Điểm thúy (点翠) là một sự kết hợp giữa thủ công nghệ lông vũ và thủ công nghệ thuộc kim, dùng vàng hoặc kim loại mạ vàng làm những hình khuôn khác nhau, sau đó khảm cẩn thận những chiếc lông vũ màu xanh ở phần lưng của chim Bói cá lên khuôn, để chế tạo thành các loại trang sức cài trên đầu và sản phẩm thủ công nghệ, như quạt, bình phong…v.v… Trang sức điểm thúy cài đầu là thường thấy nhất, còn gọi là “điểm thúy trên đầu” (点翠头面). Do chế tạo phức tạp, chất liệu hiếm có, thế nên trang sức điểm thúy từ xưa chuyên dành cho gia đình quý tộc.
Điểm thúy với hoa văn phượng kịch mẫu đơn
Lịch sử phát triển của điểm thúy
Thời kỳ trước nhà Tần
Thời Tam Quốc, trong “Lạc Thần Phú” của Tào Thực, Chúng Thần Nữ “hoặc nhặt trân châu, hoặc gom lông thúy”, thú vui tao nhã, tràn ngập niềm vui.
Trong “Hàn Phi Tử – Ngoại Trừ Thuyết Tả Thượng” đã miêu tả chiếc hộp trong câu chuyện là: “Hộp làm từ gỗ Mộc Lan, thơm hương quế tiêu, điểm xuyết trân châu, trang trí hoa hồng, được gắn lông thúy”. Chiếc hộp được trang trí với hương thơm, điểm ngọc, hoa hồng là chính có lẽ không đủ để sánh ngang với vẻ đẹp của châu báu, nhưng sau khi “gắn lông chim Bói cá” thì độ cao quý không hề kém cạnh châu báu.
Thời kỳ sau nhà Tần
Năm Đông Hán, Từ Thận từng giải thích trong “Thuyết Văn Giải Tự”: Thúy, cũng là lông xanh của chim sẻ. “Gắn lông chim Bói cá” ý chỉ dùng lông vũ màu sắc tươi sáng của chim Bói cá để trang trí. Phương pháp trang trí này, sau được những người thợ khéo léo phát triển thêm một bước, trở thành thủ công nghệ tuyệt kỹ ngày nay – Điểm thúy. “Thời nay, phụ nữ thích lấy lông chim Bói cá gắn lên trang sức bạc, còn gọi là điểm thúy.” Đây là định nghĩa điểm thúy trong “Trùng Luận Văn Trai Bút Lục” của Vương Đoan Lý.
Ở thời nhà Chu, từ lâu Trung Quốc đã có ghi chép về việc dùng lông chim làm trang sức: “Các điệu múa trong cung đình, có “bạt vũ” (múa lụa), có “vũ vũ” (múa lông chim), có “hoàng vũ” (múa mũ gắn lông chim), có “mao vũ” (múa cờ mao)… Trong đó “hoàng vũ” là những vũ công trên đầu gắn lông chim, trang phục được trang trí bằng phỉ thúy (Phỉ thúy, vốn chỉ bộ lông màu đỏ và màu xanh của chim sẻ. Người đời sau dùng hai chữ gốc này để chuyên chỉ những đồ trang sức có màu đỏ xanh. Đến khoảng đời Tống, hai chữ này ghép lại, mới để chỉ ngọc bích). Tay cầm lông vũ rực rỡ sắc màu múa theo nhạc, lấy đó cầu mưa. (“Chu Lễ – Xuân Quan – Nhạc Sư”)
Từ đó về sau, “đầu đội toàn châu ngọc, mặc gấm vóc lụa là”, màu xanh say đắm lòng người này cùng xuất hiện với các mỹ nhân, hoàng tộc, kinh diễm cả ngàn năm.
Thời nhà Đường
Lý Kiệu có câu thơ: “La quần ngọc bội đương hiên xuất, điểm thúy thi hồng cạnh xuân nhật” (Mặc váy lụa, đeo ngọc bội ra khỏi nhà, điểm thúy ngập trời suốt ngày xuân). Có thể nhận thấy, trang sức điểm thúy đã là một món nữ trang thể hiện sự trưởng thành và cực kỳ thịnh hành vào thời đó. Hay như Ngưu Kiêu từng miêu tả trong “Nữ Quan Tử Lục Vân Cao Cát”: “Mây xanh búi cao, điểm thúy đều là màu đỏ hợp thời thế”, thủ thỉ ca hát, uyển chuyển ngân nga.
Thời nhà Tống
Cung đình thời Tống kiên trì cấm xa hoa lãng phí, nguyên nhân quan trọng trong đó là tư tưởng nhân ái, tư tưởng chính “huệ dưỡng vạn vật” (thuận theo tự nhiên) của Nho giáo xuyên suốt thời nhà Tống. Trưởng công chúa của Tống Thái tổ chính là “biểu tượng điên cuồng” của trang sức điểm thúy – “tay áo đều được đính lông thúy”, đủ để thấy được sự yêu thích với lông thúy. Nhưng hành động này vì quá đỗi xa hoa, mà bị Tống Thái tổ trách mắng.
Đến thời Tống Cao tông, trang sức điểm thúy hoàn toàn bị cấm trong cung. Tống Cao Tông còn đề xuất phương pháp “lấy lá Dược Ngọc sơn giấy vàng thay thế”. Cách làm dùng sản phẩm thủy tinh mô phỏng điểm thúy này, có thể nói là tiên phong thực hiện dùng các kĩ thuật tráng men, gắn tơ để thay thế điểm thúy, cũng có thể nhận thấy lòng quyết tâm “cấm điểm thúy” của triều đình nhà Tống.
Thời Minh – Thanh
Điểm thúy đời Minh
Thời Minh – Thanh, điểm thúy lại một lần nữa phổ biến và đạt đến đỉnh cao. Người thợ đã dùng tất cả tài hoa, chạm các loại vật liệu phong phú lên mũ phượng. Trước tình hình như vậy, lông chim Bói cá nghiễm nhiên trở thành vật liệu quý hiếm. Màu xanh của lông chim Bói cá kết hợp hoàn hảo với vàng bạc, màu sắc tươi đẹp rung động lòng người, đã phá bỏ giới hạn của nghề trang sức mũ phượng truyền thống khi ấy.
Điểm thúy đời Thanh
Phủ nội vụ trong Thanh Cung đặc biệt xây dựng “Bì Khố” phụ trách quản lý và thu thập lông chim Bói cá, mà “Ngân Khố” có 3 “thợ điểm thúy”, sáng tạo “nghề thúy”. Trong bộ phim “Chân Hoàn Truyện”, kì đầu điểm thúy vì giá cả đắt đỏ, chỉ có Chân Hoàn, Hoa Phi nắm giữ hậu cung từng được đeo, nó là một trong những biểu tượng cho địa vị trong hậu cung. Nghe nói Đại Phượng mà Hoa Phi đội chính là đồ thật từ thời cổ đại truyền lại.
Thời cận đại
Sau Cách mạng Tân Hợi, cùng với chiến tranh, sự biến đổi lớn của phương thức sinh hoạt truyền thống và kết cấu xã hội, khiến phục sức truyền thống xảy ra những thay đổi trọng đại. Nhu cầu về trang sức điểm thúy cũng như sản phẩm thủ công nhanh chóng giảm sút. Năm 1933, công xưởng chim Bói cá cuối cùng đóng cửa, từ đó điểm thúy rút khỏi sân khấu lịch sử, nghề điểm thúy lưu truyền hơn 2000 năm nay đã thất truyền, trở thành “thiên cổ tuyệt xướng”.
Sau Cách mạng Tân Hợi, cùng với chiến tranh, sự biến đổi lớn của phương thức sinh hoạt truyền thống và kết cấu xã hội, khiến phục sức truyền thống xảy ra những thay đổi trọng đại. Nhu cầu về trang sức điểm thúy cũng như sản phẩm thủ công nhanh chóng giảm sút. Năm 1933, công xưởng chim Bói cá cuối cùng đóng cửa, từ đó điểm thúy rút khỏi sân khấu lịch sử, nghề điểm thúy lưu truyền hơn 2000 năm nay đã thất truyền, trở thành “thiên cổ tuyệt xướng”.
Thủ công điểm thúy – xinh đẹp nhưng lại tàn nhẫn
Người xưa sử dụng chữ “điểm” để gọi nghề thủ công nghệ này, là bởi vì chỉ riêng việc điểm lông chim Bói cá đã là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và nghị lực, đưa lông chim Bói cá mềm mại, quý giá, từng chút từng chút điểm lên chiếc khuôn nhỏ bé. Đây là công việc kỹ thuật cao siêu, chỉ cần sai lệch một chút, cho dù là hơi run tay, đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thị giác cuối cùng. Vì chất liệu của trang sức điểm thúy đặc biệt, nên chỉ có thể chế tạo thủ công.
Cách lấy lông chim Bói cá, trong “Hoàn Thúy Quang Hoa” miêu tả toàn diện rằng: “Dùng kéo nhỏ cắt lông vũ xung quanh cổ chim Bói cá còn sống, nhẹ nhàng dùng nhíp sắp xếp trên khuôn đã được đổ keo. Lông chim Bói cá có màu xanh và màu tím là thượng phẩm, màu sắc tươi sáng, vĩnh viễn không phai.” Nhìn hiện vật điểm thúy có thể thấy được, “vĩnh viễn không phai” thực ra là lời đồn sai, lông chim Bói cá thuộc loài vật hữu cơ, trong khoảng 100 năm sẽ phai màu.
Dựa vào vị trí và tay nghề khác nhau, lông chim Bói cá có thể thể hiện thành những màu sắc khác nhau như xanh nõn chuối, xanh nhạt, xanh đen…, thêm hoa văn và độ sáng tự nhiên của lông chim, khiến tổng thể tác phẩm biến hóa đa dạng, sinh động hoạt bát. Không phải tất cả lông chim Bói cá đều dùng được, lông vũ để điểm thúy lấy phần lông chim Bói cá có màu xanh và màu tím là thượng phẩm, chim Bói cá bình thường hay gặp không dùng vào chế tạo điểm thúy.
Ngoài yêu cầu về vị trí lấy lông chim Bói cá, về việc sử dụng lông vũ, lại càng tôn sùng sưu tầm chim sống, cắt lấy lông vũ. Điểm thúy hoàn thành như vậy mới là sản phẩm tinh xảo. Suy xét nguyên nhân này, có một cách nói rằng: Một khi chim Bói cá chết đi, lông vũ sẽ nhanh chóng tối màu lại.
Trong quá trình ngắt lông chim Bói cá, không được để chim Bói cá chết, về sau cũng không nhất thiết phải giết chim, nhưng những con chim Bói cá trải qua điểm thúy đều chịu tổn thương, dẫn đến không thể tiếp tục sinh tồn. Cho dù là nhổ lông chim sống hay là cắt xén da chim, đều phải bắt giết một lượng lớn chim Bói cá.
Thực ra màu sắc tươi sáng của lông chim Bói cá không phải do lông vũ, mà là quang phổ do ánh sáng khúc xạ ra, giống như một lăng kính tán sắc phân giải ánh sáng trắng thành các thành phần quang phổ của nó (màu cầu vồng). Những chiếc lông vũ hình thành bởi kết cấu vi mô này được gọi là tinh thể quang tử. Chính kết cấu chất liệu đậc biệt này đã ánh xạ nên màu xanh huyền ảo vừa nồng đậm vừa uyển chuyển như thế.
Nghề thủ công điểm thúy chia thành thúy mềm và thúy cứng, dựa theo lông chim Bói cá mà thợ điểm thúy sử dụng. Nếu dùng những chiếc lông tương đối to, thì gọi là thúy cứng, hai cánh chim Bói cá, mỗi bên 10 sợi (thuật ngữ là “đại điều”), 8 sợi phần đuôi (thuật ngữ là “vĩ điều”), một con chim Bói cá thường chỉ sử dụng khoảng 28 sợi lông vũ. Nếu như sử dụng những chiếc lông chim Bói cá tương đối mảnh, nhỏ, thì gọi là thúy mềm.
Một chiếc trâm vàng điểm thúy nhỏ bé, thì cần sử dụng từ 1 đến 10 sợi lông chim Bói cá, mà điểm thúy một trang sức đội đầu thì cần khoảng 80 sợi lông, những chiếc mũ phượng lớn thì càng không cần phải nói. Thời cổ đại, Vân Nam và các vùng khác mỗi năm đều phải cống nạp cho triều đình mấy trăm đôi chim Bói cá, dùng lông vũ để chế tạo các sản phẩm điểm thúy như trang sức, bình phong phong cảnh, hoa lá của bồn cảnh…v.v…
Tranh chúc thọ điểm thúy thời nhà Thanh
Trong điểm thúy còn có một nghề thủ công cực kỳ đặc biệt – Quát thanh (刮青). Những bậc thầy giàu kinh nghiệm sẽ tận dụng đá phỉ thúy để tiến hành cạo những chiếc lông chim Bói cá đã được sấp xếp sẵn, màu sắc của lông chim Bói cá sẽ từ xanh lục chuyển sang xanh lam, và để lâu không đổi màu.
Nguồn: chinesrd (中文路)
Link tham khảo: