Friday, December 31, 2021

FACEBOOK ĐỔI TÊN NHƯNG ĐỀU MANG NGHĨA "CHẾT CHÓC": TRÙNG HỢP HAY ĐỊNH SỐ?

Mới đây, truyền thông đưa tin về việc công ty Facebook đổi tên thành Meta, nhưng có một điều trùng hợp đến kinh người đó là dù tên mới hay cũ thì khi dịch sang tiếng Trung đều có ý nghĩa chết chóc. Thật ra tất cả chuyện này đều có huyền cơ ẩn đằng sau.

Hai lần đặt tện của Facebook đều mang theo nghĩa “chết chóc”. (Ảnh tổng hợp)

Hai cái tên mang theo thông điệp chết chóc

Ngày 29/10/2021, Chủ tịch Facebook – Mark Zuckerberg đã thông báo rằng Facebook sẽ được đổi tên thành “Metauniverse” gọi tắt là “Meta”.

Có một điểm trùng hợp đáng sợ trong cả tên cũ và tên mới của công ty này chính là điều liên quan đến cái chết. Cụ thể phiên âm tiếng Trung của Facebook là “非死不可” (‘Phi tử bất khả’ nghĩa là ‘Không thể không chết’) và tên mới “Meta” dịch qua tiếng Trung là “灭他” (‘diệt tha’ nghĩa là ‘tiêu diệt nó’). Chưa hết, từ “Meta” khi phiên âm theo tiếng Do Thái thì có nghĩa là “tử vong”.

Một điều đáng lưu ý nữa chính là Zuckerberg vốn là người gốc Do Thái, và tiếng Do Thái là ngôn ngữ gốc để viết Kinh Thánh, và đây cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Israel ngày nay. Việc hai cái tên này mang theo khái niệm chết chóc khi được dịch ra tiếng Do Thái và tiếng Trung – 2 loại ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và nội hàm thâm sâu thật khiến người khác phải kinh hãi. Chúng ta hãy cùng phân tích một chút vì sao mà Facebook lại gặp phải chuyện đen đủi như vậy.

Gặp bê bối tai tiếng vì kinh doanh không minh bạch

Về việc đổi tên công ty, Zuckerberg giải thích rằng triết lý kinh doanh hiện tại của công ty đã vượt xa triết lý kinh doanh của riêng mạng xã hội. Trong tương lai, công ty sẽ đầu tư thêm quỹ để tạo ra một xã hội ảo mạnh mẽ.

Mặc dù những lý do mà Zuckerberg đưa ra nghe có vẻ hợp tình hợp lý nhưng những người theo dõi Facebook đều biết rằng Facebook hiện đang phải đối mặt với thảm họa nghiêm trọng. Sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2020, Facebook đã rơi vào một vụ bê bối kiểm duyệt vì ủng hộ Đảng Dân chủ và chặn tài khoản cá nhân của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Vụ bê bối vẫn chưa có hồi kết thì một cựu nhân viên của Facebook tên là Frances Haugen đã tiết lộ tài liệu nội bộ của công ty, làm bùng lên hàng loạt cáo buộc tiêu cực về Facebook, khiến công ty này bị đẩy lên đầu gió đỉnh sóng. Haugen chỉ trích rằng Facebook đã “xem trọng lợi nhuận hơn an toàn”.

Cô Frances Haugen làm chứng tại Capitol Hill về cách Facebook bị cáo buộc thúc đẩy các câu chuyện gây chia rẽ và sai lệch để tối đa hóa lợi nhuận của mình. (Hình ảnh: Drew Angerer / Getty)

Do đó, ngoại giới suy đoán rằng việc đổi tên của Zuckerberg là hy vọng pha loãng những bê bối trước đây của Facebook bằng một cái tên mới, cũng như mô hình và triết lý kinh doanh mới của công ty.

Facebook đã thu mua công ty Oculus vào năm 2014. Sau 7 năm tích lũy và thăm dò, bức họa thế giới ảo Universe dựa trên giả thuyết VR của Facebook đang dần mở ra. Mục tiêu cuối cùng của Zuckerberg là tạo ra một thế giới giả tưởng trên Trái Đất.

Thế giới ảo khiến con người buông thả bản thân, bộc phát ma tính

Trong thế giới ảo, việc nhận dạng giữa mọi người chỉ dựa vào các ID đơn giản và một người có thể có nhiều ID cùng một lúc. Con người có thể tùy ý hư cấu hóa danh tính của chính mình trong thế giới ảo, và không cần các ràng buộc về đạo đức hay luật pháp. Vì thế, trong một thế giới như vậy, con người rất dễ bị bộc phát ma tính. Tại thế giới ảo của máy tính, con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, mà không cần lo lắng về bất kỳ tổn hại nào cho bản thân, và “gần như” không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Trong thế giới ảo, con người không cần các ràng buộc về đạo đức hay luật pháp. (Ảnh qua Facebook)

Trong thế giới ảo của không gian mạng, người ta thường thấy đủ loại tin đồn và chửi rủa. Điều này đặc biệt đúng trong thế giới ảo của trò chơi máy tính, khi thanh thiếu niên tiếp xúc với các trò chơi trên mạng, nếu người ngoài chú ý quan sát, sẽ phát hiện người đó đã trở nên tàn bạo một cách dị thường. Bởi vì trong thế giới của trò chơi máy tính, mọi người phải chiến đấu liên tục, khi gặp cửa ải khó khăn, bạn phải hạ gục và giết chết kẻ thù mới có thể vượt qua. Vì vậy, trò chơi máy tính này cũng vô tình làm tăng thêm tính cách tàn bạo của con người.

Trong thế giới ảo này, con người sẽ không tự chủ mà buông thả ma tính của mình, và họ không hề hay biết rằng ma tính bên trong nội tâm của bản thân cũng đang đồng thời phát triển. Khi tư tưởng xấu ngày một nhiều thì bản tính sẽ bị lệch lạc.

Mặc dù Zuckerberg đã chỉ ra những lợi ích của thế giới ảo đối với con người khi công ty đổi tên, và hy vọng có thể giảm bớt những tác hại của thế giới ảo, nhưng làm người cần phải biết kiềm chế về mặt đạo đức thì mới có thể duy trì một môi trường sống ổn định và thịnh vượng.

Người xưa nói “đức dày tải vật”, lấy tĩnh tu thân, lấy kiệm nuôi đức. Đức không chỉ là mặt tinh thần mà còn là một loại vật chất, cho nên người tích đức hành thiện ắt sẽ có cuộc sống vinh hoa phú quý. Giữa đất trời, dù sông núi có đẹp đến đâu, muôn thú đa dạng thế nào, thì chỉ có con người mới là tinh hoa của vạn vật, nhưng nếu tất cả đều sống trong thế giới ảo thì bản thân con người sẽ là gì đây? Đều này Thần linh cũng không cho phép.

Vì vậy, thực tế ảo rất khó đạt được trong không gian sống của con người, và giấc mơ của Zuckerberg chắc chắn sẽ bị tan vỡ trong tương lai. Hai lần đặt tên đều là “chết chóc”, có lẽ trong u minh từ lâu đã có định số. Tĩnh lặng quan sát, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Tác giả: Lý Tĩnh Nhu

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.

Tử Vi (Theo Sound Of Hope)/Theo: Tinh Hoa
Link tham khảo:


TIỀN BẠC, TRÍ TUỆ VÀ CẢM XÚC

Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.


Giàu có khác Giàu sang. Làm Giàu đã khó, sống được Giàu sang khó hơn nhiều. Ở trong biệt thự xây như lâu đài trong khu riêng biệt có cổng gác, đi xe Rolls-Royce Phantom, biển số tứ quý, chơi nuôi cả đàn chó Ngao Tây Tạng, thuê chuyên cơ bay sang Macao đánh bài trong VIP room,... đấy là Giàu có. Người Việt có một từ rất hay, đó là Trọc phú, chỉ những kẻ chỉ duy nhất giàu có về tiền bạc,... còn mọi cái đều trọc lốc! Giàu sang là giàu cả ba thứ: giàu có về Tiền bạc, giàu có về Trí tuệ và giàu có về Cảm xúc. Đó mới thực là Giàu Sang.

Giàu có về tiền bạc là quan trọng, giúp cho con người có cuộc sống ổn định, có điều kiện trao dồi tri thức, có thể tiến tới để có sự giàu có về trí tuệ. Giàu có về tiền bạc chưa chắc đã có điều kiện để làm giàu có về cảm xúc; Nó thường đi ngược chiều với việc làm phong phú, làm trong sáng, làm sang trọng, làm thuần khiết, là tươi mới nguồn cảm xúc.

Trong tác phẩm "10 Bí quyết thành công của người Do Thái", tác giả Lý Hạo, nhà nghiên cứu người Trung Hoa, có một phần rất hay bàn về Trí tuệ và Tiền bạc.


Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với tiền bạc. Có hai học giả nói chuyện với nhau. "Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?", "Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!", "Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.", "Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ?"

Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu chuyện này như thế nào? Nó thể hiện ngay bản thân nghịch lý của câu chuyện.

Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?


Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự, nó chỉ đơn thuần là Tri thức, nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí thức phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí thức như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự. Trí tuệ này rõ ràng quan trọng hơn cả tiền bạc.

Người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau: Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền, còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.


Thể cùng tồn tại và đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc là một tư tưởng đặc biệt của người Do Thái, điều đó giải thích vì sao các Doanh nhân Do Thái thành công. Điều đó cũng thể hiện người Do Thái rất coi trọng trí tuệ và cũng rất coi trọng đồng tiền.

Nhưng người Do Thái còn có một câu chuyện khác. Trên một chiếc tàu có rất đông hành khách, phần lớn đầu là thương gia giàu có, mang theo rất nhiều của cải, duy chỉ có một vị Học giả. Các thương gia tụ tập lại một chỗ, khoe khoang về tài sản của mình. Sau khi nghe xong, vị học giả nói: "Tôi mới là người giàu nhất, tạm thời tôi chưa trưng bày của cải cho các ông xem." Trong chuyến đi biển đó, bọn cướp biển xông lên cướp sạch vàng bạc châu báu và mọi thứ của các thương gia.


Học vấn cao sâu của vị học giả được dân chúng ở cảng hâm mộ và ông bắt đầu mở lớp giảng dạy giáo lý trong nhà trường. Thời gian sau, vị học giả gặp lại các thương gia cùng đi thuyền khi trước, cảnh ngộ của họ rất thảm hại. Họ thấy ông được mọi người trọng vọng, lúc đó họ mới biết thứ tài sản mà ông đã nói trước đây. Họ cảm khái nói: " Ngài nói đúng! Người có học thật vô cùng giàu có". Người Do Thái cũng đã thể hiện rằng: Trí tuệ không thể bị tước đoạt và có thể luôn mang theo bên người, nên nó là thứ tài sản quan trọng nhất, quý báu nhất.

Tri thức, thứ được tích luỹ từ sách vở, tích luỹ từ trường lớp. Nó chưa được hấp thụ vào trong Trí óc, chưa được hấp thụ vào trong Trái tim, chưa thể chảy trong từng mạch máu, thấm đậm trong từng tế bào,... Thì nó chỉ là tri thức xuông. Giống như hình ảnh một con lừa bò đi chậm chạp và cõng trên lưng một kho tàng sách. Tri thức là ngoại vi, Trí tuệ là cái bên trong. Trí tuệ hấp thụ được từ cuộc sống, từ thất bại, từ thành công.


Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.

Minh Đạt
Theo: Daophatngaynay.com

7 ĐIỀU ĐÚC KẾT CỦA CUỘC SỐNG

Cuộc sống là một chặng đường dài, mỗi chúng ta sau khi trải qua những sóng gió của cuộc đời, sẽ rút ra cho mình những bài học tâm đắc. 7 điều đúc kết dưới đây, hoặc ít hoặc nhiều đều sẽ có điểm đúng cho tất cả chúng ta.

1. Đời người

Chọn đúng thầy dạy, trí tuệ một đời… (Ảnh: read01)

Chọn đúng thầy dạy, trí tuệ một đời; chọn đúng nửa kia, hạnh phúc một đời; chọn đúng môi trường, vui vẻ một đời; chọn đúng bạn bè, ngọt ngào một đời; chọn đúng sự nghiệp, thành công một đời.

2. Những cái nhất của con người

Sức khỏe là món quà quý nhất; biết đủ là giàu có nhất; lương thiện là phẩm chất tốt nhất; quan tâm là lời hỏi thăm chân thành nhất; lo lắng là nỗi nhớ nhung vô tư nhất; chúc phúc là ngôn từ đẹp đẽ nhất!

3. Đường và cây

Vợ/chồng là đường, bạn bè là cây. Đời người chỉ có một con đường, trên con đường đó có nhiều cây; lúc có tiền chớ quên đường, khi hết tiền, hãy dựa vào cây; lúc vui vẻ chớ lạc đường, khi nghỉ ngơi hãy chăm sóc, tưới tắm cho cây.

4. Làm thế nào để hưởng thụ cuộc sống

Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ. (Ảnh: Pinterest)

Đời người rất ngắn, tại sao không dùng thái độ tích cực để đối diện với mọi vui buồn của cuộc sống?

Bạn bè, nên thường xuyên giữ liên lạc, đừng quá quan tâm đến chi phí cho một cuộc gọi là bao nhiêu, rảnh rỗi gửi một tin nhắn hỏi thăm nhau, bạn sẽ tìm thấy những niềm vui nhỏ len lỏi vào cuộc sống mỗi ngày.

5. Hạnh phúc

Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nghĩ thông sẽ biết đủ. Những lúc cơ hàn đói khổ, có một bữa no đã là hạnh phúc.

Lúc làm việc vất vả, được nghỉ ngơi đã là hạnh phúc. Lúc cô đơn một mình, có bạn cũng đã là hạnh phúc. Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn!

6. Bình an là được

Tiền nhiều hay ít, thường xuyên có là được; người xấu hay đẹp, nhìn thuận mắt là được. Người già hay trẻ, khỏe mạnh là được; nhà giàu hay nghèo, vui vẻ là được. Ai đúng ai sai, hiểu nhau là được. Sống một đời người, bình an là được.

7. Biết sống

Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, lòng luôn chính trực thẳng ngay, sẽ có phúc lớn! (Ảnh: Pixabay)

Đừng để quá mệt mới nghỉ, quá đói mới ăn. Đã thích thứ gì, hãy cứ mua, không cần cân nhắc đắt rẻ. Có thời gian hãy hẹn những người bạn thân thiết trò chuyện, ăn uống, vừa để gắn kết tình bạn, vừa để làm mới bản thân. Biết kiếm tiền cũng cần phải biết tiêu tiền, có như thế cuộc sống mới thú vị, nhiều màu sắc.

Tuệ Tâm / Theo: Tinh Hoa

KINH THI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TƯ TƯỞNG TRUNG HOA

Tự cổ chí kim, chưa có cuốn sách nào được trân trọng nhiều như Kinh Thi, một hợp tuyển thơ mà như lời một nhà bình luận là bộ thơ "kinh điển về trái tim và tâm hồn nhân loại".


Kinh Thi là hợp tuyển thi ca đầu tiên của Trung Quốc.

Khổng Tử được cho là người đã biên soạn, tổng hợp, chọn lọc "thi tam bách" - một trong các tên gọi thời ban đầu của tập thơ này - từ tổng số ba ngàn áng thơ, "bỏ đi những tứ thơ lặp lại và chỉ lựa những gì phù hợp với các quy tắc nghi lễ".

Đến cuối thời Tây Hán (202 trước Công nguyên - 9 sau Công nguyên), đã có ít nhất bốn trường phái khác nhau, mỗi trường phái có một loạt những cách diễn giải khác nhau đối với mỗi áng thơ.

Giống như các trường ca của Homer trong thế giới phương Tây, Kinh Thi có tầm ảnh hưởng vươn ra rộng khắp chứ không chỉ trong khuôn khổ văn thơ, và có tác động vô cùng to lớn, dài lâu lên nền văn minh Trung Hoa.

Kinh Thi tác động đến giáo dục, chính trị và đời sống cộng đồng.

Thời xưa, các bài thơ được trích dẫn, được viện dẫn như quy ước ứng xử ngoại giao; được dùng trong các cuộc cãi lý; được lấy để bình phẩm, so sánh, mà thường là trào phúng thay vì khen ngợi, trong các tình huống mang tính lịch sử; và được đem ra giáo huấn để soi sáng, giúp mở mang tri thức.

Kinh Thi tạo ảnh hưởng lên xã hội Trung Quốc qua những vần thơ và cả qua hình thức thể hiện những vần thơ đó.

Bộ hợp tuyển nổi tiếng nhất là "Mao thi", một trong bốn bản được sưu tầm, biên soạn thời ban đầu. Mao thi được chia làm bốn phần: 160 bài về khí (Phong), 74 bài nhạc nơi yến tiệc cung đình (Tiểu Nhã), 31 bài nhạc chốn triều hội cung đình (Đại Nhã), và 40 khúc ca ngợi (Tụng).

Trong phần Tụng, 31 bài thơ thời nhà Chu được coi là cổ nhất, có từ những năm đầu nhà Tây Chu (1046-771 trước Công nguyên).

Bức họa Hoàng đế nhà Chu giết rồng được vẽ trên tường tại Đền Nghi Hưng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Alamy

Những khúc ngợi ca này, tất cả đều khá ngắn, được trình diễn nhằm ca ngợi đức hy sinh của các tổ vương nhà Chu: chúng được trình diễn dưới nhiều hình thức đa dạng, gồm nghi thức dâng thịt, gạo và rượu; phần lễ nhạc được biểu diễn với trống, chuông cùng các loại đàn gió, đàn dây; những điệu múa kể lại cuộc chinh phạt trước đó của nhà Thương; và những khúc tráng ca để cho bậc thiên tử nhà Chu ca tụng các bậc tiên đế và cầu xin tổ tiên phù hộ. Nói một cách vắn tắt thì thơ ca Trung Hoa bắt đầu từ nghi lễ tôn giáo.

Qua việc gắn với các nghi lễ, Tụng giúp điều chỉnh trật tự xã hội. Tôn kính 'ý Trời' là yếu tố quan trọng trong nền chính trị cổ đại Trung Hoa; với việc nhấn mạnh thông điệp này, Kinh Thi trở thành trụ cột cho uy quyền cai trị của nhà Chu.

Khác với Tụng, nhiều bài trong Đại Nhã mang nội dung tôn vinh, ca ngợi công đức trời biển của nhà Chu; chúng là văn tự cốt lõi về chính trị và văn hóa của triều đại này.

Giống như Tụng, các bài ca có nội dung rõ ràng; những câu chuyện kể trong đó không gây tranh cãi.

Nhưng phần Phong mang tính thách thức hơn nhiều. Đây là phần gồm những bài thơ ca dân gian của 15 vùng, quốc gia chư hầu, chủ yếu nằm dọc sông Hoàng Hà ở miền bắc Trung Quốc. Không một khúc ca nào kể về lịch sử.

Có một số bài thể hiện nội dung khá dễ gây nhầm lẫn: bài ca về khát vọng, giai điệu về sự chia ly của những người yêu nhau vào lúc trời rạng, sự phản kháng của người nông dân trước quan tham, những lời khắc khoải nhớ thương của anh lính xa nhà, hay của vợ chàng mòn mỏi đợi chờ chốn quê. Ở đây, sự nhân văn trong suy nghĩ và trong tình cảm được thể hiện một cách đầy đủ - và đây là nơi mọi cách diễn giải được bắt đầu.

Phong trào Ngũ Tứ hồi 1919 do sinh viên Trung Quốc khởi xướng. Ảnh: Alamy

Phong trào Ngũ Tứ (là phong trào đấu tranh phản kháng chính trị và văn hóa thực dân do giới học sinh dấy lên hồi năm 1919) đã tìm cách xây dựng một di sản văn hóa quốc gia mới từ những tàn dư của một đế chế đã tồn tại hai ngàn năm nhưng rốt cuộc đã sụp đổ. Khi đó, Phong trở thành thứ mới: những bài dân ca vốn hấp dẫn mọi người nhờ sự đơn giản và giai điệu lặp đi lặp lại dường như đã đi thẳng vào tận trái tim những người dân thường.

Bài thơ Phong đầu tiên và nổi tiếng nhất, Quan Thư, được truyền tụng là một giai điệu về hôn nhân hạnh phúc. Nhưng có từng phải vậy không?

Chu Hy (1130-1200) từng cổ súy cho việc trở lại của bản thân những từ ngữ được dùng trong các bài thơ này, sau khi các học giả thời Hán và rất nhiều người trong những thời sau đó đã chôn vùi chúng dưới tầng tầng lớp lớp các cách bình thơ uyên thâm; và có bằng chứng cho thấy là các nhà thơ thời phong kiến này - ngược với các học giả - luôn biết cách trân trọng giá trị mà Phong thể hiện ở bề mặt, dùng những hình ảnh sống động trong đời sống tự nhiên để diễn tả khát vọng, tình yêu và đau khổ.

Khác với bất kỳ văn tự nào có từ thời xưa của Trung Quốc, các bài thơ được yêu mến, do đó tồn tại dưới hai hình thức song song: một là những lời bình uyên thâm và hệ thống thi cử quan trường trong nhà nước phong kiến, và một là thơ ca trong trí nhớ truyền khẩu nơi dân gian.

Chu Hy, nhà triết học, chính trị gia, và cũng là nhà thơ thời Tống, đưa ra cách chú giải Kinh Thi dựa trên bản thân các từ, ngữ được dùng trong các bài thơ. Ảnh: Alamy

Đáng chú ý là không có thư tịch cổ nào từng cho chúng ta thấy Phong là thơ dân gian thuần túy. Những truyền thuyết có từ thời phong kiến ban đầu nói rằng các quan trong triều "thu thập" thơ ca trong "hang cùng ngõ hẻm" đem về tâu lên vua nhằm phản ánh những điều kiện sinh hoạt trong xã hội, những tâm tư của muôn dân; và người ta tin rằng chỉ sau đó các bài thơ mới được phổ nhạc cung đình.

Thế nhưng cũng không có gì giúp khẳng định được nguồn gốc các bài thơ là từ trong dân gian; mọi dẫn chiếu hay trích dẫn các bài trong Kinh Thi, dù là các bài thơ có trước hay có sau sự hình thành của đế chế vào năm 221 trước Công nguyên, đều cho thấy chúng thuộc nội dung dành để giảng dạy cho giới tinh hoa, và dần dần được tập hợp vào khuôn mẫu Ngũ Kinh của Khổng giáo.

Trong truyền thống đó, mỗi dòng thi ca đều mang nhiều nghĩa khác nhau. Một cách bình thời nhà Hán coi Quan Thư là lời ca tụng Chu Văn Vương (1099-1050 trước Công nguyên) và vợ vua. Một cách diễn giải khác lại coi bài thơ là lời phê của Chu Khang Vương (1005-978 trước Công nguyên).

Và cuối cùng, một số văn tự được viết trên thẻ tre và lụa từ thời thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, được tìm thấy trong ngôi mộ mới được phát hiện gần đây, ghi nhận rằng "Quan Thư dùng để diễn tả sự hấp dẫn tình dục và sự khát khao được chiếm hữu" để hướng tới suy ngẫm đạo đức.

Thông qua thơ ca, nghi lễ và âm nhạc, cách giáo dục theo kiểu Khổng Tử tìm cách dạy dỗ tế nhị về đạo đức - do có thể dễ dàng học thuộc dưới dạng bài ca, Kinh Thi giúp đặt ra luật lệ cho cách ứng xử. Những bài thơ trong đó, khác với truyền thống phương Tây, đa phần là của các tác giả khuyết danh và viết theo lối giản dị.

Thế nhưng bên dưới bề mặt đó, các bài thơ mang nhiều tầng ẩn ý khác nhau. Với thời nay, các bài thơ, mà đặc biệt là trong phần Phong, cất lên nhiều tiếng nói khác nhau. Mang những ẩn ý mơ hồ, chúng khiến mọi nỗ lực nhằm diễn giải giản lược, gán cho chúng một thông điệp hay một ý nghĩa đơn lẻ đều trở nên thất bại.

Và ngay cả những ai có thể thuộc được toàn bộ "thi tam bách": nếu quý vị không thể ứng khẩu được các bài thơ một cách sáng tạo, linh hoạt thì "dùng các bài thơ được vào việc gì?" Nói vắn tắt thì vấn đề không bao giờ nằm ở chỗ các bài thơ đó - toàn bộ đều của các tác giả khuyết danh - có ý nghĩa gốc là gì, hay chúng xuất xứ từ đâu. Vấn đề luôn nằm ở chỗ khác: quý vị sẽ làm thế nào để khiến chúng có ý nghĩa gì đó mới mẻ?


VĂN HÓA ĐÓN MỪNG NĂM MỚI ĐỘC ĐÁO

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những tập tục đón mừng năm mới theo cách đặc biệt và ý nghĩa.

Đón Tết ở Melbourne, Úc Châu

Brazil: Nhảy qua bảy đợt sóng vào năm mới ở Rio

Đối với người Brazil, thời khắc giao thừa là rất quan trọng mà theo họ sẽ gắn liền với xui xẻo hay may mắn trong cả năm. Vì vậy vào đêm giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng và bất cứ ai tham dự đều mặc áo trắng vì họ tin rằng điều này sẽ mang lại sự thanh bình và thịnh vượng. Phong tục thời trang này là một truyền thống lâu đời trong lễ mừng Năm mới của người Brazil.

Đặc biệt tại Rio de Janeiro, vào đêm giao thừa sau màn pháo hoa kết thúc, người Brazil có phong tục đi ra bờ biển và nhảy bảy con sóng liên tiếp, mỗi bước nhảy lại nhẩm một điều ước cho năm mới. Truyền thống nhảy sóng này là để tôn vinh nữ thần Đại dương Iemanjá. Người ta ghi nhận tại bãi biển Copacabana ở Rio de Janeiro mỗi năm tại đêm Giao thừa, có khoảng 2 triệu người xuống bãi biển thực hiện phong tục nhảy sóng.

Đặc biệt tại Rio de Janeiro, vào đêm giao thừa sau màn pháo hoa kết thúc, người Brazil có phong tục đi ra bờ biển và nhảy bảy con sóng liên tiếp, mỗi bước nhảy lại nhẩm một điều ước cho năm mới. (Getty)

Columbia: Đốt hình nộm đón năm mới

Năm mới là một sự kiện quan trọng ở Colombia. Mọi người bất kể tôn giáo, chủng tộc đều tổ chức đón mừng năm mới trong không khí tràn ngập niềm vui. Đây cũng là dịp để người dân quốc gia này khoe với bạn bè thế giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng.

Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới của người Colombia là tục đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year). Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau làm một hình nộm rất to, sau đó họ nhét vào trong hình nộm những thứ không cần thiết, đặc biệt là những vật có thể gợi nhớ các kỷ niệm đau buồn trong năm vừa qua. Tất cả sẽ được đốt hết vào lúc giao thừa. Phong tục này thể hiện ước vọng muốn rũ sạch những chuyện không vui của năm đã qua và đón chào năm mới một cách đầy lạc quan của người Colombia.

Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới của người Colombia là tục đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year). (Wikimedia Commons)

Iceland: Tặng sách đêm Giáng sinh

Nhiều người trên thế giới đã chi rất nhiều tiền cho những món quà Giáng sinh để tặng người thân và bạn bè như đồ công nghệ mới, nước hoa, quần áo… Nhưng người Iceland lại có phong tục truyền thống là tặng sách trong đêm Giáng sinh. Họ cùng nhau tận hưởng buổi tối yên bình bên bếp sưởi, cùng mở sách ra và đọc cho nhau nghe. Đối với người Iceland, nếu không nhận được sách tặng vào dịp lễ Giáng Sinh thì họ có cảm giác như bị lãng quên.

Iceland đã bảo tồn phong tục tặng sách hay còn gọi là tục Jolabokaflod từ sau Thế chiến thứ 2, khi Iceland lâm vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên sách truyện khá rẻ nên được nhiều người chọn mua làm quà Giáng sinh. Nhưng từ trước đó rất lâu, Iceland đã nổi tiếng là một dân tộc không những đọc nhiều nhất mà còn viết nhiều nhất thế giới. Cứ khoảng 10 người dân Iceland thì có 1 người xuất bản ít nhất 1 cuốn sách trong đời. Truyền thống văn học của Iceland phát triển từ cách đây khoảng 900 năm, trong đó kho tàng truyện dân gian được ví như "viên ngọc quý" của làng văn học thế giới.

Iceland đã bảo tồn phong tục tặng sách hay còn gọi là tục Jolabokaflod từ sau Thế chiến thứ 2, khi Iceland lâm vào cảnh nghèo đói. (Pixnio)

Pháp: Lễ hội muôn hoa Carnaval de Nice

Cùng với Carnival Rio de Janeiro ở Braxin và Carnival Venice ở Italia, Carnaval de Paris, được tổ chức tại thành phố Nice (Pháp) nổi tiếng không kém bởi mang đậm nét lễ hội truyền thống lâu đời. Carnaval de Paris nhận được kỷ lục là lễ hội có nguồn gốc lâu đời nhất, khi người ta tìm thấy nó trong một tài liệu du lịch của Bá tước Charles Farmnjou vào năm 1294. Nó cũng là lễ hội về hoa phong phú và sôi động nhất, còn gọi là trận chiến muôn hoa. Khoảng 16 xe hoa, mỗi xe có từ 2 đến 3 người phụ nữ trẻ, hóa trang trong những bộ đồ bắt mắt liên tưởng tới hệ thực vật Địa Trung Hải, sẽ ném hàng nghìn bông hoa tươi cho đám đông bên dưới.

Lễ hội ở Nice kéo dài khoảng 2 tuần, và thường kết thúc vào ngày 25/2 với màn đốt hình nộm vua lễ hội tại Place Masséna và chiêm ngưỡng tiệc ánh sáng pháo hoa mãn nhãn.

Carnaval de Paris nhận được kỷ lục là lễ hội có nguồn gốc lâu đời nhất, và cũng là lễ hội về hoa phong phú và sôi động nhất, còn gọi là trận chiến muôn hoa. (Lambert Rellosa Flickr - CC BY-ND 2.0)

Khoảng 16 xe hoa, mỗi xe có từ 2 đến 3 người phụ nữ trẻ, hóa trang trong những bộ đồ bắt mắt liên tưởng tới hệ thực vật Địa Trung Hải, sẽ ném hàng nghìn bông hoa tươi cho đám đông bên dưới. (Wikimedia Commons)

Mông Cổ: Lễ hội Đại bàng vàng mùa xuân

Nằm cách thủ đô Ulan Batar của Mông Cổ khoảng 1.600 km về phía tây là dãy núi Altai hùng vĩ. Đây là nơi trú ngụ của tộc người Kazakhstan từ thế kỷ 15. Họ là hậu duệ của người Mông Cổ và các bộ lạc du mục khác ở Trung Á và vẫn giữ truyền thống cổ xưa như việc thuần hóa ngựa hoang, hay nổi tiếng nhất là đi săn cùng đại bàng vàng.

Mỗi năm cứ vào những ngày đầu tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii thường tổ chức ngày hội săn bắn, với sự tham gia của những thợ săn cự phách cùng những chú đại bàng dũng mãnh. Điều đặc biệt là sau khi kết thúc lễ hội, những chú đại bàng này sẽ được thả về với thế giới tự nhiên hoang dã.

Đi săn cùng đại bàng vàng được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối đã hàng nghìn năm. Mỗi dòng họ có các bí quyết và quy tắc riêng trong việc bắt, nuôi và huấn luyện đại bàng vàng. Người Kazakh rất coi trọng chim đại bàng, bởi chúng là “chiến binh” quan trọng giúp họ có thức ăn và da thú để may áo ấm. Hầu hết người Kazakhstan sống ở vùng núi xa xôi, phụ thuộc vào động vật nuôi để kiếm sống cũng như đi săn thỏ và cáo với “yểm trợ” của đại bàng vàng. Đây là loài chim dũng mãnh, có móng vuốt sắc khỏe, độ sải cánh khoảng 2m và tầm nhìn xa gấp 8 lần tầm nhìn con người nên có thể phát hiện con mồi cách xa cả hàng cây số.

Mỗi năm cứ vào những ngày đầu tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii thường tổ chức ngày hội săn bắn, với sự tham gia của những thợ săn cự phách cùng những chú đại bàng dũng mãnh. (www.david baxendale.com Flickr - CC BY-ND 2.0)

Anh: Lễ hội lăn pho mai và phong tục chào chim sẻ

Lễ hội Pho mai lăn được tổ chức tại đồi Cooper Hill, thuộc vùng Cotswolds, nơi có độ dốc tới 200m. Mục đích của lễ hội này là để đón chào một mùa xuân mới đang tới. Quy tắc của cuộc chơi rất đơn giản. Một viên pho mát Double Gloucester tròn, nặng khoảng 4kg được thả lăn xuống ngọn đồi và ngay sau đó một giây những người tham gia cuộc chơi sẽ đuổi theo nó xuống chân đồi. Người chiến thắng trong lễ hội phô mai là người chộp được phô mai nhanh nhất, đó là về mặt lý thuyết. Nhưng thực tế, rất hiếm người chộp được nó và cơ hội thực sự rất mong manh nếu người đó không thể đạt được tốc độ lên đến 70 dặm/h. Phần thưởng cho người thắng cuộc chính là miếng pho mai nặng 4 kg đó.

Cho đến năm 2009, Lễ hội pho mai lăn trở thành một sự kiện chính thức sau bao tranh cãi do lo ngại cho sự an toàn của người chơi. Có khá nhiều người bị thương khi tham gia lễ hội này. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được người dân làng Brockworth tiếp tục lễ hội truyền thống đã có từ hơn 200 năm của họ.

Một viên pho mát Double Gloucester tròn, nặng khoảng 4kg được thả lăn xuống ngọn đồi và ngay sau đó một giây những người tham gia cuộc chơi sẽ đuổi theo nó xuống chân đồi. (Getty)

Ngoài lễ hội pho mai lăn độc đáo đó, người Anh còn duy trì tục chào chim sẻ. Đối với người Anh, việc nhìn thấy một con chim sẻ đang hót lại được cho là mang đến những điều xui xẻo. Nhưng người Anh đã hài hước tìm ra phương cách để “giải độc” bằng cách chào nó. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp ai đó đang đi một mình và tự dưng nói: "Chào buổi sáng ông Magpie. Vợ của ông hôm nay khỏe không?", thì bạn đừng lo lắng gì nhé. Người đó không có vấn đề gì về tâm thần đâu, đơn giản có thể họ nhìn thấy một con chim sẻ và chủ động chào nó để tránh buồn phiền và xui xẻo đến với họ.

Quốc Trung / Theo: ntdvn

Thursday, December 30, 2021

THẢM ÁN TỪ QUAN HỆ MẸ GHẺ CON CHỒNG, LÀ VÌ CHÚNG TA LUÔN TIẾP THU BÀI HỌC PHỤ DIỆN?

Từ những vụ mẹ ghẻ bạo hành đến chết con chồng xuất hiện nhan nhản trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi giật mình nhìn lại sự cổ súy cho những bài học phụ diện về mối quan hệ này.

Những bài học phụ diện đang vô tình làm tăng mặt ác trong lòng mỗi người, khiến người ta cho rằng mối quan hệ giữa mẹ kế con chồng chỉ có thể là như vậy. (Ảnh minh họa qua Avvo)

Hiện nay đâu đâu cũng nhìn thấy những video hay tiểu phẩm nói về cô Tấm bị dì ghẻ ghen ghét hãm hại, hay tuyên truyền những mẫu chuyện phụ diện tương tự như vợ kế của Phạm Công đuổi hai con nàng Cúc Hoa đi ăn mày… Những việc này đang vô tình làm tăng mặt ác trong lòng mỗi người, khiến người ta cho rằng mối quan hệ giữa mẹ kế con chồng chỉ có thể là như vậy.

Thật ra đây chỉ là những bài học phụ diện, còn các bài học chính diện khác về sự hiền đức của người mẹ kế thời xưa, nhằm làm thước đo cho người đời sau có nhiều vô số kể.

Trong xã hội cổ đại, mối quan hệ này còn phổ biến hơn, nhưng người mẹ thời xưa đối xử với các con, bất kể là con đẻ hay con chồng cũng có tiêu chuẩn riêng để được xem là hiền từ đức hạnh. Sách “Liệt nữ truyện” thời Tây Hán có lưu lại 2 câu chuyện về sự bao dung đức hạnh của những người mẹ kế.
 
Mẹ kế bao dung cảm động con chồng

Chuyện kể rằng gia tộc Mạnh Dương thời Ngụy có một người phụ nữ là vợ kế của Mang Mão. Bà có 3 người con do chính mình sinh ra, còn vợ trước có 5 người con. Nhưng 5 người con của vợ trước đều không yêu mến bà dù bà có đối xử với chúng tốt như thế nào. Bà vẫn không lấy vậy mà phiền lòng, luôn ưu tiên cho 5 người con đó, cho chúng ăn mặc đều tốt hơn con mình.

Sau này, một người con chồng phạm pháp bị phán tử hình, bà vô cùng sốt ruột, hàng ngày chạy vạy khắp nơi để cứu đứa con chồng phạm tội.

Có người thấy vậy nói với bà: “Con người ta vốn không quý mến bà. Sao bà lại vì chuyện của nó mà bận tâm lo lắng?”

Bà trả lời: “Con đẻ của ta, cho dù không yêu quý ta thì ta cũng phải cứu. Còn con của vợ trước, mất mẹ mồ côi ta mới làm mẹ kế của chúng. Mẹ kế cũng là mẹ. Tuy chúng không yêu quý ta nhưng ta sao có thể quên mất mình là mẹ được!” Thế là bà vẫn lao nhọc khắp nơi để cứu con chồng.

Tấm lòng vị tha, nhân hậu của người mẹ sẽ cảm hóa được các con, đồng thời cảm động nhân tâm, hóa giải mọi chuyện. (Ảnh minh họa qua Sống Đẹp)

Sau khi An Ly Vương nước Ngụy biết được việc này liền cảm thán nói: “Người mẹ kế đức hạnh như vậy, sao có thể không cứu con bà!” Thế rồi ông hạ lệnh tha cho người con đó.

Từ đó về sau, cả 8 người con đều hiếu thuận với bà, cả nhà vui vẻ hạnh phúc.

Cổ nhân có câu “Phúc đức tại mẫu”, tức là con cái có trở thành người có ích hay không, có cuộc sống hạnh phúc hay không thì đức hạnh của người mẹ là rất quan trọng. Có được một người mẹ hiền từ, đức độ chính là may mắn lớn nhất của những người con.

Không phân biệt con ruột con chồng

Thời vua Tuyên Vương nước Tề, có một vụ án mạng giữa đường. Bởi vì lúc đó người chết từng đứng cạnh 2 anh em nhà nọ, nên cả 2 đều bị bắt.

Ở trên công đường, quan xét xử hỏi ai là người đã đâm chết nạn nhân. Người anh không nghĩ ngợi nói ngay: “Là tôi giết”. Người em liền phản bác: “Không phải do anh trai, là do tôi giết”. Đã qua 1 năm mà viên quan không xử được, bèn đem việc này bẩm báo lại với Tể tướng.

Tể tướng không quyết định được bèn báo lại với vua. Vua nước Tề nói: “Thả cả 2 là tha cho kẻ có tội, giết cả 2 là giết chết người vô tội. Mẹ của họ có thể biết con trai mình tốt hay xấu, hãy nghe theo ý của người mẹ.”

Tể tướng cho người gọi người mẹ của 2 anh em đến, người mẹ khóc lóc nói rằng: “Giết người là đứa con nhỏ”. Tể tướng thấy vậy bèn hỏi nguyên do.

Người mẹ thưa: “Đứa nhỏ là con của tôi, còn đứa lớn là con của người vợ trước. Lúc cha của chúng lâm chung dặn dò tôi chăm sóc cho con lớn thật tốt, tôi đồng ý rồi. Nhận lời ủy thác đó nên tôi không thể nào làm trái”. Nói xong người mẹ khóc như mưa.

Người xưa coi trọng tín nghĩa, có thể xem nhẹ quan niệm “con chồng”, “con đẻ”. (Ảnh minh họa qua Sống Đẹp)

Tể tướng đem việc này bẩm báo lại với vua. Vua Tề khen ngợi nghĩa khí của bà, rồi tha cho cả 2 người con, đồng thời ban cho bà danh hiệu Nghĩa mẫu.

Hành vi của chúng ta phụ thuộc vào việc lựa chọn tiếp thu bài học chính diện hay phụ diện

Những câu chuyện mà người xưa lưu lại cho hậu thế có chính diện có phụ diện, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó chính là: làm việc ác ắt có báo ứng, làm việc thiện sẽ gặp bình an. Câu chuyện ‘Tấm Cám’ thì người mẹ ghẻ cuối cùng cũng nhận được cái kết xứng đáng cho tội ác mình đã gây ra. Còn câu chuyện của 2 người mẹ kế hiền đức bên trên lại có cái kết vô cùng có hậu, khiến người đời nể phục, sử sách lưu truyền. Đúng như câu nói: “Hãy cứ làm người lương thiện, trời xanh ắt có an bài.”

Nhưng hiện nay đa số người ta điều thích xem và tiếp thu những bài học phụ diện, những đấu đá đẩy các mâu thuẫn lên cao trào, còn những bài học chính diện thì ít ai biết đến. ‘Sở thích’ này vô hình chung đã khiến nội tâm người ta nuôi dưỡng những quan niệm bạo lực không tốt, lâu dần tạo ra những hành vi không thể kiểm soát, gây ra hậu quả không thể vãng hồi.

Còn những bài học chính diện hoàn toàn ngược lại, chúng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, học được những quy chuẩn đạo đức khiến con người ngày càng tốt hơn trong cuộc sống. Nếu ai ai cũng có thể tiếp thu những bài học chính diện từ lịch sử thì có lẽ sẽ không còn những thảm cảnh đau lòng mà chúng ta nhìn thấy hiện nay.

Tử Vi (t/h) / Theo: Tinh Hoa

NHẤT NGÔN CỬU ĐỈNH, BA TẤC LƯỠI CÓ THỂ ĐẨY LÙI VẠN BINH

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại, có rất nhiều câu chuyện liên quan đến thành ngữ này!


Mao Toại tự tiến cử, một lời nặng tựa cửu đỉnh

Thời Chiến Quốc, nước Tần tấn công Hàm Đan nước Triệu, tướng quốc nước Triệu là Bình Nguyên Quân phải đi cầu viện nước Sở, muốn liên kết với nước Sở để chống lại nước Tần. Bình Nguyên Quân bèn chọn 20 môn khách văn võ song toàn để cùng đi, nhưng chọn đi chọn lại chỉ chọn được 19 người, còn một người tìm mãi không thấy ai xứng đáng, lúc này có một người tên là Mao Toại tự mình tiến cử, Bình Nguyên Quân liền thu nạp.

Đến nước Sở, Bình Nguyên Quân không thể thuyết phục được Sở Vương viện trợ cho nước Triệu. Cuối cùng Mao Toại vung kiếm lên phía trước uy hiếp, phân tích tình thế cho Sở Vương, ngôn từ mạnh mẽ sắc bén, khí thế bức người, Sở Vương bèn đồng ý thỏa thuận với nước Triệu.


Sau khi Bình Nguyên Quân trở về nước Triệu, thấy mình nói cả ngày mà không thuyết phục được Sở Vương, còn Mao Toại chỉ nói vài câu đã khiến Sở Vương tâm phục khẩu phục, vì thế khen Mao Toại rằng: “Mao tiên sinh vừa đến nước Sở, đã có thể khiến nước Sở coi trọng như cửu đỉnh. Mao tiên sinh dựa vào ba tấc lưỡi, mà có thể mạnh hơn trăm vạn quân”. Thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh” chính là bắt nguồn từ điển cố này.

Cửu đỉnh là gì?

“Đỉnh” là một công cụ dùng để thờ cúng thần linh và tổ tiên, cũng có thể được sử dụng như một công cụ để đựng thức ăn. Đại Vũ sau khi trị thuỷ thành công, lập nên triều Hạ, chia thiên hạ làm chín châu, lần lượt là Ký, Duyện, Thanh, Kinh, Dương, Lương, Ung, Từ, Dự. Đồng thời thu thập đồng ở các châu, luyện thành Cửu đỉnh (9 đỉnh), trên mỗi đỉnh khắc núi sông, con người cảnh vật, đặc sản… của mỗi châu. Chín đỉnh tượng trưng cho 9 châu, cũng có nghĩa là thiên hạ.

Đại Vũ coi “Cửu đỉnh” là bảo vật để trấn quốc, là tượng trưng cho vương quyền của Thiên tử.

Đại Vũ coi “Cửu đỉnh” là bảo vật để trấn quốc, là tượng trưng cho vương quyền của Thiên tử. Nhưng “Đỉnh truyền quốc” này chỉ tồn tại được trong ba triều Hạ, Thương, Chu. Khi nước Tần diệt nước Chu, một chiếc đỉnh bị rơi xuống sông Tứ, còn tám chiếc đỉnh khác thì không rõ tung tích. Tần Thuỷ Hoàng và Hán Văn Đế từng tìm kiếm khắp sông Tứ để tìm chiếc đỉnh này, nhưng đều tốn công vô ích. “Cửu đỉnh” cứ thế bị mất tích thần bí như vậy.

Nước Tần khởi binh đến nước Chu đòi Cửu đỉnh

Cuối triều Chu, nước Tần đánh vào Đông Chu, yêu cầu hoàng thất nhà Chu giao cửu đỉnh. Vua nước Chu phái Đại phu (một chức quan) Nhan Suất đi xin nước Tề cứu trợ, đồng thời đồng ý giao cửu đỉnh cho nước Tề.

Nước Tề sau khi phái binh đẩy lùi quân Tần, chuẩn bị đòi lấy Cửu đỉnh. Nhan Suất vì muốn Tề vương từ bỏ ý định, liền hỏi Tề vương muốn vận chuyển Cửu đỉnh qua đường nào, kết quả là không có con đường nào phù hợp. Nhan Suất bèn nói trước kia sau trận Vũ vương phạt Trụ (trận Mục Dã) giành được Cửu đỉnh, để vận chuyển một đỉnh thì cần dùng chín vạn người, chín đỉnh tổng cộng là 81 vạn người, cho dù Tề vương có nhiều người như vậy, thì cũng không có con đường nào có thể vận chuyển về nước Tề. Cuối cùng Tề vương đành phải bỏ cuộc, cũng không nhắc đến chuyện vận chuyển Cửu đỉnh nữa.


Tần Vũ Vương nâng đỉnh mà chết

Thời Chiến Quốc sau khi Tần Vũ Vương hạ thành Nghi Dương, tiến thẳng vào Lạc Dương, Thiên tử nhà Chu đích thân ra nghênh tiếp. Tần Vũ Vương đi đến tông miếu (nơi thờ tổ tiên của vua) của hoàng thất nhà Chu, nhìn thấy Cửu đỉnh. Khi nhìn thấy đỉnh của Ung châu, liền mạnh miệng nói rằng muốn cùng đại lực sĩ Mạnh Thuyết thi nâng đỉnh, vì bản thân Tần Vũ Vương bẩm sinh sức lực phi phàm.

Sau khi ông dùng hết sức bình sinh để nâng đỉnh lên cao nửa thước, đột nhiên tay bị mất lực, chiếc đỉnh rơi xuống, hậu quả là rơi trúng chân của ông, khiến chân nát bấy, và chết ngay trong đêm đó.


Trong “Văn Tâm Điêu Long” quyển 18, Lưu Hiệp có nói rằng: “Một lời nói quý giá nặng hơn cửu đỉnh, ba tấc lưỡi hơn cả trăm vạn hùng binh”.

Mao Toại xuất ngôn, đã khiến Sở Vương xuất binh cứu Triệu. Lời nói của Nhan Suất đã thoái lui được thiên vạn địch quân, bảo hộ được cửu đỉnh. Thời Chiến Quốc binh mã loạn lạc, ‘nhất ngôn cửu đỉnh’ không chỉ yêu cầu trí tuệ đầy đủ, mà còn phải có đủ dũng khí. Tần Võ Vương dùng sức mạnh ngang ngược, cho rằng tự mình có thể đủ sức nâng đỉnh, kết quả chết nơi đất khách, trở thành trò cười cho thiên hạ.

Lam Sơn / Theo: ntdtv

KHÔN NINH CUNG (坤寧宫)

Cố Cung duy chỉ có một nơi âm khí nặng nề, đến cả du khách cũng kinh sợ

Trong Cố Cung ở Bắc Kinh có một nơi âm khí nặng nề, không người sinh sống, khiến người ta phải dừng bước khi đến đó. Người ta nói rằng căn nhà đó còn khiến cho những du khách cũng cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Trong Cố Cung ở Bắc Kinh có một nơi âm khí nặng nề, không người sinh sống, khiến người ta phải dừng bước khi đến đó. (Ảnh qua Starry Pacific)

Khi nói đến Cố Cung ở Bắc Kinh, mọi người thường nghĩ tới Tử Cấm Thành xưa, nơi mà các hoàng đế của triều Minh và triều Thanh từng sống, và là một nơi quan trọng tượng trưng cho nền văn hóa truyền thống phong phú. Những người hiểu biết về Cố Cung, có thể đếm được rõ các cung điện trong đó như điện Thái Hòa, điện Giao Thái, Khôn Ninh cung, Vĩnh Hòa cung…

Hoàng cung của triều đại Minh – Thanh

Cố Cung là hoàng cung của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, tổng cộng có 24 vị hoàng đế từng sống ở đây. Chiều dài của Cố Cung là 960 mét từ Bắc xuống Nam, rộng 760 mét từ Đông sang Tây, và có diện tích khoảng 720.000 mét vuông.

Trong kiến trúc hoàng gia này, có một trục Bắc-Nam chạy dọc cung điện, những người thợ xây thời nhà Minh đã dựa vào đặc điểm kiến ​​trúc cổ – 1 trục chạy dọc trung tâm, phía trước để lo việc triều chính, phía sau là nơi ngủ nghỉ. Ba đại điện là điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa, và 3 cung điện của hậu cung gồm có Càn Thanh cung, Giao Thái cung, Khôn Ninh cung cho vua và các phi tần ngủ nghỉ.

Mọi người thường tò mò, Tử Cấm Thành là một kiến trúc cổ to lớn và hoàn chỉnh nhất còn tồn tại ở Trung Quốc, vậy thì bên trong đó có tất cả bao nhiêu gian phòng?

Số lượng nhà trong Cố Cung theo như người dân bình thường được biết là 9999 hay là 9999,5 căn, đây là do dân chúng lấy số liệu từ bản vẽ thiết kế nơi ở của bậc đế vương mà Thái Tín đưa ra (Thái Tín: cựu Tổng giám đốc trang tin Fenghuang).

Theo sử liệu ghi chép, thì Cố Cung phải có hơn 10000 gian phòng, nhưng do mục nát, hỏa hoạn, sụp đổ và những thảm họa khác nhau, sau các dự án sửa chữa, trùng tu, thì kết luận hiện nay có hơn 9000 gian phòng.

Sau khi một nhóm các chuyên gia nghiên cứu về kiến ​​trúc cổ đã tiến hành khảo sát và thống kê toàn diện Cố Cung theo tiêu chuẩn kiến trúc “4 trục một gian” vào năm 1972, thì phát hiện có tổng cộng 980 cung điện và tòa nhà, và 8707 căn nhà, tổng tất cả là 9687 tòa.

Khôn Ninh cung không người ở

Khôn Ninh cung. (Ảnh qua wemedia.ifeng.com)

Thế nhưng trong số rất nhiều những ngôi nhà ở Cố Cung, lại có một cung điện không ai sống cả – đó là Khôn Ninh cung. Bắt đầu từ triều đại nhà Minh, thì Khôn Ninh cung luôn được dùng làm tẩm cung cho Hoàng hậu, cũng có nghĩa là, Hàng hậu sau khi được sắc phong sẽ sống tại Khôn Ninh cung cho đến khi qua đời.

Nếu như giữa chừng Hoàng hậu phải chuyển ra khỏi Khôn Ninh cung, thì thường do là “Hoàng đế băng hà”, vì vậy Hoàng hậu phải chuyển đến cung Thái Hậu ở, để cho Khôn Ninh cung được chào đón vị Hoàng hậu của Hoàng đế kế tiếp đăng cơ; tình huống khác là Hoàng hậu bị phế truất vương vị, cho nên bà ấy đương nhiên là phải rời khỏi Khôn Ninh cung.

Vậy thì, tại sao vốn là một trong ba cung điện quan trọng nhất hoàng cung, mà Khôn Ninh cung lại không có người sinh sống? Khôn Ninh cung từng là tẩm cung của hoàng hậu thời nhà Minh, làm sao mà nó lại trở thành một nơi ảm đạm như vậy? Chẳng lẽ là bởi vì Châu Hoàng hậu của vua Sùng Trinh từng tự sát ở đây? Thực tế thì mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó.

Một gian phòng trong Khôn Ninh cung. (Ảnh qua 北京旅游网)

Chữ “Khôn Ninh” trong Khôn Ninh cung được lấy từ địa thế Khôn của quẻ “Khôn” trong “Chu dịch”, mang ý nghĩa quân tử dùng đức dày để nâng đỡ vạn vật, và trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Trời hợp nhất sẽ thanh trong, đất hợp nhất sẽ an ninh”, vì thế chữ “Khôn Ninh” mang ý nghĩa “Khôn địa ninh định” (mặt đất yên ổn).

Khôn Ninh cung được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420) thời nhà Minh, nó đã trải qua hai lần hỏa hoạn vào năm Chính Đức thứ 9 (năm 1514) và năm Vạn Lịch thứ 24 (năm 1596), sau đó được trùng tu vào năm Vạn Lịch thứ 33 (năm 1605) và năm Thuận Trị đầu tiên của triều nhà Thanh (năm 1645).

Khôn Ninh cung nằm ngay phía sau điện Giao Thái, nó là tẩm cung của Hoàng hậu vào thời nhà Minh, nhưng trong thời nhà Thanh, thì chỉ có Hoàng hậu của vua Khang Hy dùng nó làm tẩm cung, còn Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị và Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hổ Lộc Thị của vua Khang Hy đều qua đời tại Khôn Ninh cung này.

Ngoài Hoàng hậu của vua Khang Hy ra, thì các vị Hoàng hậu của vua Đồng Trị, vua Quang Tự cũng từng sống tại Khôn Ninh cung từ sớm. Vua Đồng Trị và vua Quang Tự còn sống tại đây vài ngày sau ngày cưới nữa.

Tuy nhiên, Khôn Ninh cung được sử dụng chủ yếu như là một nơi cúng tế. Vào năm Thuận Trị thứ 12 (năm 1655), sau khi xây dựng lại Khôn Ninh cung giống như Thanh Ninh cung, thì Khôn Ninh cung cũng trở thành nơi cúng tế của Tát Mãn giáo (tên gọi một loại tín ngưỡng dân gian).

Mặc dù Khôn Ninh cung đã trở thành một nơi cúng tế, nhưng bởi vì nó thuộc về hoàng gia, cho nên bất luận là về kiến ​​trúc, vật bày trí hay các thiết bị nội thất đều vô cùng lộng lẫy. Cho dù Hoàng hậu không còn sử dụng Khôn Ninh cung, thì vị trí của nó trong số các cung điện vẫn khó mà lung lay, cũng không vì thế mà bị suy thoái.

Từ giữa thời nhà thanh, các hoàng hậu không còn sử dụng Khôn Ninh cung. (Ảnh qua 快报)

Thời vua Ung Chính, ông đã chuyển đến sống ở Dưỡng Tâm điện, là nơi cư trú yêu thích của rất nhiều đời vua. Khôn Ninh cung cũng vì từ lâu đã trở thành nơi cho Tát Mãn giáo thực hiện cúng tế nên đã không còn làm nơi sinh sống của Hoàng hậu nữa. Vì vậy, trong phim “Hoàn Châu cách cách” có đề cập đến Khôn Ninh cung là nơi ở của Hoàng hậu là không đúng sự thật.

Sau khi Khôn Ninh cung trở thành một nơi cúng tế, qua một thời gian lâu, nơi này vì không có người sống đã trở nên âm u tịch mịch kinh người. Vì vậy, có lời đồn rằng khi khách du lịch bước vào Khôn Ninh cung sẽ liền cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Tuệ Tâm

HỌC SINH NHẬT BẢN: DƯỚI 10 TUỔI KHÔNG CẦN THI CỬ, NHÂN PHẨM QUAN TRỌNG HƠN THÀNH TÍCH

Định hướng là mấu chốt quyết định thành công của mọi vấn đề, cũng tựa như làm người, ta chọn thiện lương hay tài trí, chọn của cải tiền tài hay đạo đức. Nước Nhật đã chọn nhân phẩm thay vì thành tích để giáo dục trẻ nhỏ.


Hãy xem 6 đặc điểm hệ thống giáo dục Nhật Bản đào tạo trẻ em.

1. Lễ độ quan trọng hơn thành tích

Đối với học sinh tiểu học Nhật Bản, trẻ em dưới 10 tuổi đi học không cần phải thi cử, chỉ có hình thức trắc nghiệm nho nhỏ mà thôi.

Người Nhật cho rằng không thể lấy thành tích học tập của trẻ ở trường để đánh giá học sinh. Điều quan trọng chính là bồi dưỡng lễ độ cho trẻ nhỏ để các em có nền tảng vững chắc phát triển nhân phẩm sau này. Học cách tôn trọng người khác, hoà mình với thiên nhiên, thiện lương nhân hậu đối đãi mọi người mới là điều mấu chốt.
 
2. Trường học không có nhân viên vệ sinh hay tạp vụ

Trong các trường học tại Nhật Bản, hầu như rất ít trường học có nhân viên vệ sinh. Các trường học đều để học sinh tự làm. Mục đích chính là để các em có tính tự lập, trách nhiệm và bồi dưỡng tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng hơn nữa chính là dạy cho các em biết trân quý môi trường sinh sống của mình.

Trong các trường học tại Nhật Bản, hầu như rất ít trường học có nhân viên vệ sinh. Các trường học đều để học sinh tự làm. (Ảnh: Shutterstock)

3. Xem trọng bữa ăn dinh dưỡng, bữa ăn trưa

Tại Nhật Bản, trong tất cả các trường học từ trung học trở xuống, bữa ăn trưa tại trường đều được các đầu bếp có chuyên môn đạt chuẩn thực hiện, rau củ quả và các thức ăn đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa vào chế biến, đảm bảo học sinh ăn vào có đầy đủ dinh dưỡng và an toàn khỏe mạnh.

4. Học thư pháp truyền thống và thơ ca

Không thể quên đi văn hoá tốt đẹp của truyền thống, tại trường học vẫn còn bảo lưu những giá trị tinh hoa của văn hoá xưa.

Như vậy, ngoài việc có thể bảo tồn và truyền thừa văn hoá truyền thống còn có thể giáo dưỡng tâm thái cho trẻ tôn trọng văn hoá của dân tộc.

5. Tỷ lệ học sinh vắng mặt chỉ chiếm 0.01%

Học sinh Nhật Bản hiếm khi nghỉ học hoặc đi muộn. 90% học sinh khi đến lớp đều chú ý nghe giảng, không phân tâm làm việc khác. Kỳ thực điều này cũng là một loại phong thái cần được giáo dưỡng từ bé, thầy cô cần phải bỏ công sức rất nhiều mới làm được.

Học sinh Nhật Bản hiếm khi nghỉ học hoặc đi muộn. 90% học sinh khi đến lớp đều chú ý nghe giảng, không phân tâm làm việc khác. (Ảnh: Shutterstock)

6. Lựa chọn nghiêm ngặt đầu vào đại học

Trên thực tế, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn được thi vào đại học ở Nhật chỉ chiếm 70% – 80%. Đối với người Nhật, họ không chấp nhận những học sinh không đủ năng lực tiếp tục học tiếp lên đại học mà để cho các em sớm bước vào xã hội để trưởng thành thêm. Không đủ tiêu chuẩn lại để cho họ tiếp thì chỉ có lãng phí thời gian và tiền của, chi bằng bước vào đời sớm hơn vẫn là tốt nhất cho cả hai, nhà trường và học sinh.

Nguồn: ntdvn

TÌNH NGƯỜI CHỚ BẢO NHƯ XUÂN ĐẸP

"Tình người chớ bảo như xuân đẹp,
Chỉ sợ thu sang gió lạnh lùng."


Nguồn: Tăng Quảng Hiền Văn

TÌM THẤY TUNG TÍCH VIÊN DẠ MINH CHÂU GẦN 3000 TỶ ĐỒNG TRONG MIỆNG TỪ HI THÁI HẬU: THÌ RA NẰM TRONG TAY ÔNG TRÙM NÀY!

Một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhất lịch sử Trung Hoa vừa mới được làm sáng tỏ.


Lịch sử phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai người phụ nữ khét tiếng, một người là nữ hoàng đế làm đảo điên vương triều - Võ Tắc Thiên, người còn lại là Từ Hi Thái hậu nổi tiếng xa hoa dẫn tới sự sụp đổ của một triều đại.

Mặc dù trên danh nghĩa, sự nghiệp cầm quyền của Từ Hi Thái hậu không kéo dài, tầm ảnh hưởng cũng không thể sánh với Võ Tắc Thiên, song nhân vật lịch sử này lại để lại rất nhiều bảo vật, câu chuyện lưu truyền cho dân gian viết sử.

Trước khi Từ Hi Thái hậu qua đời, bà được chẩn đoán mắc bệnh kiết lỵ. Lão Phật gia uống bao nhiêu thuốc thang bệnh tình cũng không thể thuyên giảm, mất nước và máu rất nhiều. Từ Hi Thái hậu dường như ý thức được cái chết đang cận kề, bà lệnh cho thái giám thân cận là Lý Liên Anh mang tới viên dạ minh châu rồi dặn dò khi bà qua đời phải đưa viên ngọc cho bà ngậm.

Đám tang xa hoa của Từ Hi Thái hậu. Ảnh: Telegraph

Từ Hi Thái hậu qua đời năm Quảng Hưng thứ 34 của triều đại nhà Thanh tức năm 1908. Quy mô đám tang của vị thái hậu được đánh giá là hoành tráng bậc nhất trong lịch sử, tuy không phải hoàng đế nhưng còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.

Đúng như di nguyện, một viên dạ minh châu sáng lóa, to bằng quả trứng được đặt trong miệng Từ Hi Thái hậu khi bà nằm trong quan tài. Song viên ngọc này lại sớm bị tên lãnh chúa quân phiệt Tôn Điện Anh lấy đi trong lần hắn cướp phá lăng mộ Thanh Đông lăng năm 1928.

Viên dạ minh châu huyền thoại

Dạ minh châu là cách gọi chung của các loại đá quý có khả năng phát sáng trong bóng tối, những viên đá này được vua chúa, hoàng thất Trung Hoa đặc biệt yêu thích.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Chunyun Wang năm 2004, viên ngọc trong miệng Từ Hi Thái hậu thực chất là một viên kim cương thô 787,28 carat, giá trị xấp xỉ 810.000 NDT (tương đương 2,86 tỷ đồng).

Tung tích viên dạ minh châu của Từ Hi Thái hậu là một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Trong hồi ức của kẻ trộm táo tợn Tôn Điện Anh, viên dạ minh châu của Từ Hi được miêu tả là "bị tách ra làm hai miếng, ghép lại thành một quả cầu, khi tách ra thì có ánh sáng trong suốt, lúc ghép lại thì tỏa ra ánh sáng màu xanh lá cây, ban đêm đứng cách trăm thước vẫn có thể soi rõ từng sợi tóc…"

Viên ngọc quý này được cho là có tác dụng bảo quản thi thể lão Phật gia bởi khi Tôn Điện Anh lấy viên ngọc khỏi miệng, thân xác Từ Hi bắt đầu bị phân hủy nhanh chóng. Song giả thuyết này nhanh chóng bị giới khoa học bác bỏ vì thi thể Thái hậu phân hủy là do tiếp xúc với không khí đột ngột chứ không liên quan tới viên ngọc.

Tung tích viên minh châu

Tôn Điện Anh sau khi cướp bóc được kho báu từ Thanh Đông lăng đã phải tẩu tán, chia chác cho nhiều thế lực khác nhau để "chạy tội". Viên dạ minh châu được đã được tên này đem tặng cho phu nhân Tống Mỹ Linh. Tương truyền rằng Tống Mỹ Linh đã dùng viên minh châu quý hiếm ấy đã đính trên giày của mình.

Sau này khi binh biến nổ ra, viên dạ minh châu chính thức bị thất lạc. Suốt hàng trăm năm, không ai biết viên ngọc quý đang nằm ở đâu.

Chỉ đến mới đây, viên dạ minh châu mới được xác nhận là đang nằm trong tay gia tộc Rockefeller giàu có tại Mỹ. Theo Sohu, viên ngọc không rõ bằng cách nào đã được đưa đến tay ông trùm đế chế giàu mỏ John D. Rockefeller - người được ví như ông vua dầu mỏ, người thắp sáng nước nước Mỹ nửa cuối thế kỷ 19.

John D. Rockefeller từng là người giàu nhất thế giới và cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ Hoa Kỳ. Ảnh: History

Sau khi John D. Rockefeller qua đời, bảo vật được đặt trong bảo tàng riêng của gia đình Rockefeller đến ngày nay.

Gia đình này cũng đã đi xác minh nguồn gốc cho viên dạ minh châu. Kết quả cho thấy đây là viên kim cương từ đế quốc Mogul (nằm ở Tiểu lục địa Ấn Độ), viên ngọc đã đến Trung Quốc như một cống phẩm cho Hoàng đế Càn Long và thuộc về hoàng thất nhà Thanh từ đó.

Nguồn: Sohu

Wednesday, December 29, 2021

KHIẾP VÍA VỚI MÓN SÂU MUỒNG SỐNG Ở TÂY NGUYÊN

Khi thấy tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống, ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành..


Sâu “nhảy dù” trêu người

Cứ vào đầu mùa mưa các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân khiến họ lo lắng. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau sâu sinh sôi nảy nở đến chóng mặt và có mặt ở khắp các cành cây ngọn lá.

Rảo bộ trên những con đường nhỏ của miền quê nghèo Krông Ana (Đắk Lắk), nhìn những hàng cây mới hôm nào còn xanh rì, giờ đã bị sâu ăn trụi lá.

Lưu thông trên những con đường có cây muồng, nhiều người sẽ giật mình bởi sâu bu cây "nhiều như giặc". Sâu trên các cành cây, tán lá như đánh đu trêu ngươi người đi đường. Thỉnh thoảng những chú sâu “thả dù” nhảy tõm vào đầu người, nhất là sâu nhảy dù vào tóc thiếu nữ làm họ hét toáng lên và kinh hãi.

Ở vùng đất Tây Nguyên, mùa này người dân bắt đầu nỗi lo cảnh sâu tàn phá cây cối. Cây cối đang xanh tốt chỉ sau vài ngày sâu về làm tổ đã sạch bóng không còn một chiếc lá, lộ ra chỉ còn thân cây gầy guộc, mỏng manh.

Cảnh sâu “nhảy dù” bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi. Sâu nhiều vô kể, những ai đi ra đường không đội nón sẽ bị sâu “hỏi thăm” là lẽ thường.

Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình.

Sợ nhất vẫn là các nữ sinh trên đường đi học, đang tung tăng vui cười bỗng từ trên trời rơi xuống chú sâu làm họ phát hoảng cứ như ai ném đá mình.

Bạn Nguyễn Thị Dung trường THPT Y Jut kể lại: “Mấy ngày xin nghỉ học về quê có việc gặp lại tay bắt mặt mừng ôm nhau thắm thiết. Khi người này ôm người kia và thấy sâu bò ngang vai, trên những vạt áo của bạn mình rồi lăn đùng ngất xỉu tại lớp học. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và rất hốt hoảng. Khi nữ sinh này tỉnh lại và được hỏi vì sao sợ hãi đến ngất xỉu thì người này chỉ vào áo người kia kêu to “sâu…sâu”.

Lấy độc trị độc

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng không khả quan, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp “lấy độc trị độc”. Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình. Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.

Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.

"Lúc đầu khi mới ăn sâu không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như vậy. “Giặc lá” chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau”, anh Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.

Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến những cây muồng bắt sâu đem về ăn.

Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ. Anh bạn đi bên tôi thủ thỉ: không khéo sau này sâu lại là đặc sản của nhà hàng. Lúc ấy người sẽ không còn sợ sâu nữa mà sâu lại phải sợ người ấy chứ.

Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng.

Một anh chàng người Êđê hớn hở cầm trên tay một chiếc rổ nhỏ, lại gần mới biết là rổ sâu nói: “Thức ăn trưa của gia đình tôi đấy”. Thế rồi, anh chàng huyên thuyên với tôi về cách chế biến cũng như hương vị khi ăn “giặc lá”.

Theo anh này, có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng, ai thích cảm nhận hương vị bùi của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo nhậy của nó. Tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống thì ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành.

Thế nhưng, một đứa bé đi cùng thấy vậy cũng bắt chước ăn sống sâu ngon lành. Ngon không thấy đâu mà chỉ một lúc sau thấy bụng sôi cồn cào, “sóng” trong bụng liên tục trỗi dậy hỏi ra mới biết bị “sâu tào tháo” đuổi.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc ăn côn trùng không còn xa lạ. Năm 2011, Liên minh châu Âu (EU) quyết định đầu tư khoảng 4 triệu USD cho dự án khuyến khích người dân ăn những loại côn trùng trong bữa ăn hàng ngày nhằm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Hiện nay có tới hơn 1.700 loại côn trùng có thể ăn được trên hành tinh. Kiến, sâu, nhộng tằm, dế, cào cào, châu chấu và cả bò cạp, đó là những loại côn trùng phổ biến đang được 2,5 tỷ người ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh tiêu thụ thường xuyên.

Vào năm 2020, người dân có thể mua côn trùng tại các siêu thị. Và sẽ chẳng có gì đáng kinh ngạc khi côn trùng được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày như thịt các loài gia cầm, gia súc khác.

Theo Đất Việt/Infonet



TẠI SAO NÓI LỄ GIÁNG SINH KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY SINH CỦA ĐỨC CHÚA GIÊSU?

Theo nghiên cứu văn bản, “Lễ Giáng Sinh hoàn toàn không phải là ngày sinh của Chúa Giêsu, và thậm chí Lễ Giáng Sinh không liên quan gì đến sự ra đời của Chúa Giêsu?” Vậy đâu mới là sự thật về ngày Giáng sinh và sự ra đời của Đức Chúa Jesus?


Người ta thường tin rằng sau Công nguyên và Giáng sinh đều liên quan đến sự ra đời của Đức Chúa Giêsu. Niên đại sau Công nguyên được chia thành năm đầu tiên (năm 1 sau Công nguyên) khi Đức Chúa Giêsu được sinh ra, và Giáng sinh là một ngày để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu văn bản, Đức Chúa Giêsu hoàn toàn không được sinh ra vào năm 1 sau Công nguyên, và Lễ Giáng Sinh hoàn toàn không phải là ngày sinh của Chúa Giêsu, và thậm chí Lễ Giáng Sinh không liên quan gì đến sự ra đời của Chúa Giêsu.

Nhân dịp lễ Giáng sinh, hãy cùng mọi người thảo luận và tìm hiểu về sự ra đời của Chúa Giêsu.

Chúng ta có thể tìm thấy những ghi chép về sự ra đời của Đức Chúa Giêsu trong “Kinh thánh”: Khoảng 2.000 năm trước, Chúa Giêsu được sinh ra trong một máng cỏ ở Bethlehem, lúc này, trên bầu trời xuất hiện một hiện tượng thiên thể kỳ lạ, đó là trên bầu trời đêm xuất hiện một ngôi sao sáng và lớn, soi sáng thành Bethlehem, ngôi sao này được các thế hệ sau gọi là “Ngôi sao của Bethlehem”.

Sau khi nhìn thấy khải tượng này, một số nhà thông thái chiêm tinh từ phương Đông (ba nhà thông thái của phương Đông) biết rằng một vị Thánh, vua của người Do Thái trên trời, đã được sinh ra trên thế gian. Vì vậy, họ theo khải thị từ “Ngôi sao của Bethlehem” và đến phía Đông Jerusalem.

Khi ấy, Herodes Đại đế, người được Hội đồng Trưởng lão La Mã chọn làm Vua Do Thái, nghe tin này thì ghen tức, bèn triệu ba nhà thông thái phương Đông đến để tìm đứa bé thần thánh, và yêu cầu họ nói cho ông ta biết khi họ tìm thấy đứa bé được sinh ra.

Sau đó, ba nhà thông thái đã theo sự hướng dẫn từ "Ngôi sao của Bethlehem" và tìm thấy Đức Chúa Giêsu mới sinh và tặng lễ vật cho họ. Cùng lúc đó, ba nhà thông thái nhận được khải thị của Đức Chúa trong giấc mơ, yêu cầu họ không nói cho Herodes Đại đế biết Thánh nhi đang ở đâu, nên họ không quay lại gặp Herodes Đại đế mà lặng lẽ trở về bằng con đường khác.

Herodes Đại đế không thể chờ sự trở lại của ba nhà thông thái, ông ta tức giận và giết tất cả những đứa trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi xung quanh Bethlehem.

Ba nhà thông thái theo khải thị từ “Ngôi sao của Bethlehem” tới thăm Chúa Hài Đồng Giêsu giáng sinh. (Ảnh: wikimedia)

Từ những ghi chép này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Giêsu được sinh ra trước khi Herodes Đại đế qua đời. Theo nhà sử học Do Thái Josephus, Herodes Đại đế mất trước Lễ Vượt Qua vào năm AUC750 (năm thành lập thành phố La Mã), tức là vào khoảng tháng 4 năm 4 trước Công nguyên. Theo manh mối này, Đức Chúa Giêsu sinh ra trước năm 4 trước Công nguyên.

Vì vậy, thật sai lầm khi nghĩ rằng Đức Chúa Giêsu được sinh ra vào năm đầu tiên sau Công nguyên.

Năm 525 sau Công nguyên, Giáo hoàng John I ra lệnh cho Dionysius phát triển lịch chuẩn cho giáo hội phương Tây, bắt đầu từ năm sinh của Chúa Giêsu là năm đầu tiên, được gọi là sau Công nguyên.

Ban đầu, kỷ nguyên sau Công Nguyên sử dụng năm Chúa Giêsu được sinh ra là năm 1 sau Công Nguyên. Nhưng khi Dionysius tạo ra niên đại sau Công Nguyên, ông đã tính sai và tính sai năm sinh của chúa Jesus nên mới xảy ra vấn đề này.

Tranh vẽ Đức Chúa Giêsu Giáng sinh, họa sĩ Agnolo Bronzino (1503–1572). (Ảnh: wikimedia)

Vậy Đức Chúa Giêsu sinh ra vào năm nào?

Theo Hoàng Tử Gia, cựu hiệu trưởng của Chủng viện Thần học Phúc âm Trung Quốc, tin rằng sự ra đời của Chúa Giêsu rất có thể là vào năm 5 trước Công nguyên. Lý do là:

Phúc âm Giăng 2: 13-20 ghi lại rằng Đức Chúa Giêsu lên Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) để cử hành Lễ Vượt Qua lần đầu tiên, tức là đã 46 năm kể từ khi Herodes Đại đế xây dựng đền thờ.

Nhà sử học Josephus ghi lại rằng Herodes Đại đế bắt đầu xây dựng đền thờ vào năm 20-19 trước Công nguyên, tính từ năm 20 trước Công nguyên, năm thứ 46 là năm 27 trước Công nguyên, điều này cho thấy sự việc được ghi lại trong Phúc âm Giăng là sự việc đã xảy ra vào Lễ Vượt Qua năm 27 sau Công nguyên.

Do đó, Đức Chúa Giêsu lẽ ra phải chịu Phép Báp Têm và bắt đầu truyền Đạo khoảng nửa năm trước Lễ Vượt Qua vào năm 27 sau Công Nguyên, khoảng cuối năm 26 sau Công Nguyên.

Độ tuổi mà các linh mục Do Thái hoặc các thành viên của Tòa Công Luận bắt đầu đủ điều kiện làm việc là 30 tuổi, vì vậy người ta ước tính rằng Đức Chúa Giêsu là 30 tuổi vào năm 26 sau Công Nguyên. Theo cách này, Đức Chúa Giêsu được sinh ra vào năm 5 trước Công Nguyên.

Các mục đồng chiêm bái Chúa Hài Đồng Giêsu, tranh vẽ của Gerard van Honthorst, 1622. (Ảnh: wikimedia)

Đây là ngày sinh của Đức Chúa Giêsu được suy luận từ các ghi chép lịch sử phương Tây, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số người đã tìm thấy bằng chứng ghi chép về sự ra đời của Đức Chúa Giêsu từ lịch sử Trung Quốc.

Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có ghi chép đầy đủ về lịch sử và các hiện tượng thiên văn. Kể từ thời nhà Chu, lịch sử và các hiện tượng thiên văn của các triều đại Trung Quốc được ghi chép gần như đầy đủ, có một không hai trên thế giới. Lịch sử của các quốc gia khác trên thế giới hầu hết đều không đầy đủ, đó là lý do gây ra tình trạng mơ hồ lịch sử và sai sót tính toán này.

Có thể thấy từ những ghi chép của “Kinh thánh” rằng đã có một khải tượng khi Đức Chúa Giêsu được sinh ra, tức là một ngôi sao lớn và sáng đột nhiên xuất hiện trên bầu trời đêm, chiếu sáng buổi sáng của Bethlehem, đã hướng dẫn ba nhà thông thái phương Đông đi tìm Đức Chúa Giêsu suốt một quãng đường dài. Ngôi sao này được các thế hệ sau gọi là “Ngôi sao của Bethlehem” hay “Ngôi sao Giáng sinh”.

Vào thời kỳ đầu, trong các bức tranh vẽ của các nhà thờ phương Tây, “Ngôi sao của Bethlehem” xuất hiện dưới hình dạng một sao chổi đuôi dài.

Nó được ghi lại trong "Hán Thư-Thiên Văn Chí" rằng vào tháng 2 năm Kiến Bình thứ 2 thời Hán Ai Đế, sao chổi xuất hiện trong hơn 70 ngày.

Trong thời kỳ Hán Vũ Đế, "Lịch Thái Sơ" đã được ban hành, lấy Dần Nguyệt là tháng đầu tiên của Hoàng Lịch. Vào tháng 2 năm Kiến Bình thứ 2 thời Hán Ai Đế Ai, đã hoán chuyển thời gian từ ngày 9 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 5 trước Công nguyên. Điều này hoàn toàn giống với năm sinh của Đức Chúa Giêsu được tính toán dựa trên lịch sử phương Tây. Hơn nữa, ghi chép về hiện tượng thiên văn này hoàn toàn phù hợp với ghi chép về “Ngôi sao của Bethlehem” trong Kinh thánh.

Giáo sư sử học Đài Loan Hoàng Nhất Nông tính toán theo phần mềm mô phỏng thiên văn rằng Sao chổi Altair được nhìn thấy vào năm Kiến Bình thứ 2, một giờ trước khi mặt trời mọc, có thể được nhìn thấy ở khoảng 30 hoặc 40 độ so với đường chân trời từ Đông Nam xuống Nam. Vào thời điểm này nó là điểm phân cực, và thời gian mặt trời mọc vào khoảng 6 giờ sáng, tức là thời điểm sao chổi này được các nhà thiên văn thời Tây Hán quan sát lần đầu tiên là 5 giờ sáng.

Vị trí ngắm sao vào thời Tây Hán là kinh đô Tây An, Đức Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, hai vĩ độ này rất gần nhau, cả hai vĩ độ đều hơn 30 độ vĩ Bắc nên vị trí của sao chổi là tương tự nhau. Theo kinh độ giữa hai nơi có thể xác định được thời gian chênh lệch khoảng 5 giờ.

Do đó, dựa trên các dữ liệu lịch sử trên, có thể khẳng định rằng Đức Chúa Giêsu sinh ra vào năm 5 trước Công nguyên. Giờ đây, chúng ta đã biết năm sinh của Đức Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không biết ngày sinh của Đức Chúa Giêsu là khi nào.

Đức Chúa Hài Đồng Giêsu giáng sinh, họa sĩ Botticelli, năm 1473–1475. (Ảnh: wikimedia)

Tiếp theo, hãy nói về mối liên hệ giữa Lễ Giáng sinh và ngày sinh của Đức Chúa Giêsu.

Cơ đốc giáo ban đầu không có Giáng sinh, ghi chép sớm nhất về Giáng sinh đến từ nhà thần học Clement của Alexandria vào khoảng năm 200 sau Công nguyên.

Ghi chép của Clement cho biết rằng một số nhà thần học Ai Cập không chỉ tò mò quá mức về năm sinh của Đức Chúa Giêsu mà còn cả ngày sinh của Ngài. Họ đặt ngày sinh là ngày thứ 25 của Pachon trong năm thứ 28 của triều đại Augustus (tức là ngày 20 tháng 5 theo lịch Gregory).

Mãi cho đến Công đồng Nicea đầu tiên vào năm 325 sau Công nguyên, nhà thờ của Alexandria mới ấn định ngày lễ Giáng sinh.

“Kinh thánh” không ghi lại ngày sinh của Đức Chúa Giêsu, và vẫn không thể biết chính xác ngày sinh của Chúa Giêsu.

Vì vậy, nhiều ngày khác nhau đã được đưa ra là ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Chúa Giêsu trong lịch sử, nhưng cuối cùng, người ta thường ‘chấp nhận’ ngày 25 tháng 12 là ngày tưởng nhớ Đức Chúa Giêsu.

Tại sao lại lấy ngày này làm ngày kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu? Có các giải thích sau:

Trong thời đế quốc La Mã, chủ nghĩa Mithra rất phổ biến, họ thờ Thần Mithra, Thần Mặt trời. Ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày mà những người theo chủ nghĩa Mithra kỷ niệm ngày sinh của Mithra, và họ tin rằng ngày này là sinh nhật của Mithra.

Mithra được coi là Thần Mặt trời, chỉ sau ngày Đông chí, độ dài của ngày và thời gian có nắng sẽ tăng dần vào thời điểm này trong năm.

Cơ đốc giáo đã bị đế quốc La Mã đàn áp dã man, và nó không được phép truyền bá. Mãi cho đến năm 313 sau Công Nguyên, khi các hoàng đế La Mã Constantine I và Lisini ban hành “Sắc lệnh Milan” nổi tiếng ở Milan, Ý, chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo kéo dài 300 năm và tạo điều kiện cho Cơ đốc giáo được phát triển nhanh chóng.

Năm 380 sau Công Nguyên, Đế chế La Mã ban hành Sắc lệnh Thessaloniki, kể từ đó, Cơ đốc giáo chính thức được coi là quốc giáo, có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới phương Tây.

Có thể nói, với sự hỗ trợ đắc lực của Constantine Đại đế, Thiên chúa giáo đã phát triển nhanh chóng. Nhưng thời kỳ đó, Mithraism cũng phát triển đến thời hoàng kim nên 2 tôn giáo ‘cạnh tranh’ về tín đồ, phải đến khi Hoàng đế La Mã Theodosius ban hành lệnh cấm vào năm 391 thì Mithraism mới dần biến mất.

(Chú thích: Mithraism, còn được gọi là huyền bí Mithraic, là một tôn giáo huyền bí của người La Mã tập trung vào thần Mithras - hay Mithra.)

Do đó, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng trong thời kỳ đó, nhà thờ Thiên chúa giáo sơ khai đã cố tình chọn ngày này để thu hút người ngoại giáo tham gia vào tôn giáo nhiều hơn, tức là đã cố tình chọn ngày sinh của Mithra là Lễ Giáng sinh.

Ví dụ, nhà thần học nổi tiếng của Đế chế La Mã, Saint Augustine thành Hippo, đã chỉ ra rằng Giáng sinh có mối liên hệ ‘khó chịu’ với ngày lễ của người ngoại giáo. Sau khi ngày này trở thành phong tục quốc gia, thì ngày lễ Giáng sinh không thể thay đổi được nữa.

Cao Nguyên
Theo Lý Đạo Chân - Vision Times
Link tham khảo: