Việc bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng thường do lượng đường trong máu giảm và lượng hormone căng thẳng trong máu tăng.
Những bữa phụ vào ban đêm có thể giúp bạn không bị thức giấc lúc sáng sớm trong thời gian ngắn, nhưng không phải là giải pháp lâu dài. Cách tốt nhất là giảm thiểu căng thẳng tinh thần hàng ngày đồng thời thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể không bị phụ thuộc quá mức vào đường.
Có một hiện tượng rất phổ biến khiến nhiều người phải thức giấc với cảm giác khó chịu như sau: dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng lại bất chợt thức dậy trong trạng thái kích động và bồn chồn vào sáng sớm. Hiện tượng này gây ra cảm giác uể oải lúc thức giấc và có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ trước khi chìm vào giấc ngủ trở lại. Chúng tôi gọi đó là “giấc ngủ không phục hồi” trong y học tích hợp.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên thức dậy giữa khuya
Có hai cách giải thích vì sao bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng.
Đông y cho rằng chính khí của con người đạt mức cao nhất từ 1 đến 3 giờ sáng, Đây cũng là thời điểm gan hoạt động mạnh nhất trong ngày. Việc chúng ta thức dậy vào khoảng 3 giờ sáng, tức là vào cuối giờ hoạt động của gan, cho thấy rằng lá gan đang phải làm việc gắng sức để loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng về mặt tinh thần và [các độc hại] từ môi trường.
Những vấn đề căng thẳng tích tụ từ những ngày trước chưa được giải quyết thường xuất hiện một cách rõ ràng trong giấc mơ với cảnh tượng kỳ quái và đáng lo ngại vào sáng sớm. Chỉ điều này thôi cũng có thể đánh thức chúng ta với trái tim và tâm trạng bồn chồn.
Tây y cho rằng cơ thể thực hiện phần lớn quá trình điều chỉnh và giải độc trong lúc ngủ. Mặc dù có sự khác biệt quan trọng giữa lý luận của Đông y và Tây y, nhưng Tây y, nhưng cả hai mô hình y học này đều công nhận gan có khả năng thải bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Gan giữ vai trò dự trữ glycogen như một nguồn nhiên liệu nhanh chóng cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển hóa giữa các bữa ăn. Lượng glycogen có thể cung cấp glucose trong khoảng 12 giờ. Sau đó cơ thể sẽ phân hủy mô mỡ (chất béo trong cơ thể) và giải phóng ceton để làm nhiên liệu.
Nhờ cơ chế chuyển hóa linh hoạt và lành mạnh, quá trình này có thể diễn ra liền mạch và việc nhịn ăn trong vài giờ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu hoạt động chuyển hóa chỉ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đến từ đường thì sẽ tạo thành gánh nặng cho cơ thể. Theo đó, tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol để tăng lượng đường trong máu.
Vì vậy, lượng đường trong máu giảm là nguyên nhân căn bản gây ra việc thức giấc vào ban đêm.
Điều này là vì gan cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn để loại bỏ độc hại gây ra bởi những giấc mơ [do căng thẳng tâm lý vào ban ngày] cũng như các hóa chất độc hại.
Cho dù là nguyên nhân gì, tuyến thượng thận đều sẽ tăng tiết cortisol và các hormone catecholamine (epinephrine và norepinephrine) để cung cấp thêm nguồn năng lượng cho gan.
Những hormone kích thích mạnh này chắc chắn sẽ đánh thức ngay cả những người ngủ ngon nhất. Tất nhiên, khi chỉ số đường máu ổn định, cơ thể sẽ không cần tiết ra đến những hormone này. Vì vậy, giữ mức đường máu ổn định là chìa khóa để duy trì giấc ngủ sâu.
Ổn định lượng đường trong máu để duy trì một giấc ngủ sâu
Có một cách đơn giản để ổn định lượng đường trong máu: Ăn bữa tối sớm và thay thế bữa ăn nhẹ trước lúc đi ngủ bằng một muỗng cà phê mật ong nguyên chất, một lát thịt gà tây hoặc một muỗng dầu dừa.
Bạn hãy thử từng món riêng biệt và xem loại nào có tác dụng ngăn chặn việc thức giấc vào ban đêm. Hoặc loại nào sẽ mang lại hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo thay vì phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ đường.
Trong số những phương cách trên, ceton từ dầu dừa là có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, mật ong thô có thể sẽ là thứ duy nhất giúp ích trong trường hợp này. Quá trình đốt cháy protein chẳng hạn như một lát gà tây chậm hơn so với đường nhanh trong mật ong thô, nhưng cuối cùng gan vẫn có thể chuyển protein thành đường nhờ một quá trình gọi là gluconeogenesis.
Một số người có đáp ứng tốt nhất với chế độ ăn nhiều protein. Một lát gà tây sẽ giúp họ duy trì nhu cầu trao đổi chất đồng thời cung cấp nguồn dồi dào acid amin tryptophan, tiền thân của hormone melatonin gây ngủ.
Những bữa phụ hàng đêm này có thể hỗ trợ giấc ngủ trong thời gian ngắn và phục hồi năng lượng cho các hoạt động ở gan, nhưng mục tiêu dài hạn phải là không cần ăn nhẹ trước khi ngủ mỗi đêm.
Loại bỏ những căng thẳng của ban ngày để có giấc ngủ sâu vào ban đêm
Viết nhật ký trước khi đi ngủ được coi như là một cách trút bỏ những muộn phiền trong ngày. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống gồm các thực phẩm ít carbohydrate và thực hành phương pháp nhịn ăn gián đoạn thường xuyên hơn để cơ thể thích nghi với việc đốt cháy chất béo thay vì protein.
Với các cách thức trên, bạn sẽ kiểm soát được các hormone căng thẳng và lấy lại được giấc ngủ ngon.
Việc hiểu rõ sự khác biệt về chức năng của lá gan trong Đông y và Tây y sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề giấc ngủ toàn diện như một chứng rối loạn chuyển hóa. Và nếu biết cách tận dụng những gì tốt nhất của cả Đông y và Tây y, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu giúp tái tạo nguồn năng lượng.
Brandon LaGreca, LAc, MAcOM, là một bác sĩ châm cứu được cấp phép ở bang Wisconsin. Ông là tác giả của “Ung thư và bức xạ EMF: Cách bảo vệ bản thân khỏi tác nhân gây ung thư thầm lặng của sự ô nhiễm điện” và “Ung thư, Căng thẳng và Tư duy: Tập trung trí óc để có khả năng chữa bệnh và phục hồi”.
Brandon LaGreca
Thiên Vân
Link tham khảo: