Monday, March 13, 2023

BÍ ẨN TẢNG ĐÁ 250 TẤN NẰM NGHIÊNG TRÊN SƯỜN DỐC 45°

Krishna’s Butter Ball là tảng đá 250 tấn nằm ở bang Tamil Nadu phía nam Ấn Độ, nổi tiếng bởi tư thế thăng bằng kỳ lạ trên sườn đồi suốt nhiều thế kỷ.


Tảng đá nổi tiếng này thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Nó như thể đang thách thức các nhà khoa học vì không tuân theo định luật vật lý thông thường.

Tảng đá nằm thăng bằng trên sườn đồi suốt nhiều thế kỷ (ảnh: Ancient-origins).

Tảng đá 250 tấn giữ thăng bằng trên một diện tích bề mặt nhỏ trên sườn đồi mà không trượt xuống. Tảng đá khỏng lồ cũng không nhúc nhích khi người ta nỗ lực di chuyển nó đi. Các nhà khoa học chưa có bất cứ kết luận chuyên môn nào về tảng đá “lì” này. Tuy nhiên, người dân địa phương thì có một vài cách lý giải như sau:

Lịch sử hình thành tảng đá

Krishna’s Butter Ball ban đầu được người dân địa phương gọi là Vaan Irai Kal. Người ta dịch từ tiếng Tamil sang tiếng Anh với nghĩa là “Đá của Thần bầu trời”. Tương truyền, chính các vị Thần đã đặt tảng đá này tại đây. Mục đích là để thể hiện sức mạnh và quyền năng của các vị thần cho cư dân trong thị trấn.

Một lời giải thích hiện đại hơn, người ta thay thế các vị thần bằng người ngoài hành tinh. Hàng ngàn năm trước, những sinh mệnh ngoài Trái đất đã đến và đặt tảng đá ở đây để đánh dấu sự có mặt của họ.

(ảnh: Gamek)

Thần thoại của người Ấn Độ giáo lại cho ra một giả thuyết khác: Thần Krishna khi còn nhỏ rất thích ăn bơ, Krishna thường lấy trộm một ít bơ từ trong hũ của mẹ mình. Tảng đá này chính là một miếng bơ nhỏ bị rơi xuống thế gian. Bởi tảng đá khổng lồ Mahabalipuram trông giống như một cục bơ nên người ta đặt tên cho nó là Krishna’s Butter Ball (tảng đá bơ của thần Krishna).

Các nỗ lực di chuyển

Như đã nói ở trên, Krishna’s Butter Ball ước tính nặng khoảng 250 tấn. Nó cao khoảng 6 mét (19,6 ft.) với đường kính 5 mét (16,4 ft.). Tảng đá này nằm trên con dốc thoải 45° và chỉ tiếp xúc với bề mặt của ngọn đồi ở một diện tích cực kỳ nhỏ. Mặc dù ở vị trí chông chênh như vậy nhưng tảng đá khổng lồ vẫn không lăn khỏi đồi.

Các nhà địa chất suy đoán, tảng đá 250 tấn này hình thành một cách tự nhiên. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra, một mặt của tảng đá như đã bị vỡ hoặc bị cắt phẳng. Sự ăn mòn tự nhiên không thể tạo ra hình dạng như vậy.

Tảng đá khổng lồ không nhúc nhích bất chấp mọi nỗ lực dịch chuyển (ảnh: Wikimedia).

Nhiều nỗ lực cũng đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ để di chuyển tảng đá khổng lồ tuy nhiên tất cả đều vô ích.

Vua Pallava là Narasimhavarman, trị vì vào thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Ông là người đầu tiên tìm cách mang tảng đá đi chỗ khác nhằm tránh cho nó khỏi rơi vào tay những người thợ chạm khắc. Ông lên kế hoạch cho người kéo tảng đá nhưng nó không nhúc nhích.

Năm 1908, Arthur Lawley, Thống đốc bang Madras, có ý định dịch chuyển tảng đá khỏi sườn đồi vì lo ngại nó có thể lăn xuống bất kỳ lúc nào và phá hủy thị trấn dưới chân đồi.

Mọi người trên khắp thế giới đổ về Ấn Độ ngắm nhìn và chụp ảnh cùng tảng đá (ảnh: Flickr)

Bảy con voi được sử dụng để tiến hành việc di chuyển, tuy nhiên tảng đá vẫn không xê dịch. Mối lo ngại của vị Thống đốc được chứng minh là không có cơ sở vì ngày nay người dân thị trấn bên dưới vẫn sống an toàn.

Cuối cùng các nhà khoa học vẫn không có bất cứ lý giải thoả đáng nào về sự hình thành cũng như lý do vì sao tảng đá cứ mãi không rơi xuống. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về tảng đá kỳ lạ này?

Theo: Ancient Origins
Link tham khảo: