Vỏ và vảy chân của động vật chân bụng có ba lớp riêng biệt giúp bảo vệ ốc khỏi những kẻ săn mồi và môi trường khắc nghiệt mà nó sinh sống.
Lớp bên trong vỏ của chúng được làm bằng aragonit, một dạng canxi cacbonat thường được tìm thấy ở cả vỏ của động vật thân mềm và ở các loài san hô khác nhau. Lớp bên trong này giúp tản nhiệt, giúp ốc thoát khỏi tình trạng nước sôi do núi lửa gây ra.
Lớp giữa tương đương với lớp ngoài hữu cơ cũng được tìm thấy ở các loài động vật chân bụng khác, và cũng là lớp dày nhất trong ba lớp - khoảng 150 μm. Lớp này hoạt động như một lớp đệm hấp thụ sức căng cơ học và năng lượng làm cho vỏ cứng và khó vỡ hơn.
Cấu tạo của vỏ ốc ấn tượng đến mức quân đội Hoa Kỳ hiện đang tài trợ cho một nghiên cứu về nó với hy vọng phát triển những hiểu biết sâu hơn để thiết kế áo giáp quân sự kiểu mới.
Theo Wiki , Loài ốc sên này có tên khoa học là Chrysomallon squamiferum . Ốc sên chân giáp hay ốc sên thủy nhiệt hay tê tê biển (Danh pháp khoa học: Chrysomallon squamiferum) là một loài động vật chân bụng có vỏ trong họ Peltospiridae sinh sống ở vùng đáy Ấn Độ Dương. Năm 2019, loài này đã được tuyên bố có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của IUCN, loài đầu tiên được liệt kê như vậy do rủi ro từ khai thác mỏ dưới biển sâu môi trường sống thông hơi của nó cũng sản xuất quặng kim loại chất lượng cao chúng cũng có tên thường gọi là ốc sên chân vảy thường sống ở độ sâu khoảng 2.400 m so với bề mặt đại dương.
Đây là một loài ốc sên thủy nhiệt thuộc họ động vật thân mềm sống dưới đáy biển sâu. Môi trường sống khắc nghiệt đã khiến ốc phải tự thích nghi bằng một bộ áo giáp độc đáo. Đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ, mỗi lớp trong chiếc vỏ dày của ốc đều có vai trò quan trọng đóng góp vào sự hiệu quả về mặt phòng ngự của ốc. Đó chính là một chiếc vỏ gồm ba lớp.
Lớp ngoài cùng dày khoảng 30 micromet, được làm bằng sulfua sắt. Lớp này có thể vỡ khi bị va đập nhưng đó cũng là cách để ốc hấp thụ năng lượng, đồng thời làm nản lòng bất cứ kẻ thù nào muốn tấn công nó.
Lớp giữa là sừng hữu cơ, tương tự như lớp phủ bằng protein mỏng ở trên các loại vỏ ốc khác. Đây cũng là lớp dày nhất trong ba lớp và cũng là dày nhất (khoảng 150 micromet), có tác dụng như một tấm đệm hữu cơ giảm thiểu cơn đau cho ốc.
Lớp trong cùng là aragonite là một dạng canxi carbonat thường được tìm thấy trong vỏ của nhiều loài động vật thân mềm và san hô khác nhau.
Có thể thấy, loài ốc sên này có vỏ siêu cứng được làm cấu tạo từ 3 lớp, giúp chúng chịu được những tác động mạnh và tránh sự tấn công của kẻ thù, trong đó lớp ngoài cùng cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng giảm sốc. Cấu tạo lớp vỏ tinh vi của loài ốc sên tạo cảm hứng nghiên cứu cho các nhà khoa học để áp dụng thiết kế các loại áo giáp trong quân đội.
Vn-Z.vn theo zmescience, wikipedia