Saturday, March 18, 2023

HÌNH ẢNH THIẾU NỮ QUA THƠ CỔ VIỆT NAM - HỮU SỞ CẢM


HỮU SỞ CẢM - PHẠM ĐÌNH HỔ

Trường An tiểu nhi nữ;
Tiêm thủ quán nha hoàn.
Thâm khuê bất tri khổ;
Do tảo lạc hoa khan.

Trường An tiểu nhi nữ;
Mi đại nguyệt song loan.
Vị ái mai hoa khiết;
Lâm phong bất giác hàn.

Trường An tiểu nhi nữ;
Hoa tiền độc ỷ lan.
Chỉ phạ đàn lang thính;
Hoành cầm tiếu bất đàn.


有所感 - 笵庭琥

長安小兒女,
纖手丱丫鬟.
深閨不知苦,
猶掃落花看.

長安小兒女,
眉黛月雙彎.
為愛梅花潔,
臨風不覺寒.

長安小兒女,
花前獨倚欄.
只怕檀郎聽,
橫琴笑不彈.


Có cảm xúc (Người dịch: Lộ Công)

Trường An cô gái nhỏ;
Tay thon bện tóc dài.
Phòng khuê nào biết khổ;
Hoa rụng quét xem chơi.

Trường An cô gái nhỏ;
Trăng non - đôi mày cong.
Trước gió đứng quên lạnh;
Vì yêu mai trắng bông.

Trường An cô gái nhỏ;
Bên hoa tựa lan can.
Ôm đàn cười chẳng gảy,
Những ngại lọt tai chàng.


Sơ lược tiểu sử tác giả:

Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tên chữ là Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.

Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Thăng Long) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ bày tỏ chí rằng: "Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời..." Tuy học và đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.

Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.

Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.

Nguồn: Thi Viện

No comments: