Con người biết trong mệnh có số không? Vén màn sương mù để hiểu được nguyên nhân. (Ảnh: Pixabay)
Đến cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, gia đình tôi lại bị Hồng vệ binh đến nhà tịch thu tài sản, đấu tố và đuổi ra khỏi nhà. Cha tôi vừa về thành phố chữa bệnh, liền bị định tội là “phản cách mạng” và một lần nữa bị chuyển về nông thôn làm ruộng. Vì bệnh cao huyết áp phát tác, nên ông đột nhiên bị ngã xuống ruộng. Sau khi được cứu sống, ông bị bán thân bất toại. Trong thôn sai người khiêng ông về thành phố. Nhưng trong nhà nghèo rớt mồng tơi, vốn không có tiền chữa bệnh, bệnh viện cũng không tiếp nhận (vì là người “có vấn đề”), tôi chỉ có thể tự mình học sách y khoa và giúp bố châm cứu. Sau này, ở tuổi 60, cha tôi cuối cùng cũng kết thúc nửa sau cuộc đời trong cảnh nghèo khó và bệnh tật. Lúc ông mất gia đình chỉ còn lại vài đồng xu, ngay cả tiền gọi xe cấp cứu 5 nhân dân tệ cũng không trả nổi.
Chính vì chứng kiến hết thảy cuộc đời của cha, nên tôi từ nhỏ đã có suy ngẫm về nhân sinh và số mệnh: Những thăng trầm trong nửa đầu và nửa sau cuộc đời của cha tôi là ngẫu nhiên, hay là có những nhân tố tất nhiên trong đó?
Sau đó, tôi cố đi tìm kiếm những kiến thức và sách vở liên quan đến các phương diện như nhân sinh, số mệnh, tư tưởng, tinh thần v.v. để nghiên cứu và tìm hiểu. Vì lý do này, tôi đã vùi đầu trong thư viện 4 năm để đọc các tác phẩm triết học của Hegel, nhưng tôi vẫn không thể giải đáp được bí ẩn của cuộc đời và số phận. Sau đó, tôi chuyển sang nghiên cứu các tác phẩm triết học Trung Quốc cổ đại và bắt đầu tiếp xúc với học thuyết âm dương ngũ hành của Trung Quốc cổ đại, đồng thời tiến gần đến việc khám phá bản chất của sinh mệnh con người… Tôi kết giao rộng rãi với những “người tài hoa” và “cao sỹ” còn sót lại từ trước năm 1949 trong xã hội, thỉnh giáo họ về những bí ẩn về số phận và cuộc đời. Trong số đó, có ba người để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.
Sau khi cha tôi qua đời không lâu, hàng xóm thấy tôi tuổi còn trẻ mà gia đạo suy bại như thế, không biết tiền đồ sau này của tôi sẽ như thế nào? Ông ấy bèn tốt bụng đưa tôi đi gặp một “người tài hoa”. Đó là lần đầu tiên tôi được người khác xem tướng, cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với kiến thức loại này. Sau khi ông ấy cẩn thận xem xét, quan sát khuôn mặt, lòng bàn tay, bàn chân và tư thế đi đứng của tôi, câu đầu tiên ông ấy mở miệng nói là, anh là kiểu người triết học (lúc đó tôi chưa nghiên cứu triết học Hegel), rồi thuận tiện giải thích đặc điểm của kiểu người triết học là gì. Khi đó tôi nghĩ, triết học chẳng qua là chỉ những cái gọi là chủ nghĩa duy vật và tà giáo Mác-Lênin thời đó. Kỳ thực đây chính là điều tôi ghét nhất. Cha tôi chính là bị triết học đấu tranh giai cấp của tà giáo Mác-Lênin sát hại. Mọi người nói xem tôi còn có thể có hứng thú với nó không? Vì vậy lúc đó tôi nghĩ trong lòng: Ông ta nói hoàn toàn không đúng.
Không ngờ vài năm sau, tôi lại học triết học Hegel trong thư viện suốt bốn năm. Câu thứ hai, ông ấy nói tôi là “tứ trì mệnh” (có 4 cái muộn). Đời người có bốn điều quan trọng: là thê (vợ), tài, tử (con) và lộc. Mỗi người đều không giống nhau. Có người trong đời chỉ có ba thứ, có người có hai; có người đến sớm, có người đến muộn. Ông bảo tôi có đủ bốn thứ nhưng cả bốn đều đến muộn cho nên gọi là “tứ trì mệnh”. Ngoài ra, ông còn kể về nhiều điều khác nhưng ấn tượng nhất là hai điều trên. Cuối cùng, ông ấy nói với tôi: Cậu sẽ không đạt được gì trước tuổi 36 và hãy hướng đến việc tích lũy kinh nghiệm. Dù kết hôn trước 36 tuổi cũng phải ly hôn. Nếu đang trên đường đi đăng ký kết hôn thì đi được nửa đường sẽ có cãi cọ rạn nứt. Sau 36 tuổi, chuyện gì phải đến sẽ đến, đừng sốt ruột. Khi đó tôi mới hơn hai mươi tuổi, làm sao có thể đợi đến năm 36 tuổi? Lúc này tuổi trẻ khí thế cao, nghe chỉ là nghe thôi, còn làm thì vẫn làm theo ý mình. Tôi tin rằng nhiều người lần đầu tiếp xúc với toán mệnh, đều sẽ có cách nhìn như vậy.
Tuy nhiên, năm này qua năm khác, tôi thực sự cảm thấy như mình bị rơi vào vòng kim cô, dù có cố gắng như thế nào, phấn đấu đến đâu, thì vẫn trắng tay. Thời đó không thể làm giàu, có một công việc ổn định là khá lắm rồi, mà tôi cũng không thiếu thứ này. Vì cha vất vả ở độ tuổi trung niên, nên năm tôi 17 tuổi liền bỏ học, ra ngoài tìm việc làm để phụ giúp gia đình. Cho nên, tôi đã sớm vào làm công cho một nhà máy quốc doanh rồi. Còn vấn đề tình cảm, cô bạn gái cùng học mà tôi đã hẹn hò suốt 8 năm, đã thực sự ứng nghiệm là chia tay và đúng là ứng nghiệm trước tuổi 36 việc gì cũng không thành.
Còn tiếp phần 2
Thái Nguyên
Sương Sương biên dịch
Theo: epochtimes
我为何对算命感兴趣?(上)
作者:泰源
“家富则疏族聚,家贫则兄弟离”,这是自己在青少年成长时期人生的写照。家父在中华民国在大陆执政时期,曾在学校当教师时集体加入国民党,又做过一个报社的编辑,刊登过剿共的文章。因而在中共1949年非法夺取大陆政权后,就被判劳教三年(即关在一起进行所谓劳动教养,实即间接判刑),放出来后,在大学恢复了老师的工作。但到了六十年代初期,由于“三面红旗”运动的破产,和人为灾害,经济极为困难,各机构都在精简压缩人员,于是曾有过所谓“历史问题”的人,都被赶到农村去。父亲下到农村,三个月后便取消原来的工资,自食其力当农民。那时真是众叛亲离,个个怕受牵连,所谓长贫难顾,一家顿陷困境。其后灾害仍未了结。
到了1966年的文化大革命,更是红卫兵上门抄家,批斗和扫地出门。刚回城治病的父亲,被定为“历史反革命”,再次被清到农村做农民。一次在农田插秧,父亲因高血压发作,一头栽倒在田里,被抢救过来后,已是半身不遂了。村里于是便派人将他抬回城市来。但家里已一贫如洗,既无钱去医治,医院也不会收(因属“有问题”之人),唯有自己拿医书自学去帮父亲针灸。其后父亲在60岁之年,终于在贫病交加中结束了潦倒的下半生。死时全家只剩下几分钱硬币,连叫救护车来的五元钱也付不出。
正因为父亲一生的经历,便使得笔者自小有对人生、命运的反思:父亲前、后半生的大起大落,究竟是偶然的,抑或是有其内在必然的因素?
其后,自己便刻意去寻找有关人生、命运、思想、精神等方面的知识和书籍去研究和探讨。为此,自己曾埋头在图书馆读黑格尔的哲学著作达四年,但仍解不开人生、命运之谜。其后又转向中国的古代哲学著作,开始接触到中国古代的阴阳五行说,接近了人的生命本质的探索…….同时,亦在社会上广泛接触1949年以前遗留下来的那些“能人”,“高士”,向他们求教关于命运、人生的奥秘。其间给我印象较深刻的有三人。
最先一个,是在父亲去世后不久,邻居见我年纪轻轻,而家道如此衰落,不知日后的前途如何?便好心地带我去见一位“能人”。当时是自己第一次被人看相,亦是第一次接触此类的知识。只见他仔细断端详了我的面相、手相、足相,和走路的姿势后,开口第一句话就说,你是哲学型(那时我还未搞黑格尔哲学),随后便解释何谓哲学型人的特征。当时我想,哲学无非是指当时的所谓唯物论、马列邪教等东西,其实这正是我最厌恶的,父亲正是被马列邪教的阶级斗争哲学逼死的,你说我还会对他感兴趣吗?所以当时我内心认为:他并没有说对。
想不到在几年后,我在图书馆里搞足了四年的黑格尔哲学。第二句话,他说我是“四迟命”,人生四件大事:妻、财、子、禄,每个人都不一样。有的人一生中只有三样,有的人有二样;而有的人早有,有的人迟有。他说我四样都有,但四样都来得迟,所以叫“四迟命”。此外,他还谈了许多其它的,但印象最深刻的就是上面二件事。最后他还嘱咐我说:你36岁前一事无成,志在积累经验。在36岁前即使结了婚也要离婚,如果是在去登记结婚的路上,走到半路上会闹翻的。36岁后,该有的会有,不要着急。当时我才二十多岁,何来等到36岁?此时年少气高,听只管听了,做还是照自己的去做。相信许多初次接触命相方面知识的人,都会如此看待的。
然而,年复一年,我真的像被下了紧箍咒一样,无论怎么样努力,怎么奋斗,仍是双手空空。在那年头里,不可能有财发,有个铁饭碗的工作已经是不错的了,而这个自己不缺。因为父亲中年潦倒,自己17岁时,就中途退学,出来找工做以帮补家计,所以早就入了国营工厂做工。而在感情问题上,与自己谈了八年的少年同窗女友,真的应了阴沟翻船,应验了36岁前一事无成也。@*#
阅读续文:我为何对算命感兴趣?(下)