc trong đó.
Ban đầu, cựu hoàng tử Yugoslavia – phó chủ tịch – ông Domitri Karageorge ở Sotheby đề nghị không bán đấu giá và ông trả 5 triệu đô cho Sotheby Đài Loan khoảng 3 năm trước. Sau đó, ông nâng lên 7 triệu đô sau khi ông từ Đài Loan trở về Mỹ.
Tuy nhiên, người chủ không chấp nhận. (Viên ngọc này hiện nay đã được bán!)
Những nỗ lực nuôi ngọc melo không thành công, vì thế mọi viên ngọc melo đều là ngọc tự nhiên … một món quà tuyệt vời của tự nhiên, và không giống như những loại ngọc tự nhiên khác, nó hầu như tròn.
Link tham khảo thêm:
Theo Kari Pearls.
(Sưu tầm trên mạng)