Một chú Quạ gáy xám tình cờ bay ngang qua khu vườn trong cung điện của nhà Vua. Tại đó, chú hết sức kinh ngạc và cảm thấy ghen tị với một đàn Công hoàng gia đẹp rực rỡ trong bộ lông vũ lộng lẫy.
Lúc này, Quạ đen không phải là một chú chim xinh đẹp, cũng không có phong thái tao nhã lắm. Dẫu thế, quạ ta tưởng rằng tất cả những gì mình cần để hòa đồng với đàn chim Công kia là một bộ xiêm y giống họ. Vì vậy quạ nhặt vài chiếc lông Công bị rụng rồi gắn chúng vào giữa những chùm lông đen của mình.
Bức ảnh “The Vain Jackdaw and His Borrowed Feathers” (Quạ gáy xám háo danh và bộ lông vũ vay mượn), tranh minh họa của tác giả Milo Winter, trong “The Aesop for Children” (Truyện Ngụ Ngôn Aesop Dành Cho Trẻ Em) năm 1919. (Ảnh: PD-US)
Khoác lên mình bộ đồ lộng lẫy vay mượn đó, quạ bước đi huênh hoang khệnh khạng giữa các chú quạ đen khác. Rồi quạ ta bay xuống khu vườn cùng với những chú Công. Tuy nhiên, đàn Công nhanh chóng nhận ra chú là ai. Tức giận vì bị lừa dối, những chú chim Công bay tới, và nhổ từng chiếc lông vũ vay mượn đó và cả vài chiếc lông thật của quạ ta.
Bức ảnh “The Vain Jackdaw and His Borrowed Feathers” (Quạ gáy xám háo danh và bộ lông vũ vay mượn), tranh minh họa của tác giả Milo Winter, trong quyển sách “The Aesop for Children” (Truyện Ngụ Ngôn Aesop Dành Cho Trẻ Em) năm 1919. (Ảnh: PD-US)
Chú quạ tội nghiệp buồn bã quay trở về với đồng loại của mình. Ở đó, lại có thêm một bất ngờ khó chịu khác đang đợi chú. Họ quạ đen vẫn chưa nguôi ngoai thái độ kênh kiệu mà chú từng đối xử với mình, và để trừng phạt, đàn quạ đã xua đuổi quạ ta bằng một loạt những cú mổ và lời chế nhạo.
Những chiếc lông vũ vay mượn không làm nên chú chim xinh đẹp.
Câu chuyện ngụ ngôn này được tái xuất bản từ sách điện tử “The Aesop for Children (Truyện Ngụ Ngôn Aesop dành cho Trẻ Em)” năm 1919 thuộc dự án số hóa The Project Gutenberg.
Aesop (khoảng năm 620–564 trước Công nguyên) là một nhà kể chuyện Hy Lạp được biết đến với rất nhiều những truyện ngụ ngôn, hiện nay được gọi chung là “Truyện ngụ ngôn Aesop.” Những câu chuyện của ông, cùng với giá trị đạo đức trong đó, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hoá và văn minh của chúng ta, không chỉ góp phần mang lại tính giáo dục và bồi dưỡng nhân cách cho trẻ em, cùng với sức hấp dẫn phổ quát, những câu chuyện còn giúp người lớn nhìn nhận lại mình, lựa chọn giữ lấy đức hạnh hay lưu tâm với những cảnh báo ẩn ý.
Hoàng Long biên dịch / Theo: epochtimes
Link tiếng Anh: