Còn “tây qua” 西瓜 (dưa hấu), mùa hè đến, khi mọi người khát nước liền nghĩ đến nó. Tương truyền Thần Nông 神农 khi nếm trăm loại cây cỏ đã phát hiện ra tây qua. Do bởi nước nhiều thịt ít, nên gọi nó là “hi qua” 稀 瓜(1), về sau mọi người truyền ngoa thành “tây qua”. Nhưng cách nói phổ biến vẫn cho là loại này xuất phát từ Tây vực. Nguyên sản địa của tây qua là Ai Cập 埃及, sau truyền vào Trung Quốc. Theo khoa học gia Từ Quang Khải 徐光启đời Minh trong Nông chính toàn thư 农政全书 có viết:
Tây qua, chủng xuất Tây vực, cố chi danh.
西瓜种出西域故之名
(Tây qua xuất xứ từ Tây vực, cho nên gọi tên như thế)
Đồng thời Lí Thời Trân 李时珍 trong Bản thảo cương mục 本草纲目 cũng có ghi:
Án Hồ Kiều vu Hồi Hột đắc qua chủng, danh viết tây qua, tắc tây qua tự Ngũ Đại thời thuỷ nhập Trung Quốc, kim nam bắc giai hữu.
按胡娇于回纥得瓜种, 名曰西瓜, 则西瓜自五代时始入中国, 今南北皆有.
(Xét Hồ Kiều có được giống này ở Hồi Hột, tên gọi là tây qua, thì tây qua truyền vào Trung Quốc bắt đầu từ thời Ngũ Đại, nay nam bắc đều có.)
Có thể thấy, tây qua có lịch sử chăm trồng từ rất lâu ở Trung Quốc.
Tây qua nhân vì xuất xứ từ Tây vực nên có tên như thế, và “nam qua” 南瓜 (bí đỏ) cũng như vậy. Nam qua vốn được trồng ở Nam Mĩ châu, nên gọi là “nam qua”.
Chú của người dịch
1- Chữ 稀 (hi) này có nghĩa là ít, âm bắc Kinh là xi (thanh 1), đồng âm với chữ 西 (tây). 稀瓜đọc lên nghe như 西瓜.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013